Úc thay đổi chính sách di trú: Cắt giảm di dân châu Á để tăng số lượng người New Zealand
Bộ trưởng bộ Nội vụ Peter Dutton đang cắt giảm lượng nhập cư châu Á vào Úc để tăng số lượng người New Zealand được ở lại.
Theo chỉ tiêu hằng năm, có khoảng 44 nghìn visa thường trú diện tay nghề được cấp cho người lao động Châu Á.
Nhưng hiện tại, khoảng 10.000 người New Zealand đang sống và làm việc ở Úc cũng sẽ được tính vào diện này.
Đây là kết quả của việc chính phủ Úc đề xuất hợp nhất visa mới dành riêng cho người New Zealand với visa diện tay nghề hiện có, tuy nhiên chỉ tiêu không thay đổi.
Bộ Nội vụ nói rằng chính sách mới này hướng tới những công dân New Zealand đã sống ở Úc ít nhất trong 5 năm và đang đóng góp cho nền kinh tế Úc.
Ít cơ hội nhập cư hơn
Theo đó người New Zealand được cấp visa mới sẽ được tính là người thường trú, điều này góp phần làm giảm số lượng nhập cư từ các nước khác.
Visa mới này đã được thông báo vào năm 2016 như một sự thừa nhận về “mối quan hệ đặc biệt giữa hai quốc gia”, theo một tuyên bố của Thủ tướng Chính phủ.
Động thái này giúp làm chậm sự tăng trưởng di cư vào Úc lên đến hàng ngàn người mỗi năm – mà không thay đổi số lượng định cư theo chỉ tiêu của chính phủ.
Số lượng người di cư đến Úc hiện tại được thống kê vào khoảng 250.000 và tăng trưởng 15% đến tháng 9 năm nay.
Ông Dutton thông báo với báo chí rằng Nội các đã thảo luận về việc cắt giảm di cư, mặc dù Thủ tướng khẳng định chưa có một đệ trình chính thức nào cho vấn đề này.
Từ di dân châu Á sang di dân New Zealand
Chính sách mới này cũng đã thay đổi thành phần các quốc gia nhập cư. Cụ thể, người lao động châu Á sẽ bị thay thế bởi công dân New Zealand hiện đang làm việc tại Úc.
Visa tay nghề độc lập (subclass 189) – được đánh giá dựa trên kinh nghiệm và bằng cấp của người lao động – chiếm khoảng ¼ chương trình thường trú của Úc: chỉ tiêu mỗi năm là 44.000 cá nhân.
Bên cạnh chương trình do chủ lao động bảo lãnh, visa 189 là nguồn cung ứng cho thị trường lao động tại Úc.
Năm ngoái, 3 trong số 5 đương đơn nộp visa tay nghề thành công và được cấp visa khi đang ở nước ngoài.
Trong 8 tháng từ khi có sự thay đổi này, khoảng 9000 người New Zealand đã nộp đơn xin thị thực theo chương trình visa mới.
Úc có thể mong đợi khoảng 10.000 đơn từ dân NZ trong năm nay và những thị thực này không giới hạn các ngành nghề cụ thể.
“Các tiêu chí cho thị thực mới dường như có liên quan nhiều đến bối cảnh của mối quan hệ Úc – New Zealand.”
Số lượng visa tính điểm giảm
Người định cư New Zealand tăng đồng nghĩa với số lượng người nhập cư theo diện tính điểm như trước giảm.
Theo đó có khoảng 13.200 thư mời nộp đơn xin visa diện này được gửi đi từ đầu năm 2017 đến cuối tháng hai năm 2018, giảm gần 10.000 đơn trong cùng kỳ năm trước.
Người phát ngôn bộ di trú cho biết số lượng thư mời có thể thay đổi tùy thuộc vào số lượng đơn đang được xử lý.
Bộ trưởng Nội vụ Peter Dutton cho biết ông đã “rất cẩn thận khi làm việc thông qua các con số”.
“Mục đích của các bộ luật di trú ở nước ta, dưới thời thủ tướng Howard, cũng như thủ tướng Abbott, hay hiện tại là Turnbull, là để đảm bảo rằng chúng ta đang tiếp nhận những người phù hợp”, ông nói.
“Đó là những người muốn làm việc, không muốn sống dựa vào phúc lợi, những người muốn hội nhập vào xã hội Úc, những người tuân thủ các giá trị và luật lệ của nước Úc.”
Visa mới trở nên phổ biến
Theo ước tính, từ 60 nghìn đến 80 nghìn người New Zealand đủ điều kiện để được cấp diện visa mới.
Điều kiện để được xét duyệt là nguyên đơn đã sống ở Úc trong 5 năm và duy trì mức thu nhập trên 53,900.
Cuối tháng Hai, 1512 visa mới đã được cấp và khoảng 7500 vẫn đang được xử lý.
Đơn xin visa chỉ được nhận vào tháng 7, và quá trình xử lý thường mất ít nhất ba tháng.
Visa thường trú mới cho phép người nhập cư New Zealand nhận được nhiều phúc lợi hơn, không giống như visa tiêu chuẩn dành cho khách du lịch New Zealand, visa mới mở ra cơ hội cho họ trở thành công dân nước Úc.
Nguồn: Báo Alo Úc
Tɦᴜốc ɓổ ƙɦôпɢ ɓằпɢ łɦực ρɦẩɱ ɓổ: Cácɦ cɦăɱ sóc пɢũ łạпɢ łốł пɦấł ɢiúρ ɓạп sốпɢ łɦọ ɦơп
Tɦeo các ɓác sĩ, sức ƙɦỏe củɑ пɢũ łạпɢ qᴜyếł ᵭịпɦ łᴜổi łɦọ củɑ ɓạп. Đây ℓà ɓí qᴜyếł ℓựɑ cɦọп łɦực ρɦẩɱ cɦăɱ sóc cơ łɦể łốł пɦấł ɓạп пêп łɦɑɱ ƙɦảo ᵭể ℓᴜôп ƙɦỏe ɱạпɦ ʋà łɾườпɢ łɦọ.