RSS

Úc: Một người tầm trú bị giam đến 9 năm vì bị cho là 'vô tổ quốc'

09:00 17/02/2019

Một người tầm trú đã bị giam đến 9 năm ở Úc vì bị cho là 'vô tổ quốc'. Vụ việc này hiện diễn ra trước tòa án tối cao của Úc.

Người này tên là Said Imasi, đã bị giam giữ trong nhà tù Úc kể từ năm 2010. Theo các luật sư biện hộ, họ hy vọng có thể dùng trường hợp này để thách thức phán quyết của tòa án tối cao theo đó đã giữ người không quốc tịch vô thời hạn trong tù.

Được biết, Said Imasi là một người vô tổ quốc, anh ta cũng không biết mình sanh ra ở đâu, chẳng biết ngày tháng năm sinh, cùng với tên họ của mình lúc sinh ra.

Anh tin rằng đã được sinh ra trên quần đảo Canary, một lãnh thổ tự trị của Tây ban Nha ngoài khơi bờ biển Moroco, trước khi được đưa sang lãnh thổ tranh chấp thuộc vùng tây Sahara, lúc còn là một bé sơ sinh.

Sau này khi lớn lên, anh  sống một cuộc đời của một di dân không có giấy tờ, tại các nước Âu châu khác nhau.

Thông tin cho hay, sau khi đến Úc và xin tầm trú vào năm 2010 ở tuổi 20, anh bị giam giữ khi đến phi trường Tullamarine ở Melbourne.

Điều đáng nói, do chẳng có một giấy tờ chứng minh lý lịch, cũng như một sự hiểu biết rõ ràng về nơi anh trước khi đến Úc. Và kể từ đó, anh ta đã bị giam giữ mà không bị truy tố tại trung tâm giam giữ di trú. Trường hợp này được Liên hiệp quốc gọi là ‘một thí dụ hết sức rắc rối về tình trạng vô tổ quốc’.

Phía chính phủ Úc cho biết, đã liên tục tìm cách xác nhận lý lịch của anh này nhưng các cố gắng đều tỏ ra vô vọng. Hiện Bộ Di Trú đã từ chối bình luận về trường hợp của anh Imasi thêm nữa, do vụ việc này hiện được đưa ra trước tòa án.

Liên quan đến vụ việc này, bà Alison Battison - Giám đốc của tổ chức có tên là Nhân quyền Cho Tất Cả, vốn là nhóm luật pháp hành động nhân danh anh Imasi, khi đưa nội vụ ra trước tòa án tối cao cho hay, anh ta đã bị giam giữ cho đến nay đã hơn 9 năm. Những gì bà dự tính là thách thức một nguyên tắc từ lâu theo luật pháp Úc, đó là việc cho phép giam giữ một người không có quốc tịch vô thời hạn.

Theo bà  Alison Battison: "Đó quả là một nguyên tắc luật pháp về nhân quyền quan trọng, mà không ai có thể tin được”

Được biết, vào năm 2014, tòa án tối cao phán quyết trong vụ kiện giữa Al-Kateb kiện Godwin, thì đó là điều hợp hiến đối với chuyện một người vô tổ quốc bị giam giữ tại Úc, trong thời gian bao lâu xét thấy cần thiết cho các tiến trình, hoặc xúc tiến việc có thể trục xuất. Đơn xin tầm trú của anh này bị bác, thế nhưng anh không thể gởi trả về nước, do chẳng có quốc gia nào nhận anh là người thuộc quốc tịch cùa nước đó.

Sau 3 năm bị giam giữ và 4 năm sống trong cộng đồng như một người vô tổ quốc, anh này đã được tư cách thường trú của Úc.

Bà Battison cho rằng, phán quyết trong vụ Al-Kateb kiện Godwin phải được xét lại, bởi vì những người như anh Imasi hiện rơi vào lỗ hổng của luật pháp.

Còn theo giáo sư Michelle Foster - Giám đốc của Trung tâm Peter McMullin về Vấn đề Vô tổ quốc, thuộc phân khoa luật của đại học Melbourne, có một số kết quả có thể đạt được, trong trường hợp tòa án chịu mở lại vụ Kateb kiện Godwin, do vụnày có thể mang nhiều ý nghĩa nghiêm trọng.

"Vì vậy điều quan trọng là nhắm vào kết quả, thế nhưng cũng là những trụ cột vững chắc và hợp lý, cho bất kỳ phán quyết nào”, Michelle Foster nói.

Thông tin cho hay, trước đó vào năm 1973, Úc phê chuẩn hai hiệp ước nhắm vào việc bảo vệ các cá nhân vô tổ quốc, đó là Công Ước 1954 của Cao Ủy Tỵ Nạn Liên hiệp quốc, liên quan đến tình trạng của người vô tổ quốc và hiệp ước năm 1961 về việc giảm bớt tình trạng này.

Nhưng theo giáo sư Foster, nước Úc đã không hành động hữu hiệu theo đúng hai hiệp ước nói trên và mọi người hiện phải trả giá cho chuyện đó.

Được biết Bộ Nội Vụ nói rằng, có 44 người vô tổ quốc hiện bị giam giữ trong các trại giam di trú, cho đến vào nửa đêm ngày 30 tháng 11 năm rồi.

Còn Cao Ủy Tỵ Nạn Liên hiệp quốc ước lượng có từ 10 đến 12 ngàn người trên khắp thế giới là người vô tổ quốc, mặc dù người ta tin rằng con số có thể cao hơn nữa do không được báo cáo đầy đủ.

Tɦᴜốc ɓổ ƙɦôпɢ ɓằпɢ łɦực ρɦẩɱ ɓổ: Cácɦ cɦăɱ sóc пɢũ łạпɢ łốł пɦấł ɢiúρ ɓạп sốпɢ łɦọ ɦơп

Tɦᴜốc ɓổ ƙɦôпɢ ɓằпɢ łɦực ρɦẩɱ ɓổ: Cácɦ cɦăɱ sóc пɢũ łạпɢ łốł пɦấł ɢiúρ ɓạп sốпɢ łɦọ ɦơп

Tɦeo các ɓác sĩ, sức ƙɦỏe củɑ пɢũ łạпɢ qᴜyếł ᵭịпɦ łᴜổi łɦọ củɑ ɓạп. Đây ℓà ɓí qᴜyếł ℓựɑ cɦọп łɦực ρɦẩɱ cɦăɱ sóc cơ łɦể łốł пɦấł ɓạп пêп łɦɑɱ ƙɦảo ᵭể ℓᴜôп ƙɦỏe ɱạпɦ ʋà łɾườпɢ łɦọ.