Vì sao những người đàn ông Úc cưới vợ Trung Quốc rồi đều ly hôn?
Đàn ông Úc đa phần họ đọc các tác phẩm văn học, nghe người ta nói mà cho rằng phụ nữ phương Đông dịu dàng, chân thật, chịu khó, vì vậy có rất nhiều người đàn ông Úc muốn cưới vợ Trung Quốc nhưng...
Trên tài khoản cộng đồng Wechat nước ngoài hiện có một bài viết rất được chú ý, nội dung là những đoạn phỏng vấn một số người phương Tây cưới vợ Trung Quốc, họ đã chân thành bộc bạch về kết cục không mấy vui vẻ của cuộc hôn nhân ngoại quốc này.
STEVEN (kiến trúc sư, yêu thích kinh kịch Trung Hoa, từng lặn lội từ xa đến Trung Quốc 2 năm để học kinh kịch)
“Tôi kết hôn cùng vợ được 3 năm và đã ly hôn rồi. Thật ra cuộc sống chung của chúng tôi chỉ được vài tháng vui vẻ, nghĩ kỹ lại thì vài tháng đó là sự mơ mộng hão huyền của tôi đối với tình yêu chứ không phải là từ hai phía. Khi đó tôi đang du học ở Trung Quốc, cô ấy là giáo viên ở trường tôi, tôi thích sự giản dị và dáng người nhỏ bé của cô ấy.
Có thể là đa phần phụ nữ Trung Quốc đều không xem trọng việc xây dựng tình yêu của mình, ví dụ như mỗi ngày vợ chồng đều ôm hôn nhau, đây là biểu hiện của tình yêu, cô ấy không chủ động, khi chồng ôm, cô ấy cảm thấy là dư thừa, không trân trọng. Cô ấy chưa từng nói cảm ơn và xin lỗi chồng, đây là điều tôi cảm thấy không chịu được, tôi có nhắc nhở nhiều lần thì cô ấy nói rằng giữa vợ chồng thì không cần phải như thế. Tôi cảm thấy là cần, dù có thân thiết thì cũng là hai cá thể độc lập. Chúng ta nên quý trọng những gì mà đối phương dành cho mình, bản thân làm sai thì phải xin lỗi.”
Tình yêu cần đến từ 2 phía. (Ảnh: Pixabay)
MACK (nhiếp ảnh gia, đã từng đi khắp Trung Quốc, cưới một người vợ Trung Quốc nhờ bạn bè giới thiệu)
“Tôi đã từng đi rất nhiều thành phố ở Trung Quốc, tôi thích món ăn Trung Hoa và cũng có rất nhiều bạn bè ở đó, nhờ bạn giới thiệu nên tôi đã cưới một người vợ Trung Quốc. Trước khi kết hôn, cô ấy rất tốt bụng, ôn hòa, hiền hậu, dịu dàng. Nhưng khi vừa mới kết hôn, cô ấy lập tức có mong muốn rất mãnh liệt là biến tôi thành cô ấy, lúc nào cũng quản lý tôi, can thiệp vào việc của tôi. Nghe nói đa phần phụ nữ Trung Quốc đều như thế.
Ví dụ như có người gọi điện thoại đến, dù tôi ở nhà, cô ấy cũng phải hỏi “Anh/cô là ai?”, đây là điều mà văn hóa phương Tây không chấp nhận được nhất. Nếu là một người phụ nữ phương Tây thì hẳn sẽ nói “Xin đợi một lát”. Nếu tôi không có ở đó, cô ấy nên nói “Xin hỏi anh/chị có muốn nhắn gì cho anh ấy không?”, nếu đầu dây bên kia muốn nhắn gửi gì đó thì là việc khác.
Cô ấy còn thì tùy tiện bóc thư của tôi, điều này khiến tôi không vui, thậm chí là tức giận, vì ở Úc thì đây là hành vi phạm pháp. Tôi từng nói chuyện với cô ấy nhiều lần nhưng cô ấy chẳng những không chấp nhận mà còn khóc lóc thương tâm và nói: “Anh có chuyện gì giấu em à?” Cô ấy không hiểu được ý nghĩa của nhân quyền và không gian riêng tư đối với mỗi cá nhân.
(Ảnh: Shutterstock)
Đặc biệt là cô ấy không thích nói rõ ràng về tiền bạc, vợ chồng ở Úc đều có tài khoản tiết kiệm của riêng mình, ngay cả các việc chi tiêu đều nói rõ ràng là ai chi trả bao nhiêu. Nhưng cô ấy không đồng ý, cô ấy muốn tính toán trong đầu. Khi bạn bè cùng đi ăn, mỗi người tự trả một phần, cô ấy nói người ta không có tình nghĩa. Hơn nữa cô ấy còn luôn nghĩ rằng “sống là người của anh, chết là ma của anh”.
Thật ra thì cuộc hôn nhân của chúng tôi đã tan vỡ từ lâu rồi, cô ấy vẫn khoe khoang với bạn bè rằng tôi không chịu rời khỏi cô ấy. Hơn nữa cô ấy còn nhiều lần thương lượng với tôi là làm gì cũng được, chỉ cần tôi giữ thể diện cho cô ấy, đây là điều mà tôi không thể hiểu nổi. Khi chúng tôi xảy ra mâu thuẫn, hai người không thể ngồi xuống cùng giải quyết, mà lại tìm người ngoài giúp đỡ, cô ấy cứ tìm bạn bè và người thân của tôi.
Tôi chưa bao giờ từ chối nói chuyện với cô ấy, khi chúng tôi không thể thỏa hiệp vì vấn đề gì đó, cô ấy không chịu nhường mà còn uy hiếp, tìm sơ hở từ tờ khai thuế của tôi. Tôi không muốn sống tiếp với người phụ nữ như vậy nữa, cô ấy nghĩ rằng ly hôn chính là hủy hoại cô ấy, mà không hiểu rằng cuộc đời có thể bắt đầu lại bất cứ lúc nào.”
HEYWARD (nhân viên ở phòng thí nghiệm thuộc trường Đại học Sydney)
“Lý do khiến tôi không thể sống cùng vợ được nữa là vì vấn đề ăn uống. Người Trung Hoa thích những món chiên xào, còn nhà ở Úc đều có máy báo cháy, hễ có dầu hay khói là sẽ báo động khiến cả khu vực đều nghe thấy, cảnh sát sẽ cho xe cứu hỏa đến, hơn nữa khắp nhà còn đầy mùi dầu mỡ.
Cô ấy không thể không ăn món xào được, tôi nhắc cô ấy đừng ăn quá nhiều muối, cô ấy lại nói rằng họ đời đời đều như thế cả, bữa sáng cũng phải xào nấu, cuộc sống đều chỉ xoay quanh chuyện ăn, vui ăn một bữa to, giận cũng phải ăn no nê.
Người Trung Quốc thích xào thức ăn, còn người phương Tây thì không như vậy. (Ảnh: Shutterstock)
Cô ấy không thể không ăn nước tương, còn tôi thì không thể không ăn phô mai, vì vậy mà rất khó điều chỉnh khi ăn uống. Tôi uống cà phê, cô ấy uống trà, tôi sợ dầu và muối, cô ấy thì không có dầu sẽ ăn không ngon. Cùng ăn cơm là niềm vui của vợ chồng, nhưng chúng tôi thì chẳng thể hưởng thụ được.
Cô ấy mặc quần áo chỉ cần thích là đi bất cứ đâu cũng mặc, nhưng người Úc thì mặc tùy ý ở nơi thoải mái, còn ở nơi trang trọng thì rất nghiêm túc. Điều khiến tôi sợ nhất là cô ấy thường xuyên mặc váy khi đi xe đạp, hễ mà có gió là sẽ rất khó giữ váy, tôi bảo cô ấy đừng mặc như thế, cô ấy lại nói phụ nữ Trung Quốc đều mặc thế đấy.
Cô ấy nói lớn tiếng trong quán ăn, mọi người xung quanh quay lại nhìn, cô ấy xem như không có gì. Tôi nói rằng các quán ăn ở Úc đều không có ai nói lớn tiếng, cô ấy thì nói miệng của cô ấy, ai quản được. Những điều nhỏ nhặt này dần tích tụ sẽ gây ra mâu thuẫn, người Úc trước 2 tuổi là đã được giáo dục đạo đức, không được vứt vỏ trái cây bừa bãi, tôi thì lúc nào cũng phải nhắc cô ấy, sống như vậy mệt quá.”
RAV (giảng viên khoa nhân chủng học, yêu thích văn hóa Trung Quốc)
“Tôi và vợ người Trung Quốc viết thư qua lại suốt nửa năm mới gặp nhau, lần đầu chúng tôi chọn gặp ở Thái Lan, chúng tôi cùng trải qua 18 ngày vui vẻ. Cô ấy là một giảng viên tiếng Anh ở trường đại học, hơn nữa còn là thạc sĩ.
Vốn dĩ bảo hiểm y tế của Úc là mỗi nửa năm phải kiểm tra sức khỏe một lần để sớm phát hiện bệnh và điều trị, nhưng cô ấy không chịu kiểm tra. Đối với một người có giáo dục thì thái độ đối với sức khỏe cũng là một sự văn minh.
Do sự khác biệt về văn hóa hai nước, những việc có vẻ như rất bình thường đối với cô ấy thì trong mắt tôi lại rất cổ lỗ và không văn minh. Cô ấy thích giúp đỡ người khác là điều tốt, tôi rất thích, nhưng cô ấy đẩy cho tôi những việc mà mình không làm được thì tôi không chấp nhận nổi. Cô ấy còn yêu cầu tôi viết thư mời giả để bạn cô ấy được đến Úc, nhưng đây là hành vi phạm pháp, tôi thực sự coi thường việc đó.
Còn nữa, ví dụ như khi cô ấy ở nhà, có người gọi điện thoại đến tìm cô ấy, nhưng lại bảo tôi nói là cô ấy không có ở nhà. Tôi rất bất ngờ, việc cô ấy ở nhà là sự thật, cô ấy có thể từ chối nói chuyện với người khác, hẹn hôm khác rồi nói, như vậy không được sao? Cô ấy nói đây không phải là nói dối, người Trung Quốc dùng cách này để từ chối lịch sự với bạn bè.
Theo văn hóa của tôi thì nếu cô ấy có thể phủ nhận sự thật là cô ấy ở nhà, thì những việc khác làm sao tôi tin được cô ấy đây? Cô ấy nói là ở Trung Quốc cần phải nói dối, nếu trực tiếp từ chối người khác như ở Úc thì người ta sẽ tức giận.
Sự rạn nứt lớn nhất giữa tôi và cô ấy là ý thức pháp luật. Vào giai đoạn tình cảm của chúng tôi phát triển cao nhất trước khi cưới, cũng chính là vào ngày đính hôn, tôi tặng cho cô ấy một chiếc nhẫn. Đó là một buổi sáng đẹp trời, chúng tôi ngồi ở sau vườn nhà tôi, những quả chanh vàng ươm trên cành, giống như những chiếc đèn lồng nho nhỏ, tôi hái hoa hồng đủ màu sắc cắm trên bàn, trên mặt cô ấy nở nụ cười hạnh phúc.
Tôi cầm một bản công chứng tài sản ra giải thích với cô ấy rằng trước khi đi đăng ký kết hôn, chúng ta cần điền vào tài liệu này và ký tên. Toàn bộ tài sản trước hôn nhân của tôi không có liên quan đến cô ấy, dù sau khi tôi qua đời hoặc cuộc hôn nhân của chúng tôi gặp bất cứ vấn đề nào dẫn đến ly hôn. Toàn bộ tài sản của tôi sẽ ủy thác cho luật sư giao cho người được ủy nhiệm trong di chúc xử lý.
(Ảnh: Shutterstock)
Khi đó cô ấy trở mặt, cô ấy cho rằng tất cả đều thuộc về cô ấy, vợ chồng không nên phân chia tài sản rõ ràng, nếu không nghĩa là tôi không thật lòng. Thật ra tôi dám nói rằng bất cứ người Úc có tiền nào cũng sẽ không cưới một người phụ nữ bắt họ giao hết tài sản cho cô ấy. Có rất nhiều người Úc đều sẽ hiến phần lớn tài sản của mình khi còn sống cho ngành nghề mà họ yêu thích, để lại một phần rất nhỏ cho người vợ sống cùng mình.
Cô ấy miễn cưỡng ký tên, rồi khoảng thời gian sau đó, hễ không vui là cô ấy sẽ nhắc lại chuyện này, tôi có thể thấy rằng cô ấy cũng không phải là người ham tiền, nhưng do văn hóa của mình nên cô ấy không vui. Cô ấy xem việc tôi giao tất cả tài sản cho cô ấy là tiêu chuẩn của tình yêu. Thật ra con người ta yêu thương nhau nên dùng tình yêu của mình để đổi lấy tình yêu của người kia thì tình cảm mới sống mãi được, không có ai được lấy mọi thứ của ai cả.
Vợ tôi từng đề nghị đôi bên cùng nhượng bộ nhau một nửa, tôi đã suy nghĩ kỹ về đề xuất này, nếu vậy thì có nghĩa là trong phân nửa thời gian, tôi phải sống uất ức, không vui vẻ; cô ấy cũng phải như thế, cộng lại là nửa đời người, có nhất thiết phải thế không? Liệu có quá tàn nhẫn với ý nghĩa cuộc sống chăng?
Sau nhiều lần thảo luận, cô ấy đã hiểu. Khi chia tay, chúng tôi đều không hề cãi vã, sự bình tĩnh của cô ấy khiến tôi thấy được sự tự tôn của người phụ nữ trí thức phương Đông.”
Tɦᴜốc ɓổ ƙɦôпɢ ɓằпɢ łɦực ρɦẩɱ ɓổ: Cácɦ cɦăɱ sóc пɢũ łạпɢ łốł пɦấł ɢiúρ ɓạп sốпɢ łɦọ ɦơп
Tɦeo các ɓác sĩ, sức ƙɦỏe củɑ пɢũ łạпɢ qᴜyếł ᵭịпɦ łᴜổi łɦọ củɑ ɓạп. Đây ℓà ɓí qᴜyếł ℓựɑ cɦọп łɦực ρɦẩɱ cɦăɱ sóc cơ łɦể łốł пɦấł ɓạп пêп łɦɑɱ ƙɦảo ᵭể ℓᴜôп ƙɦỏe ɱạпɦ ʋà łɾườпɢ łɦọ.