Warren Buffett chỉ ra sai lầm mà phần lớn chúng ta đều mắc phải khi dạy trẻ con về giá trị và đồng tiền
Kiếm tiền đã khó nhưng sử dụng thế nào cho đúng lại càng khó hơn. Nếu chỉ có duy nhất một người hiểu tầm quan trọng việc giáo dục ý thức về tài chính, chắc chắn đấy là Warren Buffett.
Trước khi trở thành giám đốc công ty Berkshire Hathaway, nhà đầu tư huyền thoại này đã bắt đầu nhiều mô hình kinh doanh nhỏ. Từ lúc 6 tuổi, ông đã mua một thùng 6 lon coke với giá 25 xu và bán lại mỗi lon 1 nickel (đơn vị tiền tệ Mỹ). Ông còn đi rao bán báo và kẹo từng nhà.
Buffett nói trong một lần phỏng vấn với trang CNBC vào năm 2013: “Bố là người có ảnh hưởng lớn nhất đến tôi. Tôi đã sớm học được rằng cần hình thành thói quen tốt từ bé. Tiết kiệm tiền cũng chính là bài học và thói quen tốt mà ông sớm dạy cho tôi”.
Khi được hỏi về sai lầm phổ biến các cha mẹ thường mắc phải, ngài tỷ phú cho biết: “Các bậc phụ huynh thường chỉ nói về vấn đề tài chính khi con cái họ đã lớn, đến tuổi thanh thiếu niên. Trong khi họ có thể giáo dục điều này từ nhỏ, khi chúng còn học mầm non”.
Thời gian là yếu tố chủ chốt
Trẻ em cần biết về vấn đề tiền bạc khi còn học MẦM NON. Theo quan điểm của Buffett và các nhà nghiên cứu tìm ra, 80% mức độ tăng trưởng của não bộ bắt đầu lúc 3 tuổi.
Một nghiên cứu khác từ đại học Cambridge cho thấy, trẻ em đã có thể ý thức được những khái niệm đơn giản về tiền từ lúc 3 đến 4 tuổi. Khi 7 tuổi, khả năng tiếp thu những kiến thức sử dụng tài chính đã phát triển.
Buffet chia sẻ: “Phần lớn cha mẹ đều biết dạy con cái về tài chính và cách quản lí chúng là quan trọng. Song, sự khác biệt giữa ‘biết’ và ‘hành động’ rất lớn”.
Theo một khảo sát năm 2018, với sự phản hồi từ 1014 bậc phụ huynh có con từ 8 đến 14 tuổi và hơn 1000 người trưởng thành từ 18 đến 24 tuổi cho thấy: Chỉ 4% cha mẹ bắt đầu giáo dục con cái mình về tài chính trước lúc chúng 5 tuổi, 30% dạy khi con họ đã 15 tuổi hoặc lớn hơn và 14% không hề bàn luận về vấn đề này.
Bài học Warren Buffett dạy các con của mình
Vào năm 2011, Buffett đã xuất bản một series hoạt hình trẻ em “Secret Millionaire’s Club” mà trong đó, ông là người hướng dẫn cho trẻ.
Chương trình tổng cộng có 26 tập, mỗi tập là một bài học tài chính như: cách sử dụng thẻ tín dụng, vì sao phải thống kê lại tình trạng sử dụng tiền của bản thân,…
Buffet trả lời phỏng vấn CNBC: “Tôi dạy 3 đứa con của mình những bài học như trong chương trình đó. Dù là những điều cơ bản nhưng lại rất quan trọng cho tương lai”.
Sau đây là một số cách cùng với lời khuyên của Warren Buffet dạy con bạn làm sao để quản lí tiền bạc.
1. Suy nghĩ linh hoạt
Mục đích của những bài học này là khuyến khích con bạn nhận ra không nên từ bỏ chỉ vì thất bại lúc đầu. Những bài học này giúp đứa trẻ có khả năng suy nghĩ sáng tạo và đột phá khi gặp các vấn đề tài chính trong tương lai.
Hoạt động có thể triển khai:
– Đưa con bạn đến viện bảo tàng hoặc triển lãm, trao đổi với chúng về phong cách nghệ thuật của các bức tranh. Sau đó, để chúng tự vẽ bức họa của riêng mình. Không cần là đồ vẽ chuyên nghiệp, hãy để lũ trẻ tự tìm dụng cụ trong chính căn nhà: thay vì là cọ vẽ, đứa trẻ có thể dùng tay, mảnh vải, …
– Tái sử dụng lại đồ dùng, phế phẩm. Cùng với trẻ, nghĩ ra cách sử dụng mới cho các đồ đã cũ hoặc không dùng được nữa, như: hộp ngũ cốc đã hết có thể làm nơi đựng tạp chí, nắp chai dùng làm quân cờ,… Việc này giúp đứa trẻ biết suy nghĩ nhiều chiều, tận dụng giá trị tối đa và có ý thức bảo vệ môi trường.
2. Học cách tiết kiệm tiền
Ben Franklin – chính trị gia, nhà khoa học, ngoại giao Mỹ từng nói: “Một xu tiết kiệm cũng là một xu làm ra”. Để lũ trẻ hiểu cách quản lí tiền bạc, cần phân biệt giữa cái cần và cái muốn.
Hoạt động có thể triển khai:
– Đưa cho trẻ 2 cái bình: một để tiết kiệm, một để tiêu dùng. Mỗi lần đứa trẻ được cho tiền, hãy nói với và tập cho chúng cách chia tiền vào 2 bình.
– Tạo một danh sách từ 5 đến 10 thứ lũ trẻ muốn mua. Sau đó, phân tích và hõi kĩ chúng từng thứ, những thứ nào là thích mua và những thứ gì thật sự cần thiết.
3. Phân biệt giá cả và giá trị
Ngay cả người lớn, đôi khi chúng ta mua thứ gì đó như quần áo, giày dép, đồ dùng chỉ vì cái mác thương hiệu, trong khi có thể mua những thứ có công dụng tương tự với giá rẻ hơn một nửa.
Cái đích cần đạt được sau bài học này là trẻ sẽ biết các cách mà những nhà quảng cáo khiến khách hàng mua sản phẩm, sử dụng dịch vụ của họ cũng như đánh giá được chất lượng, giá trị của đồ vật.
Hoạt động có thể triển khai:
– Viết danh sách các đồ cần mua. Cùng với trẻ xem các tờ rơi, website trang thương mại điện về các chương trình giảm giá. So sánh giá cả sản phẩm cần mua ở các nơi xem chỗ nào có giá cạnh tranh hơn.
– Lấy một cuốn tạp chí và chọn quảng cáo bất kì. Hỏi đứa trẻ: Cái gì họ đang cố bán? Thông điệp mà quảng cáo đang cố nhồi nhét vào chúng ta là gì? Điều gì khiến nó bắt mắt đến thế? Những thông tin này khiến người mua hàng cảm thấy như thế nào? Cách họ đang muốn chúng ta tiêu thụ sản phẩm?
4. Quyết định sáng suốt
Chìa khóa để có quyết định thông minh là nghĩ về những sự lựa chọn khác nhau sẽ có những kết quả như thế nào.
Hoạt động có thể triển khai:
Buffet gợi ý hãy cho đứa trẻ biết về quyết định cũng như quá trình đi đến lựa chọn đó của bạn. Ví dụ, nói với trẻ: “Bố mẹ muốn mua một chiếc tivi mới nhưng điều hòa đã hỏng, nếu không sửa thì mùa hè này chúng ta sẽ phải chịu nóng. Vì vậy, sau khi sửa điều hòa, chúng ta sẽ tiết kiệm lại tiền để mua tivi nhé”.
Tạo thói quen tiết kiệm tiền cho trẻ. Ví dụ, thay vì mua một quyển sách mới tinh, hãy hỏi chúng điều này có thực sự cần thiết vì có thể mượn sách từ thư viện.
Kết: không bao giờ là quá sớm
Giúp trẻ hình thành ý thức về tài chính là một trong những điều quan trọng cha mẹ có thể làm để đảm bảo một tương lai ổn định cho con cái.
Buffett nói trong chương trình tài chính: “Không bao giờ là quá sớm khi dạy con cái về giá trị đồng tiền, phân biệt giữa cần và muốn… Đấy đều là những vấn đề chúng sẽ đối mặt trong tương lai, và đương nhiên, biết càng sớm càng tốt”.
Link nguồn: http://kenh14.vn/warren-buffett-chi-ra-sai-lam-ma-phan-lon-chung-ta-deu-mac-phai-khi-day-tre-con-ve-gia-tri-va-dong-tien-20191109221922348.chn
Ly ɦôп ʋẫп cɦᴜпɢ ɢiườпɢ, łɦi łɦoảпɢ cɦồпɢ cũ lại cɦᴜyểп ƙɦoảп 5 łɾiệᴜ łɾả łìпɦ ρɦí
Kể ɾɑ cɦắc пɦiềᴜ пɢười sẽ ƙɦôпɢ łáп łɦàпɦ ʋới cácɦ sốпɢ củɑ eɱ ʋới cɦồпɢ cũ ɓây ɢiờ пɦưпɢ łɦực łế, пɢười łɾoпɢ cᴜộc пɦư eɱ lại ɾấł łɦoải ɱái.