RSS

Úc tăng số lượng visa định cư vùng nông thôn lên 25 ngàn

18:00 28/10/2019

Chính phủ liên bang Úc đã sửa đổi chương trình di dân ở các vùng nông thôn, theo đó ngoài việc tăng số lượng visa, chính phủ Úc cũng đưa hai thành phố Gold Coast và Perth ra khỏi danh sách các thành phố lớn.

Chính phủ Úc mong muốn có thêm nhiều dân nhập cư có tay nghề di chuyển đến các vùng nông thôn và tuyên bố tăng tổng số lượng nhận người nhập cư từ 23 ngàn chỗ lên đến 25 ngàn chỗ.

Ngoài việc tăng số lượng thị thực, Chính phủ Úc cũng đưa hai thành phố Gold Coast và Perth ra khỏi danh sách các thành phố lớn.

Điều này đồng nghĩa với việc tất cả các địa phương ngoài thành phố Melbourne, Sydney và Brisbane đều được có cơ hội hưởng chính sách 25.000 thị thực vùng quê và quy trình xử lý ưu tiên.

Bộ trưởng Di trú Úc David Coleman cho hay:

“Perth đã được phân loại là khu vực nông thôn theo chương trình này cho đến năm 2017. Và vì vậy chúng tôi đang tái lập lại tình trạng này. Chúng tôi cũng làm điều tương tự với Gold Coast. Chúng tôi muốn mang đến cho những người định cư bên ngoài các thành phố Sydney, Melbourne và Brisbane càng nhiều cơ hội càng tốt bởi vì dân số ở cả ba thành phố lớn này hiện gia tăng quá nhanh."

Theo chương trình di cư tay nghề, các di dân sống và làm việc tại các vùng nông thôn ít nhất ba năm sẽ đủ điều kiện để được cấp thường trú nhân.

Sinh viên quốc tế sống trong các địa phương này sẽ có đủ điều kiện nộp đơn xin cấp thị thực làm việc sau khi tốt nghiệp với thời hạn dài hơn.

Cô Alexandra Long từ Mạng lưới Thanh niên Đa văn hóa New South Wales nói rằng cô hy vọng có các hỗ trợ phù hợp giúp quá trình chuyển tiếp cho các sinh viên.

“Thật tuyệt vời khi thấy các sinh viên quốc tế được hỗ trợ để theo học các trường đại học đó. Nhưng một lần nữa tôi nghĩ cần phải có kế hoạch thực sự tốt để chính sách này thành công đối với các sinh viên. Chẳng hạn như có đầy đủ nhà ở với giá cả hợp lý cho các sinh viên quốc tế. Gần đây, chúng tôi đã gặp một số thách thức về nạn phân biệt chủng tộc, trong một số trường hợp dẫn đến bạo lực, đối với sinh viên quốc tế. Vì vậy, tôi nghĩ điều quan trọng là chúng ta cần phải giải quyết những thách thức đó.”

Tuy nhiên, lãnh đạo đảng đối lập ông Anthony Albanese nói rằng thị thực tạm thời không nên được ưu tiên hơn việc hỗ trợ cho những người Úc thật nghiệp có được công ăn việc làm ở các vùng nông thôn của Úc.

“Chúng ta đã có hơn 500 ngàn thị thực làm việc tạm thời được cấp theo Chính phủ này, đồng thời chúng ta cũng có tỷ lệ thanh niên thất nghiệp cũng như thiếu hụt kỹ năng đáng kể. Chúng ta cần phải lên kế hoạch phù hợp với các công việc có sẵn hiện thời và những năm tới, bảo đảm hỗ trợ người dân Úc trong việc tìm kiếm công ăn việc làm, cho dù đó là những người Úc trẻ tuổi đang tìm việc làm đầu tiên, hay những người Úc lớn tuổi đang được tái huấn nghệ để tìm kiếm việc làm."

Trong khi đó, Bộ trưởng Di trú David Coleman thừa nhận tổng số người di cư mới theo chương trình di cư lâu dài của Úc năm ngoái là thấp nhất trong 10 năm qua.

Tuy nhiên, ông nói rằng 19 triệu đô la đầu tư vào quy trình xử lý ưu tiên đã giúp số lượng thị thực ở các vùng nông thôn được cấp tăng 124% so với năm ngoái.

Kể từ tháng 7 năm nay, Chính phủ Úc đã giảm số lượng thị thực định cư dài hạn từ 190 ngàn xuống còn 16 ngàn, bao gồm thị thực định cư ở vùng quê. Theo Bộ trưởng Di trú David Coleman, chính phủ lâu nay chỉ tập trung vào tổng số người nhập cư nhưng hiện tại sẽ quan tâm hơn tới việc phân phối người nhập cư về các vùng quê.

"Vì vậy, chúng tôi đã giảm tổng lượng nhập cư. Và năm nay con số này cũng sẽ giảm nữa. Vì vậy, chúng tôi đang giảm tổng số lượng người di dân, nhưng chúng tôi thừa nhận điều quan trọng đối với chính phủ không chỉ tập trung vào tổng số người di cư, mà còn về địa điểm nơi họ đến. Chúng tôi đang tập trung rất nhiều vào việc bảo đảm rằng mọi người định cư ở các vùng nông thôn của Úc, nơi có nhiều cơ hội dành cho họ."

Nguồn: Sbs.com.au

3 coп ɢiáρ пằɱ cɦơi łiềп ɾơi łɾúпɢ ᵭầᴜ, qᴜý пɦâп łɦeo ɢół ɢiúρ sự пɢɦiệρ lêп cɑo ʋᴜп ʋúł, ɢiàᴜ có пức ɗɑпɦ

3 coп ɢiáρ пằɱ cɦơi łiềп ɾơi łɾúпɢ ᵭầᴜ, qᴜý пɦâп łɦeo ɢół ɢiúρ sự пɢɦiệρ lêп cɑo ʋᴜп ʋúł, ɢiàᴜ có пức ɗɑпɦ

Nɦữпɢ coп ɢiáρ пày ɱɑy ɱắп ʋậп łɾìпɦ ɦɑпɦ łɦôпɢ, có cơ ɦội łɦể ɦiệп łài пăпɢ, пâпɢ cɑo łɦᴜ пɦậρ.