RSS

Xin visa bảo lãnh vợ/chồng sang Úc sẽ dễ bị từ chối khi nào?

10:00 09/10/2018

Tuy không hẳn là một loại hồ sơ phức tạp, nhưng hồ sơ bảo lãnh vợ chồng cũng có thể bị trì hoãn nếu gặp phải một số trường hợp nhất định.

Với những hồ sơ nộp tại Úc, thường có nhiều trường hợp phức tạp hơn là so với nộp tại Việt Nam. Ở Việt Nam, hầu hết các trường hợp bị từ chối là vì lý do lời khai mâu thuẫn, không trả lời được câu hỏi khi phỏng vấn, hoặc không chứng minh được mối quan hệ là có thật.

Thường những hồ sơ nộp tại Úc bị từ chối nếu rơi vào những trường hợp như dưới đây.

Người đứng đơn đã từng phạm trọng án

Bộ Di trú có quyền từ chối đơn xin visa nếu như người đứng đơn đã từng phạm trọng án, vì lý do nhân thân không được trong sạch.

Theo định nghĩa của Bộ Luật Di trú, trọng án bao gồm: án chung thân, tử hình; án tù trên 12 tháng có thể là do một tội hay nhiều tội gộp lại; xin miễn tội với lý do bị bệnh tâm thần.

Tuy nhiên nếu một hồ sơ đã phạm trọng án thì vẫn không hẳn là không thể cứu vãn được, nếu như chứng minh được nhân thân tốt nhờ các chứng cứ bổ sung.

Vợ chồng chia tay trước khi nộp đơn xin thường trú nhân

Có nhiều mối quan hệ đã đổ vỡ trong thời gian chưa được cấp thường trú nhân, hoặc vì lý do một bên có người khác và muốn ly hôn.

Lấy ví dụ một người phụ nữ được chồng bảo lãnh sang Úc, trong thời gian chờ đủ điều kiện xin thường trú nhân thì người chồng có người khác nên muốn ly hôn.

Người vợ sẽ vẫn có cơ sở để xin visa thường trú cho dù hôn nhân hay mối quan hệ đã đổ vỡ không thể hàn gắn nếu như chứng minh được mình bị bạo lực gia đình hay có con chung với người chồng hiện tại. Người vợ sẽ chỉ cần có phán quyết của tòa án gia đình hay tòa án hình sự liên quan tới việc bảo vệ người đứng đơn khỏi sự hành hung của người chồng.

Tuy nhiên, cũng có không ít người lại tự bịa ra chuyện mình bị bạo hành để được ly hôn, tuy nhiên Bộ Di trú sẽ yêu cầu những giấy tờ sau đây để chứng minh chứ không chỉ nghe lời khai từ một phía:

- Bản tường trình của nhân viên cảnh sát nhận án bạo lực gia đình khi người đứng đơn là nạn nhân

- Lời khai của nhân viên xã hội tư vấn hỗ trợ cho người đứng đơn

- Lời khai của chuyên gia tâm lý điều trị cho nạn nhân

- Một số văn bản chính thức khác theo luật di trú.

Nếu như nghi ngờ thì Bộ Di trú sẽ gửi người đứng đơn tới một chuyên gia tâm lý do họ chỉ định, để có thể đánh giá hồ sơ xem người đứng đơn có thực sự là nạn nhân của bạo lực gia đình như lời khai hay không.

Lời khuyên đưa ra là đối với những hồ sơ phức tạp, mọi người nên đến gặp luật sư/chuyên viên tư vấn di trú để có được những giải pháp phù hợp với trường hợp của từng người, vì không hẳn là hồ sơ nào cũng chắc chắn 100% bị từ chối mà không thể cứu vãn.

Vì sɑo sáпɢ łɦức ɗậy пêп ăп ɱộł łɾái łáo? Đây là lý ɗo ăп łáo cầп ᵭúпɢ lúc

Vì sɑo sáпɢ łɦức ɗậy пêп ăп ɱộł łɾái łáo? Đây là lý ɗo ăп łáo cầп ᵭúпɢ lúc

Táo là ɱộł loại łɾái cây ᵭược пɦiềᴜ пɢười yêᴜ łɦícɦ ɓởi ʋị пɢoп ʋà пɦữпɢ lợi ícɦ sức ƙɦỏe ɱà пó ɱɑпɢ lại. Có пêп ăп łáo ƙɦi ᵭói ɦɑy ƙɦôпɢ? Câᴜ łɾả lời có łɦể ƙɦiếп ɓạп пɢạc пɦiêп.