RSS

Úc siết chặt bài kiểm tra nhân thân: Hàng chục ngàn di dân có nguy cơ bị trục xuất

14:00 13/08/2019

Kế hoạch siết chặt bài kiểm tra nhân thân của chính phủ Morrison có thể khiến hàng chục ngàn di dân bị trục xuất, bao gồm cả những người đã sống ở Úc một thời gian dài.

Chính phủ Morrison hiện đưa ra một dự luật nhằm cho phép hủy bỏ hoặc từ chối visa của những người ngoại quốc phạm tội nghiêm trọng với khung hình phạt tối đa là 2 năm tù, ngay cả khi họ không bị tuyên mức án này.

Dự luật này được giới thiệu bởi Tổng trưởng Di trú David Coleman hồi tháng trước, siết chặt hơn nữa những thay đổi đối với bài kiểm tra nhân thân của Chính phủ Abbott trong năm 2014, vốn cho phép trục xuất những người không phải là công dân Úc bị kết án ít nhất 12 tháng tù.

Kể từ năm 2014, Úc đã hủy bỏ tổng cộng 4.150 visa, và trong giai đoạn 2016-18, trục xuất 1.023 người New Zealand, điều mà theo Thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern đã gây tổn hại đến mối quan hệ giữa hai nước.

Cựu cố vấn chính sách của đảng Lao động, ông Henry Sherrell nói rằng dự luật mới là một sự leo thang đáng kể và sẽ khiến hàng chục ngàn người có nguy cơ bị trục xuất.

“Những thay đổi được đề xuất sẽ làm tăng khả năng các đương đơn bị đánh rớt bài kiểm tra nhân thân,” ông nói với SBS News.

Trong một bản đệ trình lên Thượng viện, ông Sherrell bày tỏ mối quan ngại về việc dự luật này sẽ có hiệu lực hồi tố, điều đó có nghĩa là bất kỳ ai từng phạm tội trong quá khứ đều có nguy cơ bị trục xuất.

“Đây là một mối quan ngại rõ ràng liên quan đến chính sách visa của quốc hội, và tác động của nó đối với những di dân đã sống tại Úc một thời gian dài, những người đã tuân thủ luật pháp, và rồi luật pháp thay đổi sau khi những người này đã hành động và trả giá cho tội ác của mình.”

Ảnh hưởng đối với công dân New Zealand

Scott Morrison and Jacinda Ardern discussed deportations of New Zealanders during a visit last month.

Bất kỳ thay đổi nào đối với bài kiểm tra nhân thân sẽ có tác động to lớn đối với người New Zealand, nhóm dân ngoại quốc có thể sống và làm việc vô thời hạn tại Úc thông qua các loại visa tạm trú.

Đại diện di trú Erin Morunga, người mang song tịch New Zealand-Úc, cho biết nhiều người đã liên lạc với cô và bày tỏ lo ngại rằng họ sẽ phải rời khỏi nước Úc. 

“Nhiều người New Zealand tỏ ra lo lắng về tương lai của mình. Dự luật gây xáo trộn to lớn trong các gia đình. Chúng tôi không đề cập đến những người mới chỉ ở đây vài năm, mà là nhiều thập niên.”

Bà Morunga cáo buộc chính phủ đang cố gắng “thanh lọc” xã hội Úc.

“Nó trông có vẻ như vậy từ quan điểm của chúng tôi. Chúng tôi cảm thấy như bị bao vây. Rất nhiều người lương thiện, rất nhiều người bình thường đang sống trong sợ hãi. Mọi thứ sẽ đi xa đến đâu?”

Thượng nghị sĩ Coleman nói với quốc hội hồi tháng trước rằng, dự luật này nhằm bảo đảm những người bị kết án vì phạm tội nghiêm trọng có thể bị từ chối hoặc hủy visa.

“Dự luật đưa ra một thông điệp rất rõ ràng cho tất cả những người không phải là công dân Úc, rằng cộng đồng Úc không khoan nhượng đối với người ngoại quốc bị kết án vì những tội danh này.”

Ông Coleman nói thêm rằng việc nhập cảnh và định cư Úc là một đặc quyền, chứ không phải là quyền lợi.

“Những người vi phạm pháp luật và không tuân thủ các quy tắc ứng xử do cộng đồng Úc đặt ra sẽ bị mất đặc quyền đó.”

Nguồn: Sbs.com.au

Tɦᴜốc ɓổ ƙɦôпɢ ɓằпɢ łɦực ρɦẩɱ ɓổ: Cácɦ cɦăɱ sóc пɢũ łạпɢ łốł пɦấł ɢiúρ ɓạп sốпɢ łɦọ ɦơп

Tɦᴜốc ɓổ ƙɦôпɢ ɓằпɢ łɦực ρɦẩɱ ɓổ: Cácɦ cɦăɱ sóc пɢũ łạпɢ łốł пɦấł ɢiúρ ɓạп sốпɢ łɦọ ɦơп

Tɦeo các ɓác sĩ, sức ƙɦỏe củɑ пɢũ łạпɢ qᴜyếł ᵭịпɦ łᴜổi łɦọ củɑ ɓạп. Đây ℓà ɓí qᴜyếł ℓựɑ cɦọп łɦực ρɦẩɱ cɦăɱ sóc cơ łɦể łốł пɦấł ɓạп пêп łɦɑɱ ƙɦảo ᵭể ℓᴜôп ƙɦỏe ɱạпɦ ʋà łɾườпɢ łɦọ.