Úc: Quy tắc giao thông đường bộ mới có thể sẽ cho phép tài xế dùng điện thoại
Một số quy tắc giao thông đường bộ mới đây đã được xem xét lại nhằm cân nhắc việc sử dụng điện thoại di động khi đang lái xe sau đệ trình của Hiệp hội ô tô Hoàng gia Nam Úc về việc nới lỏng các điều luật này.
Luật pháp cần được xem xét để tiến kịp với bước đi của công nghệ. Thế nào là một hành động khiến tài xế phân tâm và những thiết bị nào được sử dụng trên xe cần có quy định cụ thể.
Ở Nam Úc, các quy định của pháp luật hiện hành liên quan đến vấn đề này ra đời năm 1999 – rất lâu trước khi điện thoại thông minh màn hình cảm ứng xuất hiện. Những điều luật của tất cả các khu vực tài phán nhà nước đã được ban hành gần như cùng thời điểm này.
Ủy ban Giao thông Quốc gia (National Transport Committee-NTC) đang tiến hành đánh giá về việc cập nhật luật xung quanh quy định “mất tập trung khi lái xe” với nhiều loại đệ trình, bao gồm cả những quy tắc cứng rắn hơn và những quy tắc nới lỏng hơn cho người điều khiển phương tiện.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng tài xế chỉ cần lơ là trong 2 giây là đã có nguy cơ gây “nguy hiểm nghiêm trọng”. Việc này bao gồm sử dụng điện thoại, điều chỉnh radio, ăn một miếng hoặc nói chuyện với người đi cùng.
Ông Gillian Miles – Giám đốc điều hành NTC – cho biết việc lơ là tay lái liên quan đến công nghệ mới, các quy tắc lỗi thời và sự thiếu hiểu biết chung từ những người tham gia giao thông đều cần những quy định cập nhật.
Trong một tuyên bố, ông cho hay tài xế có xu hướng sao lãng việc lái xe sau chu kỳ 96 giây ngắn ngủi.
“Vì mất tập trung, chúng ta không chú ý đến đường đi và thế là không kịp xử lý các tình huống nguy hiểm.”
Hiệp hội ô tô Hoàng gia Nam Úc (Royal Automobile Association of South Australia-RAA) đồng quan điểm và đã đệ trình lên NTC xin nới lỏng các quy định của pháp luật về việc sử dụng điện thoại di động khi lái xe.
Nhưng bản đệ trình này không có nghĩa là tài xế được sử dụng điện thoại thường xuyên. Ông Charles Mountain, Giám đốc An toàn Đường bộ của RAA cho biết điều đó chỉ nhằm mục đích thừa nhận công nghệ đã phát triển vượt ra ngoài luật pháp hiện hành.
Ông cho rằng luật mới cần được kiểm chứng trong tương lai để đảm bảo tính hợp thời và kịp thời.
Việc sử dụng điện thoại di động để điều hướng GPS là một trong những điểm nêu ra trong đề nghị của RAA. Tài xế có thể có các thiết bị GPS khác nhau, nhưng nhiều người dựa vào Google hoặc Apple Maps mặc cho nhiều tiểu bang cấm tài xế sử dụng điện thoại khi lái xe, cho dù là để điều hướng.
Chẳng hạn, luật pháp tại Victoria quy định một thiết bị GPS không được “yêu cầu tài xế ấn bất kì nút gì hoặc có thao tác gì trên bất kì bộ phận nào của thiết bị khi sử dụng.”
RAA tin rằng các luật này cần được xem xét lại. Trong bản đệ trình, cơ quan này nêu rõ: “Các thiết bị GPS và điện thoại di động được sử dụng làm thiết bị GPS nhằm hỗ trợ điều hướng áp dụng các quy tắc thống nhất – liên quan đến việc được gắn vào xe và cấm hoàn toàn việc các tài xế chạm vào thiết bị khi xe đang di chuyển hoặc đang đứng yên nhưng chưa đỗ xe.”
Cũng theo ông Charles Mountain, Giám đốc An toàn Đường bộ của RAA, hình phạt với tài xế thanh toán drive-thru nên được sửa đổi.
“Yêu cầu tắt máy rồi mới lấy điện thoại ra thanh toán (để tránh bị phạt) nghe không hợp lý cho lắm,” ông cho biết.
Điện thoại di động ngày nay không chỉ đơn thuần là để gọi điện, nhắn tin và sử dụng công nghệ điều khiển bằng giọng nói.
Các điều luật về lái xe trong khu vực tài phán quốc gia cần phải có “sự nhất quán trên toàn quốc” đối với người lái xe.
“Tất cả các tài xế cần phải hiểu rõ thế nào là một hành động gây xao lãng khi lái xe,” ông Charles Mountain nhấn mạnh.
Yêu cầu của RAA đã được đệ trình lên NTC tuần trước. Tuyên bố về tác động của nó đối với các bộ trưởng giao thông trong việc xem xét các quyết định sẽ được đưa ra vào tháng 5 năm 2020.
Nguồn: Vietucnews.net
Tɦᴜốc ɓổ ƙɦôпɢ ɓằпɢ łɦực ρɦẩɱ ɓổ: Cácɦ cɦăɱ sóc пɢũ łạпɢ łốł пɦấł ɢiúρ ɓạп sốпɢ łɦọ ɦơп
Tɦeo các ɓác sĩ, sức ƙɦỏe củɑ пɢũ łạпɢ qᴜyếł ᵭịпɦ łᴜổi łɦọ củɑ ɓạп. Đây ℓà ɓí qᴜyếł ℓựɑ cɦọп łɦực ρɦẩɱ cɦăɱ sóc cơ łɦể łốł пɦấł ɓạп пêп łɦɑɱ ƙɦảo ᵭể ℓᴜôп ƙɦỏe ɱạпɦ ʋà łɾườпɢ łɦọ.