RSS

Vị trí đặt lưỡi quyết định giá trị nhan sắc trong tương lai của bạn

22:00 04/04/2020

Khi chúng ta mô tả chuyện gì đó đơn giản dễ dàng, chúng ta thường dùng hơi thở biểu đạt sự đơn giản.

Nhưng thở có thật sự đơn giản? Bạn đã từng nghĩ, có lẽ đến thở chúng ta cũng làm sai cách?

Hai chị em sinh đôi lớn lên dung mạo khác nhau do chị gái (bên phải) không sửa được thói quen thở bằng miệng (ảnh: bomb01).

Đầu tiên hãy làm một nghiên cứu đơn giản: “Khi bạn cuối thấp đầu nhìn điện thoại thì há miệng hay không há miệng thở? Ngoài ra, khi bạn thả lỏng hoàn toàn cơ thể, bạn thấy lưỡi mình đặt ở vị trí nào? Nếu bạn thấy rằng, miệng hơi mở khi bạn cúi đầu nhìn xuống và đầu lưỡi không nằm ở hàm trên khi khuôn mặt được thả lỏng, điều này sẽ ảnh hưởng lớn đến diện mạo và sức khỏe của bạn.

Theo lời khuyên của bác sĩ, vị trí lý tưởng nhất cho lưỡi khi khuôn mặt được thư giãn là đầu lưỡi nằm ở hàm trên, cũng có một số người sẽ đặt ở phía sau răng hàm trên, nhưng điều này thể hiện cơ lưỡi yếu và vẫn có thể chấp nhận được.

Tại sao vị trí của lưỡi có tác động lớn như vậy? Bởi vì khi lưỡi đặt sai vị trí sẽ vô tình làm bạn thở sai cách: Thở bằng miệng. Con người cần phải thở để duy trì sự sống, cách thở bình thường là thở bằng mũi với đôi môi khép kín, răng khép lại với nhau, lưỡi đặt ở hàm trên. Tuy nhiên, vì không khí quá quan trọng đối với con người, khi lỗ mũi không thở, con người có một cách thở khác: Đó là thở bằng miệng.

Khi chúng ta cần nhiều oxy hay bị cảm cúm không thể thở bằng miệng, chúng ta tự nhiên sẽ mở miệng để lấy không khí, nhưng nếu luồng khí của hơi thở từ miệng vượt quá 30% luồng khí của lỗ mũi, thì chúng ta sẽ hình thành cách thở bằng miệng. Lúc này, miệng của con người sẽ hơi mở hoặc mở một nửa để thở và lưỡi sẽ không còn ở hàm trên nữa.

Có lẽ bạn sẽ nghĩ như thế này thì cũng chẳng sao cả? Một số người dùng miệng thở thành thói quen, cuối cùng dùng miệng như một bộ phận thay thế mũi, hoặc mũi miệng lẫn lộn nhau khi dùng để thở. Việc này ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển hoặc thậm chí khiến cho các cơ trên gương mặt không thể phát triển.

Trước tiên hãy xem ví dụ về cậu bé này: Khi cậu bé 10 tuổi dùng mũi để thở như bình thường, lúc này khuôn mặt, ngũ quan, xương gò má, miệng môi, hàm dưới đều phát triển như bình thường. Nhưng đến năm 14 tuổi, cậu bé thường xuyên bị nghẹt mũi và dùng miệng để thở, kết quả là sau 3 năm gương mặt cậu bé biến thành như trong hình.

Biểu hiện của việc thở bằng miệng

Những người thở bằng miệng sẽ gặp phải các tình huống như sau:

– Cằm dưới lõm, phần giữa khuôn mặt sụp xuống, răng không thẳng hàng môi trên ngày càng ngắn lại để lộ răng… Hơn nữa còn có cách vấn đề khác như: Hẹp đường hô hấp và ngáy khiến dung mạo thay đổi có một vài nguyên nhân sau:

+ Lưỡi không bảo vệ răng của bạn: Chỉ mất 1,7 gram sức mạnh để di chuyển răng cửa của bạn. Môi dưới của chúng ta có thể tạo ra 100 đến 300 gram sức mạnh và lưỡi có thể tạo ra hơn 500 gram sức mạnh. Nếu lưỡi không ở đúng vị trí thì trong một khoảng thời gian dài khi vào vị trí nghỉ ngơi và nuốt có thể tác động lực đến răng, khiến răng trở nên không theo hàng lối.

+ Thở bằng miệng ảnh hưởng đến tình trạng của răng: Khi thực hiện thở mũi đúng cách, lưỡi sẽ gần với hàm trên. Lực này sẽ thúc đẩy sự phát triển bình thường của xương gò má trên và cho phép đủ không gian cho răng phát triển gọn gàng. Đối với những người sử dụng thở bằng miệng, vì lưỡi không được gắn vào hàm trên trong một thời gian dài, sự phát triển của xương gò má trên đã bị ảnh hưởng và răng không thẳng hàng, có thể gây sâu răng, răng thỏ và các tình trạng khác.

+ Thở bằng miệng khiến cằm lõm xuống và mặt sụp xuống: Cơ bắp có thể cố định hình xương, từ đó khi lưỡi nằm ở hàm trên nó có thể hỗ trợ sự phát triển cơ bắp từ xương gò má đến mũi. Khi thở bằng miệng, sẽ mất tất cả các chức năng hỗ trợ này, dẫn đến các cơ mặt không thể phát triển một cách bình thường, và khiến gương mặt càng ngày càng dẹt. Hơn nữa, khi sử dụng miệng để thở, bạn sẽ vô tình duỗi cổ về phía trước và nâng mặt lên. Điều này sẽ khiến cơ mặt mất thăng bằng, và sự phát triển của hàm chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng, hàm co lại.

Vậy làm thế nào để sửa đổi cách thở sai?

Đầu tiên hãy chắc chắn rằng không phải do phì đại amidan hay phì đại Adenoid khiến cho khí quản bị chặn, dẫn tới bạn phải thở bằng miệng. Sau đó, bạn có thể bắt đầu học cách sử dụng mũi để thở đúng cách: Thử thở bằng mũi, đặt lưỡi ở hàm trên khi, khép chặt môi, sử dụng phương pháp nhai nuốt đúng cách.

Một vấn đề sức khỏe khác do thở bằng miệng là không có khả năng ngăn chặn nhiều vi khuẩn trong không khí. Về lâu dài, nó sẽ làm suy yếu sức đề kháng của cơ thể, gây ra các vấn đề phổ biến khác nhau như khô miệng, sâu răng, cúm, các vấn đề về đường tiêu hóa… 

Nếu bạn gặp vấn đề về việc đặt sai vị trí lưỡi, hãy cố gắng thay đổi nhé, ban đầu sẽ có chút khó khăn nhưng sau này chắc chắn sẽ mang đến cho bạn những hiệu quả tuyệt vời.

Nguồn ảnh và bài viết dịch từ bomb01

Ly ɦôп ʋẫп cɦᴜпɢ ɢiườпɢ, łɦi łɦoảпɢ cɦồпɢ cũ lại cɦᴜyểп ƙɦoảп 5 łɾiệᴜ łɾả łìпɦ ρɦí

Ly ɦôп ʋẫп cɦᴜпɢ ɢiườпɢ, łɦi łɦoảпɢ cɦồпɢ cũ lại cɦᴜyểп ƙɦoảп 5 łɾiệᴜ łɾả łìпɦ ρɦí

Kể ɾɑ cɦắc пɦiềᴜ пɢười sẽ ƙɦôпɢ łáп łɦàпɦ ʋới cácɦ sốпɢ củɑ eɱ ʋới cɦồпɢ cũ ɓây ɢiờ пɦưпɢ łɦực łế, пɢười łɾoпɢ cᴜộc пɦư eɱ lại ɾấł łɦoải ɱái.