RSS

Úc xin lỗi nữ nhà báo sau khi cấm cô tác nghiệp vì lộ "quá nhiều da thịt"

19:00 10/12/2018

Liên quan đến vụ nữ nhà báo bị cấm tác nghiệp tại quốc hội vì lí do lộ 'quá nhiều da thịt', chính phủ Úc đã lên tiếng xin lỗi.

Nữ nhà báo này là Patricia Karvelas, người dẫn chương trình truyền hình của đài Australian Broadcasting Corporation (ABC). Theo cô chia sẻ, cô đã bị "đuổi ra ngoài" nghị trường tại thủ đô Canberra ngày 3/12 với lý do áo của cô để hở "quá nhiều da".

"Một nhân viên tiến tới chỗ tôi, cô ấy rất lịch sự bảo rằng về cơ bản cô ấy chỉ đang thực hiện mệnh lệnh của cấp trên vì người này nói chiếc áo tôi đang mặc "quá nhiều vai". Về cơ bản tôi cần phải kín đáo hơn nữa, tôi cần một cái áo khoác", cô nói. Song nhà báo Patricia Karvelas cũng cho rằng trang phục hôm đó của cô hoàn toàn phù hợp với "những tiêu chuẩn tại nghị trường", nữ nhà báo Patricia Karvelas kể lại.

Thông tin trên trang web của Quốc hội Úc cho biết, tiêu chuẩn về trang phục trong phòng họp quốc hội là vấn đề thuộc về "đánh giá cá nhân", tuy nhiên chủ tịch quốc hội sẽ là người quyết định cuối cùng và sau rốt về những gì được chấp nhận.

Trang phục gây tranh cãi của nhà báo Patricia Karvelas - Ảnh: TWITTER CỦA PATRICIA KARVELAS

Trang phục trong phòng họp quốc hội nên là quần dài, áo khoác, áo có cổ và cà vạt với nam giới và tiêu chuẩn nghi thức tương tự với phụ nữ.

Được biết, nhà báo Patricia Karvelas là người dẫn dắt một chương trình phát thanh hằng ngày của đài quốc gia Úc.

Sau sự việc cô đã đăng lên mạng xã hội Twitter bức ảnh của mình với chiếc áo trắng ngắn tay và quần đen kèm theo lời chia sẻ: "Đây là bộ trang phục gây tranh cãi của tôi"

Sự việc này sau đó đã làm dấy lên luồng dư luận tranh cãi trên mạng xã hội. Theo đó, congười đồng tình với quan điểm cho rằng nữ nhà báo đã vi phạm "những tiêu chuẩn trang phục hiện có".

Tuy nhiên cũng có nhiều ý kiến ủng hộ cô Karvelas, cho rằng việc đuổi cô ra ngoài vì lý do này là "vi phạm tự do báo chí và kỳ thị giới".

Cựu ngoại trưởng Úc Jolie Bishop - Ảnh: TWITTER

Thậm chí có một số người đã so sánh trang phục của cô Karvelas và cựu ngoại trưởng Úc, bà Julie Bishop, một người cũng thường mặc áo cộc tay hoặc váy hở vai trong nhiều phiên họp quốc hội.

Trên mạng xã hội, nhiều phụ nữ còn biểu thị sự đồng tình, ủng hộ nhà báo Patricia Karvelas khi họ chia sẻ hình ảnh mặc áo hở cánh tay của bản thân với mã chủ đề (hastag) là Show Us Some Arm.

Trước những tranh cãi của dư luận, ngày 4/12, Bộ trưởng Quốc phòng Úc Christopher Pyne đã chính thức xin lỗi về sự việc trước quốc hội.

Ông nói: "Tôi muốn thay mặt cho hạ viện xin lỗi cô Karvelas vì đã bị bắt ra ngoài hôm qua khỏi phòng họp".

Còn theo ông Tony Smith, chủ tịch hạ viện, không nên mời cô Karvelas ra khỏi phòng họp và yêu cầu xem xét lại tiêu chuẩn trang phục tại quốc hội với các nhà báo.

Tɦᴜốc ɓổ ƙɦôпɢ ɓằпɢ łɦực ρɦẩɱ ɓổ: Cácɦ cɦăɱ sóc пɢũ łạпɢ łốł пɦấł ɢiúρ ɓạп sốпɢ łɦọ ɦơп

Tɦᴜốc ɓổ ƙɦôпɢ ɓằпɢ łɦực ρɦẩɱ ɓổ: Cácɦ cɦăɱ sóc пɢũ łạпɢ łốł пɦấł ɢiúρ ɓạп sốпɢ łɦọ ɦơп

Tɦeo các ɓác sĩ, sức ƙɦỏe củɑ пɢũ łạпɢ qᴜyếł ᵭịпɦ łᴜổi łɦọ củɑ ɓạп. Đây ℓà ɓí qᴜyếł ℓựɑ cɦọп łɦực ρɦẩɱ cɦăɱ sóc cơ łɦể łốł пɦấł ɓạп пêп łɦɑɱ ƙɦảo ᵭể ℓᴜôп ƙɦỏe ɱạпɦ ʋà łɾườпɢ łɦọ.