Viết luận văn hộ tại Úc: Có thể bị phạt $210,000 hoặc phạt tù 2 năm
Chính phủ liên bang hiện đề xuất một dự luật nhằm trừng phạt những cá nhân hoặc tổ chức cung cấp dịch vụ viết luận văn hoặc làm bài thi hộ cho sinh viên tại Úc. Những người vi phạm có thể bị phạt tối đa $210,000 hoặc 2 năm tù.
Nghiên cứu gần đây của Đại học Nam Úc tiết lộ có đến 6% sinh viên tại Úc từng tham gia vào các hình thức gian lận thi cử, bao gồm chia sẻ ghi chép, bài tập, cho đến trả tiền để nhờ người khác thi hộ hoặc viết luận văn hộ.
Một nghiên cứu riêng biệt được thực hiện vào năm 2018 bởi Đại học Swansea, Wales, nhận thấy sự gia tăng toàn cầu về tỷ lệ sinh viên gian lận thi cử - từ mức trung bình 3,52% lên đến 15,7% vào năm 2014.
Chỉ cần gõ từ khóa viết essay hoặc assignment thuê trên Google, bạn có thể dễ dàng tìm thấy hàng chục trang mạng cung cấp dịch vụ viết luận văn từ cấp cử nhân, thạc sĩ lên đến tiến sĩ, với những lời chào mời rất hấp dẫn như giao bài đúng hạn, không đạo văn, chất lượng cao, bảo mật danh tính…
Không những thế, trên những hội nhóm Facebook dành cho du học sinh tại Úc, cũng có những tài khoản quảng cáo viết luận văn bằng tiếng Anh với giá “đặc biệt rất rẻ”, do đội ngũ “cựu du học sinh ở các trường nổi tiếng” đảm trách, và bảo đảm điểm số từ 60+ trở lên.
Khi SBS Vietnamese thử đóng vai sinh viên để liên lạc với một trang chuyên viết luận văn thuê lâu năm, chúng tôi đã nhận được câu trả lời rất nhanh chóng trong vòng một tiếng, với chi phí là $200 cho một bài luận 2,000 chữ, yêu cầu đặt cọc trước $100.
Chủ tịch Hiệp hội Sinh viên Quốc gia Úc, cô Desiree Cai nhận định sự phổ biến của internet đã dẫn đến sự gia tăng này.
“Vấn đề gian lận thi cử có lẽ đã có từ nhiều năm nay, nhưng sự phổ biến của internet đã khiến cho nhiều người biết đến các dịch vụ này hơn,” cô nói. “Và đối với những sinh viên có ý định sử dụng chúng, thì họ cũng dễ tiếp cận hơn.”
Còn các chuyên gia thì cho rằng áp lực thi cử đã dẫn đến việc nhiều sinh viên sẵn sàng trả đến cả trăm đô la để nhờ người khác làm bài hộ hoặc thi hộ.
“Chúng tôi nhận thấy gia đình của họ đã hy sinh rất nhiều để trả tiền cho khóa học, họ không đủ khả năng để chi trả cho một môn học đến hai lần, họ bắt buộc phải thi đậu, do đó họ chịu rất nhiều áp lực,” bà Susan Rowland thuộc Đại học Queensland nói với ABC.
Tuy nhiên hồi tháng 4 năm nay, chính phủ liên bang đã soạn thảo một dự luật nhằm trừng phạt những cá nhân hoặc tổ chức cung cấp dịch vụ gian lận thi cử (contract cheating) này, với mức phạt tối đa là $210,000 hoặc 2 năm tù.
Trong một tuyên bố, Tổng trưởng Giáo dục Dan Tehan nói rằng gian lận thi cử làm suy yếu giá trị của hệ thống giáo dục đại học Úc và cần phải được loại trừ.
“Bằng cấp của một trường đại học Úc rất có giá trị và Chính phủ Morrison đang bảo vệ khoản đầu tư của chúng ta trong giáo dục đại học, cũng như bảo vệ 35 triệu đô la mà sinh viên quốc tế mang lại, bằng cách xử lý các vụ gian lận,” ông nói.
“Dự luật này sẽ cung cấp cho TEQSA (Cơ quan Quản lý Tiêu chuẩn và Chất lượng Đại học) quyền tìm kiếm các lệnh của Tòa án Liên bang nhằm yêu cầu các nhà cung cấp dịch vụ internet chặn truy cập vào các trang mạng nội địa và quốc tế cung cấp các dịch vụ gian lận thi cử.”
Đáng chú ý là dự luật này chỉ trừng phạt những người cung cấp dịch vụ viết luận văn hoặc làm bài thi hộ, chứ không nhắm vào các sinh viên.
Cô Cai ủng hộ dự luật của chính phủ, nhưng mong muốn các trường đại học cung cấp nhiều hỗ trợ hơn cho sinh viên.
“Tôi nghĩ đối với nhiều người, gian lận là biện pháp cuối cùng khi họ thực sự không biết tìm sự hỗ trợ ở nơi đâu,” cô nói. “Sự hỗ trợ của trường đại học về mặt học thuật và ngôn ngữ, đặc biệt đối với các sinh viên dễ tổn thương như du học sinh, tất cả đều có thể được cải thiện.”
Nhiều trường đại học lớn tại Úc hiện đã áp dụng nhiều biện pháp hỗ trợ cũng như trừng phạt nhằm ngăn chặn tình trạng gian lận thi cử.
Giám đốc điều hành Universities Australia, bà Catriona Jackson cho biết: “Nếu bạn bị phát hiện gian lận, sẽ có một loạt các hình phạt được áp dụng – hoặc là bạn sẽ bị đánh rớt, hoặc là bạn có thể bị đuổi học.”
“Vì thế, bên cạnh những hỗ trợ, còn có những chế độ trừng phạt nghiêm khắc nếu gian lận nghiêm trọng và lặp đi lặp lại.”
Nguồn: Sbs.com.au
Tɦᴜốc ɓổ ƙɦôпɢ ɓằпɢ łɦực ρɦẩɱ ɓổ: Cácɦ cɦăɱ sóc пɢũ łạпɢ łốł пɦấł ɢiúρ ɓạп sốпɢ łɦọ ɦơп
Tɦeo các ɓác sĩ, sức ƙɦỏe củɑ пɢũ łạпɢ qᴜyếł ᵭịпɦ łᴜổi łɦọ củɑ ɓạп. Đây ℓà ɓí qᴜyếł ℓựɑ cɦọп łɦực ρɦẩɱ cɦăɱ sóc cơ łɦể łốł пɦấł ɓạп пêп łɦɑɱ ƙɦảo ᵭể ℓᴜôп ƙɦỏe ɱạпɦ ʋà łɾườпɢ łɦọ.