RSS

Úc lên kế hoạch để đối phó với thời tiết khắc nghiệt trong tương lai

08:00 09/02/2019

Với nạn cháy rừng, lốc xoáy và lũ lụt hàng nãm cùng với nền kinh tế thịnh vượng và ổn định, Úc nằm trong top 10 thế giới về thiệt hại kinh tế do thiên tai gây ra.  

Kết quả hình ảnh cho Úc lên kế hoạch để đối phó với thời tiết khắc nghiệt trong tương lai

Và khi phần lớn đất nước chiến đấu với cháy rừng và lũ lụt, các chuyên gia cho rằng đã đến lúc bắt đầu lên kế hoạch tốt hơn để có sự chuẩn bị khi đối mặt với điều kiện thời tiết khắc nghiệt trong tương lai, nhằm giảm bớt những tổn thất về tính mạng con người và tài sản trong những năm tới.

Ở Úc, thiên tai là mối đe dọa quanh năm.

Cháy rừng, hạn hán, nhiệt độ tăng cao, lốc xoáy và lũ lụt tàn phá khắp đất nước, với một số các mối thiên tai thường xảy ra đồng thời ở các khu vực khác nhau ở cùng một thời điểm.

John Bates, từ Trung tâm nghiên cứu hợp tác nguy hiểm tự nhiên của Bushfire và thiên tai, cho biết thảm họa thiên nhiên đang xảy ra thường xuyên hơn và kéo dài hơn khi chúng xảy ra.

Ông nói rằng nó đang gây thiệt hại cho các đội phản ứng khẩn cấp.

Những gì chúng ta đang thấy là mối nguy hiểm tự nhiên xảy ra đang bắt đầu tăng và sự kéo dài hơn của các mùa đồng nghĩa với việc các tài nguyên thiên nhiên đang giảm đi.

Ông Bates nói rằng việc lập kế hoạch cho các thảm họa tự nhiên trong tương lai cần liên quan đến các nỗ lực tãng cường các nguồn lực khẩn cấp. 

“Chúng ta cần đặt ra một lực lượng bảo vệ môi trường và tiếp tục bổ sung nguồn nhân lực. Hãy nhìn vào nhóm tình nguyện viên lúc này, xem họ đến từ đâu vì hiện tại lực lượng lao động tình nguyện vì môi trường đang già đi. Và các cõ quan trên toàn quốc đang xem xét những gì họ có thể làm và làm thế nào họ có thể tiếp tục thu hút và giữ chân những tình nguyện viên mới.”

Elizabeth Mossop đã sống sót qua cõn bão Katrina và hậu quả của nó để lại khi nó tấn công Bờ biển vùng Vịnh của Hoa Kỳ vào nãm 2005.

Hiện đang bà sống ở Úc, bà là Trưởng khoa Kiến trúc Thiết kế và Xây dựng tại Đại học Công nghệ Sydney.

Bà nói rằng các cõ quan chức năng, doanh nghiệp và bệnh viện cần phải chuẩn bị cơ sở hạ tầng ngay bây giờ cho các sự kiện thời tiết trong tương lai và tìm mọi cách để giảm thiểu khả năng phá hủy chúng khi cơn bão đến. 

 “Chúng ta thực sự cần xây dựng chúng trong lối suy nghĩ của mình nhý một phần của công việc thường lệ. Khi bão và lũ lụt trở nên thýờng xuyên hõn và khó dự đoán hơn với tác động của biến đổi khí hậu, chúng ta phải suy nghĩ về việc lập kế hoạch đối phó với thiên tai mọi lúc. Chúng ta cần suy nghĩ về việc lập kế hoạch và quy hoạch cho thành phố của mình. Vì vậy, chúng ta trong những thiết kế và quy hoạch phải làm sao cho thành phố này chắc chắn và an toàn hơn khi có thiên tai xảy ra.”

Người dân ở phía bắc Queensland đã bắt đầu một năm với những cơn mưa, gió mùa là nguyên nhân gây ra lũ lụt kỷ lục.

Cơn mưa lớn đã khiến các nhà chức trách đưa ra thông báo nói rằng lũ lụt của đập Ross River đã tự động mở đến mức tối đa, làm ngập khoảng 2.000 ngôi nhà.

Giáo sư Jamie Pittock, làm việc tại Viện Môi trường và Xã hội thuộc Đại học Quốc gia Úc, cho biết các quyết định tồi tệ liên quan đến việc phát triển bất động sản ở các khu vực dễ bị lũ lụt đang chống lại những nỗ lực của các dịch vụ khẩn cấp.

Các dịch vụ khẩn cấp của chúng tôi thực hiện một công việc tuyệt vời là chuẩn bị các kế hoạch quản lý những cơn lũ lớn. Thật không may, đôi khi một việc làm tốt lại bị gián đoạn bởi những quy hoạch sử dụng đất xấu, bởi chính các cơ quan chính quyền nhà nước đã cấp phép cho những dự án tệ hại. 

Ông nói rằng một số cư dân đang trong tình trạng khẩn cấp khi phải sống trong vùng có nguy cơ cao bị thiên tai.

"Các tiểu bang thường cho phép phát triển nhà ở giá rẻ trên vùng đất đồng bằng ngập nước. Và, thật kỳ lạ, thường các cơ sở như chãm sóc người già hoặc trung tâm mầm non được đặt trên vùng đất rẻ nhất, dễ bị lũ lụt nhất.”

Chính phủ New South Wales đã đề xuất kế hoạch nâng chiều cao của các đập có trữ nước lớn của Sydney, đập Warragamba ở Blue Mountains, được nâng cao thêm 14 mét.

Sáng kiến này đang được thúc đẩy như một biện pháp kiểm soát lũ lụt để bảo vệ thung lũng sông Nepean ở hạ lưu. 

Nhưng giáo sư Pittock nói rằng một trong những cách để phát là có những kế hoạch phát triển trong thung lũng, và chúng ta có thể thấy thêm 130,000 người nữa sẽ đến sinh sống tại khu vực đó, vùng Western Sydney.

Ông lo ngại việc mở rộng đập sẽ mang lại cảm giác không an toàn cho những người chọn sống ở hạ lưu

“Ðây là một đề xuất đáng báo động vì nó thực sự khiến cho mọi người sống trong ảo tưởng tin rằng điều này tất nhiên là an toàn, thay vì có trách nhiệm hơn và chuyển hướng phát triển đến các khu vực trên vùng đất cao hơn.”

 Jamie Pittock đề nghị các chính phủ tiểu bang nên làm theo mô hình do Trung Quốc, một phần của Châu Âu và Hoa Kỳ và nên loại bỏ những công trình đập nước. 

“Những gì họ nhận ra là giới hạn của những con đập đó. Những hình thức phát triển đó hiện đã ngừng hoạt động, và ở hầu hết các quốc gia đó, chính phủ đang tích cực di chuyển đến những vùng đất dễ bị lũ lụt nhất, thực hiện di dời những ngôi nhà dân đến những khu vực an toàn hơn hoặc nâng cao và tăng cường cơ sở hạ tầng.”

Nguồn: Sbs.com.au

Tɦᴜốc ɓổ ƙɦôпɢ ɓằпɢ łɦực ρɦẩɱ ɓổ: Cácɦ cɦăɱ sóc пɢũ łạпɢ łốł пɦấł ɢiúρ ɓạп sốпɢ łɦọ ɦơп

Tɦᴜốc ɓổ ƙɦôпɢ ɓằпɢ łɦực ρɦẩɱ ɓổ: Cácɦ cɦăɱ sóc пɢũ łạпɢ łốł пɦấł ɢiúρ ɓạп sốпɢ łɦọ ɦơп

Tɦeo các ɓác sĩ, sức ƙɦỏe củɑ пɢũ łạпɢ qᴜyếł ᵭịпɦ łᴜổi łɦọ củɑ ɓạп. Đây ℓà ɓí qᴜyếł ℓựɑ cɦọп łɦực ρɦẩɱ cɦăɱ sóc cơ łɦể łốł пɦấł ɓạп пêп łɦɑɱ ƙɦảo ᵭể ℓᴜôп ƙɦỏe ɱạпɦ ʋà łɾườпɢ łɦọ.