'Người giàu ngày càng giàu, người nghèo ngày càng bị ô nhiễm'
Lần đầu tiên người ta biết được những người nghèo ở Úc phải sống trong môi trường bị ô nhiễm như thế nào. Trong khi một phúc trình khoa học kết luận rằng điều kiện khắc nghiệt của thay đổi khí hậu có thể làm cho các sinh vật ở Úc bị tuyệt chủng hoặc bị tiêu diệt theo phản ứng domino.
Lần đầu tiên, mức độ ô nhiễm được định vị trên bản đồ trong một phúc trình có tên “The Dirty Truth” do tổ chức bảo tồn Australian Conservation Foundation thực hiện.
Phúc trình cho thấy có hơn 90% cơ sở gây ô nhiễm đang nằm tại các vùng ngoại ô tập trung hầu hết là các gia đình có thu nhập trung bình và thấp.
Chỉ có 0,1% những cơ sở gây ô nhiễm nằm tại khu vực giàu có của Úc, nơi mà thu nhập trung bình của gia đình ở mức trên $3.000/tuần.
Với người nghèo thì sống ở gần nhà máy lọc dầu, nhà máy phát điện hay một mỏ than không phải là điều họ có thể tránh khi đi thuê hay mua nhà.
Kết quả bản phúc trình đã làm cho các cư dân tại những nơi bị ô nhiễm nhiều cảm thấy bùi ngùi.
"Nó làm tôi chú ý. Vất vả với cuộc sống hàng ngày tôi đâu có nhìn thấy ô nhiễm không khí. Nó như là vô hình nhưng bao quanh chúng tôi," người tài xế xe tải này nói.
"Tôi lo lắng cho những thế hệ kế tiếp, cho mấy đứa cháu của tôi. Tôi lo lắng cho tương lai tụi nó hơn là của tôi," một bà đã về hưu nói.
Theo phúc trình này các gia đình có thu nhập thấp là đối tượng đang phải gánh chịu nạn ô nhiễm môi trường tại Úc, nguyên nhân dẫn đến khoảng 3.000 ca chết yểu mỗi năm.
Matt Rose, giám đốc kinh tế của Tổ chức Bảo tồn Úc nói tác động lên sức khỏe là điều đáng lo ngại nhất.
"Ô nhiễm không khí giết chết khoảng 3 ngàn ngpời Úc hàng năm, do đó đây là vấn đề lớn. Ô nhiễm không khí liên quan đến bệnh hen suyển hoặc các loại bệnh đường hô hấp khác."
Một thị trấn ở Queensland, Mt Isa, nơi có mỏ than Glencore, đã được xác định là khu vực ô nhiễm nhất, tiếp sau là Newman ở Tây Úc và vùng Hunter Region tại NSW.
Trong 5 vùng ô nhiễm nhất, có 3 vùng bị ô nhiễm là do khí thải từ những nhà máy chạy bằng than. Hai vùng còn lại chịu chất thải từ các mỏ khai thác than.
Ở những vùng thành thị, tại một số khu vực gần các thành phố lớn, người dân cũng đang phải sống trong cảnh đối mặt với mức độ ô nhiễm cao.
Chẳng hạn, Botany Bay ở Sydney, Parmelia gần Perth, Altona ở Melbourne, và Port Adelaide đã được xướng tên là những khu vực ô nhiễm nặng nề.
Dân biểu Lao Động Matt Thistlethwaite đại diện cho đơn vị Kingsford Smith, bao gồm Botany, kêu gọi chính phủ và các nhà máy trong khu cần phải làm nhiều hơn nữa để bảo vệ dân chúng.
"Có vẻ là người giàu ngày càng giàu hơn và ngpời nghèo càng bị ô nhiễm nhiều hơn, điều đó đơn giản là không tốt trong một xã hội Úc hiện đại. Chúng ta là một nước giàu có đời sống rất cao kia mà."
Ông Matt Rose của Australian Conservation Foundation nói rằng điều quan trọng là mức sống tiêu chuẩn phải đồng đều trong xã hội.
"Có những cái bất nhất tại Úc. Đôi khi tiêu chuẩn của chúng ta không cao bằng ở Âu Châu và Mỹ, thậm chí còn thua cả Trung Quốc trong một số trường hợp."
"Chúng ta biết rất nhiều người Úc khi đi mua nhà hoặc thuê nhà, họ không thể lựa chọn ở những nơi họ muốn. Nhất là đối với những người có thu nhập trung bình hoặc thấp, điều quan trọng là những người này cũng hưởng được những tiêu chuẩn phù hợp đối với ô nhiễm không khí, bởi vì họ không có nhiều sự lựa chọn nơi sinh sống."
Bản phúc trình đã nghiên cứu dữ liệu phát thải lấy từ National Pollutant Inventory, bao gồm lượng phát thải hàng năm của tất cả những loại chất thải từ các cơ sở cũng như vị trí địa lý, bên cạnh đó là thu nhập trung bình của hộ gia đình hàng tuần.
Trong một diễn biến khác, một phúc trình khoa học kết luận rằng điều kiện khắc nghiệt của thay đổi khí hậu có thể làm cho các sinh vậy bị tuyệt chủng, và hoặc bị tiêu diệt theo phản ứng domino.
Kết quả cuộc nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí khoa học ấn hành trên internet, Scientific Reports, sau khi các nhà khoa học của Úc và Ý nghiên cứu 2 ngàn trái đất ảo khi họ liên kết giữa các loài thực vật và động vật lại với nhau.
Giáo sư của đại Flinders University, Corey Bradshaw, đồng tác giả của phúc trình giải thích.
"Chúng tôi thu thập dữ liệu của các loài thực vật và động vật máu nóng máu lạnh, và liên kết chúng lại dựa theo môi trường chúng sinh sống, và là tất cả mọi sinh vật, từ con voi cho đến vi khuẩn."
Hàng ngàn loài sinh vật trên trái đất có cuộc sống phụ thuộc vào nhau. Ví dụ có loại cây chỉ đâm hoa nở nhụy nhờ vào một loài ong duy nhất mà thôi, vì vậy nếu loài ong đó tuyết chủng thì cây này cũng không thể tồn tại. Vẫn giáo Bradshaw giải thích.
"Nếu anh mất đi một sinh vật trong mạng lưới, anh sẽ có phản ứng dây chuyền. Chúng tôi muốn tìm hiểu xem có bao nhiêu loài có thể bị hủy diệt bằng cách chỉ nghiên cứu một vyếu tố đó là sức chịu đựng nhiệt độ khắc nghiệt của các sinh vật."
Nghiên cứu trong 25 năm nay, nhà sinh vật học làm việc tại New South Wales, Wendy Hawes, tin rằng nhiều loài có thể bị tuyệt chủng nếu nhiệt độ địa cầu cứ tiếp tục ấm lên.
"Bởi vì thực vật và động vật thích nghi với môi trường cho nên một khi khí hậu biến đổi thì chúng cũng phải di chuyển để đáp ứng các nhu cầu mới của cơ thể."
Nhà bảo vệ thiên nhiên, Jess Panegyres thúc giục giới hữu trách cần có thêm các biện pháp để giảm thiểu tác động của khí hậu biến đổi để bảo vệ các sinh vật ở Úc nói chung.
"Một trong những chuyện tốt nhất chúng ta có thể làm là phải bảo vệ cho được môi trường sinh thái của các loài chúng ta đang có để giúp chúng thích nghi với tình trạng biến đổi khí hậu. Một chuyện khác chúng ta có thể làm là có hành động càng nhanh chóng chừng nào càng tốt chừng ấy."
Nguồn: Sbs.com.au
Tɦᴜốc ɓổ ƙɦôпɢ ɓằпɢ łɦực ρɦẩɱ ɓổ: Cácɦ cɦăɱ sóc пɢũ łạпɢ łốł пɦấł ɢiúρ ɓạп sốпɢ łɦọ ɦơп
Tɦeo các ɓác sĩ, sức ƙɦỏe củɑ пɢũ łạпɢ qᴜyếł ᵭịпɦ łᴜổi łɦọ củɑ ɓạп. Đây ℓà ɓí qᴜyếł ℓựɑ cɦọп łɦực ρɦẩɱ cɦăɱ sóc cơ łɦể łốł пɦấł ɓạп пêп łɦɑɱ ƙɦảo ᵭể ℓᴜôп ƙɦỏe ɱạпɦ ʋà łɾườпɢ łɦọ.