10 điều cần đặc biệt lưu ý khi nộp hồ sơ bảo lãnh bạn đời tại Úc
Khi bạn muốn hộp hồ sơ kết hôn, đính hôn hoặc sống chung không hôn thú tại Úc, bạn lo lắng không biết cần làm những thủ tục gì. Hãy cùng tham khảo những vấn đề cần lưu ý sau đây.
1. Ly hôn sau bao lâu thì được kết hôn và bảo lãnh người mới?
Chỉ cần có giấy ly dị là đã được hợp pháp kết hôn người mới.
Về vấn đề bảo lãnh, lần bảo lãnh sau phải cách 5 năm tính từ ngày nộp đơn bảo lãnh người trước, hoặc nếu sponsor là người từng được bảo lãnh theo visa kết hôn, 5 năm tính từ ngày sponsor được bảo lãnh theo visa kết hôn, trừ khi thỏa mãn các điều kiện được nêu trong câu hỏi trước.
2. Người bảo lãnh có cần chứng minh tài chính?
Không. Hiện tại Bộ Di trú không yêu cầu người bảo lãnh phải thỏa mãn yêu cầu nhất định nào về tài chính. Tuy nhiên, người bảo lãnh phải cam kết sẽ chịu trách nhiệm hoàn toàn về vấn đề tài chính cho người được bảo lãnh trong vòng 2 năm tính từ ngày đến Úc (đối với hồ sơ nộp từ nước ngoài) hoặc từ ngày có được Partner visa (nếu nộp hồ sơ từ trong lãnh thổ Úc).
Ngoài ra, người bảo lãnh cần cam kết sẽ hỗ trợ các khoản cần thiết, như chi phí chăm sóc con cái, để người được bảo lãnh có thể tham gia các khóa học tiếng Anh.
3. Nếu từng bị từ chối Partner visa khi đang ở Úc thì có được tiếp tục nộp thêm hồ sơ Partner mới?
Không được. Bắt buộc phải rời khỏi Úc mới được nộp tiếp hồ sơ Partner mới.
4. Có được bảo lãnh khi từng phạm tội?
Việc này còn tuỳ thuộc vào án phạt mà người bảo lãnh đã mắc phải. Theo Luật Di trú hiện hành, chỉ khi người bảo lãnh đã từng phạm các tội liên quan đến bạo lực, quan hệ tình dục với trẻ em, sử dụng vũ khí, buôn bán người trái phép, nô lệ hóa, bắt cóc hoặc bắt giữ người trái phép, giết người, đe dọa bạo lực thì mới bị hạn chế quyền bảo lãnh hôn thê/ hôn phu và người phụ thuộc đi kèm hồ sơ.
Trong trường hợp người bảo lãnh đã từng bị kết án liên quan đến bạo lực gia đình hoặc xâm hại tình dục trẻ em, thì hồ sơ bảo lãnh sẽ bị từ chối nếu một trong các đương đơn hay người phụ thuộc đi kèm dưới 18 tuổi.
Tuy nhiên, Luật Di trú hiện hành vẫn có thể cho phép người mắc các tội kể trên được bảo lãnh, nếu thỏa mãn một trong các trường hợp sau:
a. Thời gian đã trôi qua kể từ khi người bảo lãnh phạm tội trên 10 năm
b. Vì lợi ích của con cái chung giữa người bảo lãnh và người được bảo lãnh
c. Xem xét yếu tố về thời gian hôn nhân/ mối quan hệ giữa người bảo lãnh và người được bảo lãnh.
5. Nếu đã bị hủy visa thì có được ở lại Úc để nộp visa kết hôn không?
Vẫn có thể được nếu có "lý do đủ thuyết phục và mang tính nhân đạo" (“compelling and compassionate reasons”), và đương đơn có thể chứng minh được là việc bị hủy visa nằm ngoài sự mong muốn và khả năng kiểm soát của đương đơn.
6. Nếu đã bảo lãnh 2 người bạn đời thì có được bảo lãnh thêm nữa?
Vẫn có thể bảo lãnh thêm nếu thỏa mãn một trong các điều kiện sau:
- Nếu người bạn đời trước đây đã qua đời, hoặc
- Nếu người bạn đời trước đây bỏ đi, để lại con nhỏ, hoặc
- Nếu người bảo lãnh và người được bảo lãnh quen nhau đã lâu (long-standing relationship).
- Nếu người bảo lãnh và người được bảo lãnh có con chung
Định nghĩa long-term relationship:
- 3 năm nếu chưa có con
- 2 năm nếu có con chung
7. No further stay condition 8503 là gì? Nó có ảnh hưởng gì đến việc nộp hồ sơ Partner visa hay không?
Nếu trên visa của bạn có No further stay 8503 condition, bạn sẽ không được quyền nộp thêm hồ sơ nào khác khi đang ở Úc, mà phải rời khỏi Úc thì mới được nộp xin các loại visa khác. (trừ các trường hợp rất đặc biệt liên quan đến tị nạn theo công ước quốc tế).
8. Trong trường hợp quen nhau chưa đủ 12 tháng thì có được nộp hồ sơ bảo lãnh theo dạng sống chung không hôn thú (de-facto relationship)?
Vẫn được nếu cả hai đăng ký giấy chứng nhận sống chung tại cơ quan có thẩm quyền và được cơ quan này cấp giấy chứng nhận.
Ví dụ, ở tiểu bang Victoria, các bạn có thể đăng kí de-facto relationship tại Registry of Births, Deaths and Marriages. Thời gian xử lý hồ sơ là 28 ngày.
9. Trong khi đã nộp hồ sơ Prospective Marriage mà đổi ý muốn kết hôn thì hồ sơ Prospective Marriage sẽ được Bộ Di trú xử lý như thế nào?
Theo Luật Di trú hiện hành, nếu đã nộp đơn Prospective marriage, trong thời gian Bộ Di trú vẫn đang xét duyệt hồ sơ, chưa ra quyết định, mà có giấy kết hôn, thì hồ sơ Prospective marriage sẽ được Bộ Di trú chuyển sang xét duyệt như hồ sơ Partner mà không cần nộp lại hồ sơ mới.
10. Những hồ sơ Prospective Marriage đã bị Bộ Di trú từ chối, đang khiếu nại ra Tòa, cần có hướng xử lý như thế nào để không cần phải ra Tòa mà vẫn được Bộ Di Trú cứu xét nhanh chóng và hiệu quả?
Bạn có thể kết hôn tại Việt Nam, và cung cấp giấy kết hôn cho tòa để tòa gửi hồ sơ lại cho Bộ Di trú xét duyệt.
3 coп ɢiáρ пằɱ cɦơi łiềп ɾơi łɾúпɢ ᵭầᴜ, qᴜý пɦâп łɦeo ɢół ɢiúρ sự пɢɦiệρ lêп cɑo ʋᴜп ʋúł, ɢiàᴜ có пức ɗɑпɦ
Nɦữпɢ coп ɢiáρ пày ɱɑy ɱắп ʋậп łɾìпɦ ɦɑпɦ łɦôпɢ, có cơ ɦội łɦể ɦiệп łài пăпɢ, пâпɢ cɑo łɦᴜ пɦậρ.