RSS

Úc: Một kẻ đóng giả làm nghị sĩ quốc hội để lừa đảo visa

16:00 11/09/2019

Một cuộc điều tra của SBS đã tiết lộ một người đàn ông ở Melbourne, đóng giả làm một dân biểu Úc, đã lừa đảo một gia đình Syria gần 10.000 đô la với sự bảo đảm rằng hắn ta có thể xin chiếu khán tị nạn ở Úc cho gia đình này, nhờ vào các mối quan hệ chính trị.

Gia đình Syria này lần đầu tiên lên tiếng, kể về nỗi đau mà họ phải chịu đựng, khi bị cuốn vào bẫy lừa của tên này.

Cách xa ngôi nhà của họ hàng ngàn cây số ở Syria, gia đình Al Abssi hiện đang đối mặt với một tương lai vô định, khi ước mơ định cư tại Úc không còn nữa.

Lớn lên ở Syria, họ luôn nghĩ rằng mình may mắn so với những người đồng hương khác, không bị ảnh hưởng bởi cuộc xung đột đang diễn ra.

Nhưng tất cả đã thay đổi kể từ 3 năm trước, khi thị trấn của họ ở miền Tây Syria trở thành mục tiêu tấn công.

“Chúng tôi rời Syria vì chiến tranh, anh chị em của tôi và cả gia đình tôi nhận ra rằng chúng tôi không còn tương lai ở Syria và nơi này không còn an toàn nữa.”

Lo sợ cho sự an toàn của mình, gia đình họ đã trốn sang Ả Rập Saudi, nơi cha Borhan Al Abssi đang làm việc - mặc dù đó không phải là một giải pháp lâu dài.

"Tình hình ở Ả Rập Saudi rất tồi tệ, chúng tôi không thể vào đại học hoặc đi làm vì chúng tôi đang giữ chiếu khán du lịch."

Thế nhưng Nour Al Abssi đã tìm thấy niềm hy vọng mới khi cô tìm ra một nhóm trên Facebook vào tháng 5 năm ngoái, nơi đề nghị giúp đỡ các gia đình chuyển đến Úc.

Người tổ chức của nhóm này là người Úc: Mounzer Kheder. Người này đã nói với Nour rằng hắn ta có thể giúp gia đình cô xin visa để họ đến Úc nhờ vào các mối quan hệ của mình.

Hắn ta tuyên bố mình là một nghị sĩ Úc.

Trong tin nhắn trên WhatsApp gửi cho cô Nour, người này viết:

"Nour, cô giống như là em gái của tôi, nhưng tôi muốn nói với cô rằng tôi có hơn 400 nhân viên phải quản lý. Tất cả những việc này, nằm ngoài công việc của tôi tại quốc hội.

Những lời đường mật này đã khiến gia đình Al Abissi, nằm trong số những người khác, thực hiện 8 khoản thanh toán trong vòng 12 tháng, tổng cộng gần 10.000 đô la, số tiền mà ông Kheder nói là cần thiết cho đơn xin chiếu khán của họ.

“Tôi theo dõi ông  ấy hàng ngày, ông ấy lâu lâu lại biến mất, đôi khi trong một tuần hoặc hai tuần. Khi điều này xảy ra, tôi bắt đầu nghi ngờ mọi thứ, và tôi cảm thấy lo lắng. Điều quan trọng với chúng tôi là ông nói ông là một dân biểu.”

Đến tháng 4, gia đình lâm vào cảnh nợ nần, không thể trả tiền thuê nhà và phải đối mặt với việc bị đuổi. 

Ông Kheder đưa ra những gì ông gọi là là một tuyên bố của Bộ di trú, trong đó có chữ ký giả mạo.

Tuyện bố này cho biết: "Chúng tôi chắc chắn với bạn rằng VISA sẽ được cấp sớm nhất có thể trong khoảng thời gian từ 4 đến 10 tuần".

Hai tháng sau, không có dấu hiệu tiến triển hay thậm chí trả lời gì từ Bộ di trú, gia đình này nhận ra họ đã bị lừa.

“Chuyện này thật là tồi tệ. Gia đình tôi sụp đổ. Tôi là một người có học thức. Tôi đã vào đại học trước khi chiến tranh bắt đầu. Tôi thực sự căm hận việc ông ấy đã đánh lừa tôi. Hắn khiến tôi trở thành một kẻ ngu ngốc.”

Daniel Ghezelbash, một luật sư về người tị nạn và di trú nói rằng anh không ngạc nhiên khi nghe về những vụ lừa đảo visa như vụ này đang diễn ra.

“Luật pháp Úc rất rõ ràng, bạn phải là một đại lý di trú đã đăng bạ với chính phủ mới có thể thực hiện hồ sơ di trú. Nếu bạn không phải là một chuyên gia di trú mà lại cung cấp dịch vụ hỗ trợ về việc nhập cư, bạn có thể bị phạt nặng và thậm chí phải ngồi tù.

Thật không may, những người tìm cách đến Úc và bị lợi dụng khá phổ biến. Họ tìm kiếm các lời khuyên di trú, đặc biệt là những người tham gia vào các chương trình nhân đạo, thường dễ bị tổn thương".

SBS News đã đưa các khiếu nại tới ông Kheder.  Ông Kheder phủ nhận không làm bất cứ điều gì sai trái, ông tuyên bố rằng ông đã giúp gia đình Al Abssi làm đơn xin visa, nhưng ông không thể giải thích lý do tại sao ông lại giả mạo làm một nghị sĩ Úc. Người này cũng không thể cung cấp bất kỳ bằng chứng nào về số tiền họ đã trả cho đơn xin thị thực.

Bộ Nội vụ nói với SBS, cơ quan này đã hợp tác chặt chẽ với một loạt các cơ quan và đối tác quốc tế trong nỗ lực chống gian lận visa, và khuyến khích mọi người trình cáo các kẻ lừa đảo bất hợp pháp thông qua trang web Border Watch.

Ông Kheder đã xóa nhóm Facebook mà ông từng tạo ra để lừa đảo.

Gia đình Syria cho biết họ muốn lên tiếng để cảnh tỉnh những người khác: "Chúng tôi muốn ngăn chặn những người khác để không ai phạm sai lầm của chúng tôi và bị lừa đảo".

Nguồn: Sbs.com.au

3 coп ɢiáρ пằɱ cɦơi łiềп ɾơi łɾúпɢ ᵭầᴜ, qᴜý пɦâп łɦeo ɢół ɢiúρ sự пɢɦiệρ lêп cɑo ʋᴜп ʋúł, ɢiàᴜ có пức ɗɑпɦ

3 coп ɢiáρ пằɱ cɦơi łiềп ɾơi łɾúпɢ ᵭầᴜ, qᴜý пɦâп łɦeo ɢół ɢiúρ sự пɢɦiệρ lêп cɑo ʋᴜп ʋúł, ɢiàᴜ có пức ɗɑпɦ

Nɦữпɢ coп ɢiáρ пày ɱɑy ɱắп ʋậп łɾìпɦ ɦɑпɦ łɦôпɢ, có cơ ɦội łɦể ɦiệп łài пăпɢ, пâпɢ cɑo łɦᴜ пɦậρ.