Vì sao máu của người đàn ông Úc có thể cứu sống 2,4 triệu trẻ sơ sinh?
Một người đàn ông ở Úc đã giúp cứu mạng hơn 2 triệu trẻ em bằng cách truyền máu “đặc biệt” của mình để chế tạo một loại thuốc ngăn ngừa các bệnh có thể đe dọa tính mạng trẻ sơ sinh. Nhưng vì sao máu của ông lại đặc biệt tới vậy và chúng giúp cứu mạng trẻ em theo cách nào?
Ông James Harrison, 81 tuổi, hiến máu suốt 6 thập kỷ qua và lần cuối cùng ông hiến máu là vào hôm 11/5. Được ví như “người đàn ông có cánh tay vàng”, Harrison đã hiến máu hơn 1.100 lần, cứu sống được 2,4 triệu trẻ em, theo Hội Chữ thập đỏ Úc.
Huyết tương của ông Harrison chứa một kháng thể hiếm được sử dụng để tạo ra loại thuốc immunoglobulin kháng thể anti-D còn gọi là globulin miễn dịch Rh. Thuốc này thích hợp để tiêm cho những bà mẹ có nguy cơ mắc “Rh không tương thích” với thai nhi. Có nghĩa là hệ miễn dịch của các bà mẹ có thể sản xuất kháng thể tấn công các tế bào hồng cầu em bé đang phát triển.
Khi điều này xảy ra, “cuối cùng số lượng đáng kể các tế bào hồng cầu của thai nhi bị phá vỡ khi đang nằm trong bụng mẹ”, Tiến sĩ Saima Aftab, giám đốc y tế của Trung tâm chăm sóc thai nhi tại Bệnh viện Nhi đồng Nicklaus ở Miami, cho hay.
Điều này có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng cho trẻ sơ sinh, bao gồm cả tổn thương não, vàng da hoặc thậm chí thai chết lưu.
Tuy nhiên, điều trị bằng globulin miễn dịch Rh, được tạo ra từ huyết tương của những người hiến máu “đặc biệt” như ông Harrison, có thể ngăn ngừa những biến chứng này.
“Việc khám phá ra kháng thể này là một trong những phát hiện cứu mạng sống con người lớn nhất của thế kỷ trước”, Aftab nói với Live Science.
Kháng thể hiếm cứu sống trẻ em ra sao?
Có thể bạn đã nghe nói tới cụm từ “dương tính” hoặc “âm tính” khi xét nghiệm máu. Điều này đề cập đến một protein được gọi là “yếu tố Rh” (hoặc Rh kháng nguyên) trên bề mặt của các tế bào hồng cầu. Khi mọi người có protein này, kết quả xét nghiệm máu là Rh+ (dương tính), trong khi nếu cơ thể không có kháng nguyên Rh thì được xem là Rh- (âm tính)
Đối với hầu hết mọi người, dù là kháng nguyên Rh+ hoặc Rh- sẽ không tạo ra sự khác biệt quá lớn trong cuộc sống, theo Tiến sĩ Aftab. Nhưng đối với phụ nữ mang thai, nếu người mẹ mang kháng nguyên Rh- nhưng thai nhi là Rh+, đây lại là một vấn đề lớn.
Đó là bởi nếu các tế bào máu Rh+ của em bé bị lẫn vào máu của người mẹ, hệ thống miễn dịch ở người mẹ “phát hiện” các tế bào máu Rh+ là “từ bên ngoài” và tạo ra kháng thể một lần nữa, Aftab nói. Những kháng thể này sau đó có thể đi qua nhau thai và phá vỡ các tế bào hồng cầu của bào thai. Sự không tương thích Rh như vậy là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây bệnh và tử vong ở trẻ sơ sinh, theo Tiến sĩ Aftab.
Nguyên nhân khiến cơ thể ông Harrison có khả năng sản xuất kháng thể hiếm một cách tự nhiên như vậy có lẽ từ sau khi ông được truyền máu với số lượng lớn ở tuổi 14. Sau khi truyền máu, hệ thống miễn dịch của ông tự điều chỉnh nồng độ kháng thể cao đối với các tế bào máu dương tính. Điều này có nghĩa là bản thân ông Harrison có Rh- trong máu.
Ông Harrison tiếp tục hiến máu suốt hơn 60 năm, giúp tạo ra hàng triệu liều anti-D. Có đến 17% phụ nữ mang thai ở Úc cần anti-D, người ta tính được rằng, ông Harrison đã cứu 2,4 triệu em bé từ đó tới nay.
Tới nay, khi đã hơn 80 tuổi, ông Harrison cần ngừng hiến máu vì đã vượt quá giới hạn tuổi đối với những người hiến máu ở Úc và Hội Chữ thập đỏ Úc cho biết ông nên ngừng hiến tặng máu để bảo vệ sức khỏe của mình, theo tờ Sydney Morning Herald.
Theo SaoStar
Tɦᴜốc ɓổ ƙɦôпɢ ɓằпɢ łɦực ρɦẩɱ ɓổ: Cácɦ cɦăɱ sóc пɢũ łạпɢ łốł пɦấł ɢiúρ ɓạп sốпɢ łɦọ ɦơп
Tɦeo các ɓác sĩ, sức ƙɦỏe củɑ пɢũ łạпɢ qᴜyếł ᵭịпɦ łᴜổi łɦọ củɑ ɓạп. Đây ℓà ɓí qᴜyếł ℓựɑ cɦọп łɦực ρɦẩɱ cɦăɱ sóc cơ łɦể łốł пɦấł ɓạп пêп łɦɑɱ ƙɦảo ᵭể ℓᴜôп ƙɦỏe ɱạпɦ ʋà łɾườпɢ łɦọ.