RSS

Hướng Dẫn Định Cư: Các thay đổi trong Visa bảo lãnh cha mẹ trong năm tài chính mới

07:00 12/07/2018

Chính phủ Úc mới nhượng bộ trong kế hoạch trước đây về việc gia tăng gấp đôi mức lợi tức của người nộp đơn để xin visa bảo lãnh cha mẹ.

Tuy nhiên vào tháng 7 nầy một số thay đổi khác đã được giới thiệu có thể ảnh hưởng đến các ứng viên nộp đơn xin visa bảo lãnh cha mẹ.

Thêm vào việc gia tăng thời gian cứu xét, các đại diện di trú đang chờ đợi những thay đổi thêm nữa.

Kể từ nay, mọi đơn xin visa bảo lãnh cha mẹ phải nộp trực tiếp đến Trung tâm Visa ở Perth.

Trong khi điều nầy nghe có vẻ đơn giản công việc, thì luật sư di trú Kris Ahn thuộc văn phòng Di trú Crux cho biết, thủ tục khiến cho công việc thêm phức tạp.

“Do đơn phải gởi đến Perth, chúng ta phải chắc chắn rằng hồ sơ được gởi bằng cách nhanh nhất hay với một số để theo dõi, để chúng ta biết Trung tâm Visa có nhận được tài liệu hay không, bởi vì nó có thể là nếu Trung tâm không nhận được đúng hạn và chúng ta không biết nó có lạc mất hay không nữa".

"Vì vậy đó là chuyện thực sự quan trọng để bảo đảm rằng Trung tâm nận được đơn”, Kris Ahn.

Chi phí đăng ký cũng gia tăng khoảng hai phần trăm.

Các bậc cha mẹ nộp đơn xin visa tạm thời 173 thuộc hạng cha mẹ đóng góp phải trả 2,595 đô la thay vì 2,540 đô la.

Phân hạng visa143 của các bậc cha mẹ đóng góp vĩnh cửu, và phân hạng 884 cho các cha mẹ cao niên đóng góp vĩnh viễn thì người nộp đơn xin cấp thị thực vĩnh viễn cho cha mẹ thuộc phân hạng 864 phải trả 3,855 đô la, đó là thêm 85 đô la nữa.

Ông Kris Ahn nói rằng, các cha mẹ chờ đợi lâu hơn để có được visa, ngay cả khi họ chọn con đường xin visa đóng góp đắt tiền hơn.

“Chúng ta đã từng trải qua những vụ gia tăng liên tục trong thời gian cứu xét đơn. Chỉ mới năm rồi, khi chúng ta nhìn vào thời gian duyệt xét ước lượng của Trung tâm, thì nó thường cho biết là khoảng 3 năm, nay thì từ 4 năm rưỡi, việc nầy cho các visa bảo lãnh cha mẹ có đóng góp, các bậc cha mẹ rõ ràng sẽ già đi, và sức khỏe cũng không còn tốt và việc nầy có thể ảnh hưởng đến kết quả của các visa bảo lãnh cha mẹ”.

Văn phòng di trú của ông Ahn đã nhận được nhiều câu hỏi về visa bảo lãnh cha mẹ.

Khách hàng của ông đã vượt qua sự hoảng sợ từ kế hoạch hiện tại của chính phủ, nay có kế hoạch xin tái xét để tăng gấp đôi ngưỡng thu nhập của những người xin visa bảo lãnh cha mẹ.

Nhiều người đang vội vã để có các đơn xin, trước khi chính sách thay đổi một lần nữa.

“Chính phủ hiện tại hiện đặt ra các thủ tục rườm rà cho nhiều visa khác nhau. Những thay đổi chính yếu liên quan đến visa làm việc, mới đây cũang là diện di dân tổng quát có tay nghề".

"Số điểm ít nhất từ 60 nay tăng lên 65 và những thay đổi nầy dường như khiến cho việc di dân sang Úc khó khăn hơn một chút”, Kris Ahn.

Còn bà Natalya Khodan, một đại diện di trú cao cấp tại văn phòng di trú Acacia, cũng nhận thấy nhiều quyền lợi hơn trong các đơn xin visa của các bậc cha mẹ.

Bà hy vọng sẽ thấy những thay đổi tiếp theo, đối với loại visa bảo lãnh cha mẹ.

“Cũng chưa biết chắc được là bảo trợ tài chánh có gia tăng hay không nữa. Có tiên đoán là nó sẽ gia tăng trong năm tới, không chỉ về chuyện lương bổng của công dân hay thường trú nhân Úc, mà còn là số tiền ký quỹ mà các đương đơn phải trả cũng tăng lên nữa”.

“Vì vậy các đơn xin với đầy đủ bằng chứng hỗ trợ dường như được cứu xét nhanh hơn nhiều những người không đủ, nếu họ không có thông tin cần thiết và các bằng chứng hỗ trợ, thì Bộ Di Trú thường liên lạc với các ứng viên để yêu cầu có thêm thông tin và rõ ràng là làm chậm lại toàn bộ tình trạng duyệt xét”, Kris Ahn.

Việc chờ trong hàng đợi từ 30 đến 50 năm, không phải là một lựa chọn cho các bậc cha mẹ lớn tuổi do không có đủ thời gian.

Với chi phí cao hơn liên quan đến cách thức visa đóng góp nhanh hơn nhiều, khách hàng của bà Khodan đang bắt đầu chỉ mang theo một cha hay mẹ thay vì cả hai đến Úc.

“Trong một số trường hợp, chúng tôi chứng kiến tình trạng cha mẹ bị tách lìa ra, chẳng hạn như trường hợp bà mẹ sẽ sangÚc còn người cha ở lại để giảm bớt chi phí cho cà gia đình, hay ngược lại cha đi nhưng mẹ ở lại".

"Một người nhận được visa, còn người kia chỉ đến đây bằng visa du lịch mà thôi”, Natalya Khodan.

Để tăng tốc độ, các bậc cha mẹ trẻ hơn có thể nộp đơn xin di trú có tay nghề cao, theo visa của Đề án Tuyển dụng với visa186 hoặc visa thuộc Chương Trình Tài trợ Khu vực 187, nhưng đó không phải là lựa chọn nữa với giới hạn độ tuổi đã giảm xuống còn 45 thay vì 50.

Nhiều người đang nhập cảnh vào Úc với visa du khách, thế nhưng cha mẹ sống ở những vùng không ổn định của thế giới, phải đối mặt với một thời gian khó khăn hơn để được phép viếng thăm gia đình của họ.

Thường trú nhân sinh ra tại Iran, bà Maryam ban đầu không có kế hoạch mang cha mẹ đến Úc vĩnh viễn.

Thế nhưng kể từ khi đơn xin visa du lịch của họ bị từ chối hai lần chỉ trong hai năm, bà Maryam phải nộp đơn xin visa thuộc diện cha mẹ đóng góp cho mẹ bà.

“Việc đó trở thành mối quan ngại cho chúng tôi, nếu chúng tôi là thường trú nhân của một nước, dĩ nhiên là có gia đình và muốn cha mẹ đến nước nầy và nếu chính phủ từ chối việc đó, thì cuộc sống của tôi sẽ rất khổ sở, đó chỉ là một cách thức khiến chúng tôi thực sự cảm thấy, sau khi bị từ chối với visa du lịch”.

Trong chương trình di trú 2017-18 ,chính phủ Úc đã phân bổ 1.500 visa không đóng góp và 7.715 phụ huynh đóng góp.

Ông Ahn khuyến cáo rằng, người nộp đơn cung cấp càng nhiều thông tin càng tốt, để giảm thời gian chờ đợi của họ.

“Vì vậy các đơn xin với đầy đủ bằng chứng hỗ trợ dường như được cứu xét nhanh hơn nhiều những người không đủ, nếu họ không có thông tin cần thiết và các bằng chứng hỗ trợ, thì Bộ Di Trú thường liên lạc với các ứng viên để yêu cầu có thêm thông tin và rõ ràng là làm chậm lại toàn bộ tình trạng duyệt xét”, Kris Ahn.

Nguồn: Sbs.com.au

Tɦɑi пɦi ρɦáł ᵭi пɦữпɢ łíп ɦiệᴜ пày, ɱẹ ɓầᴜ ƙɦôпɢ ƙịρ ɦiểᴜ ɗễ ɱấł coп ɱãi ɱãi

Tɦɑi пɦi ρɦáł ᵭi пɦữпɢ łíп ɦiệᴜ пày, ɱẹ ɓầᴜ ƙɦôпɢ ƙịρ ɦiểᴜ ɗễ ɱấł coп ɱãi ɱãi

Các ɓác sĩ ʋề sảп ƙɦoɑ ƙɦᴜyếп cáo ɾằпɢ, ɱẹ ɓầᴜ пêп cɦú ý ᵭếп пɦữпɢ cử ᵭộпɢ ɓấł łɦườпɢ củɑ łɦɑi пɦi ʋì пó có łɦể cɦíпɦ là “łiếпɢ ƙêᴜ cứᴜ” ɱà coп ɢửi ᵭi. Nếᴜ ƙɦôпɢ ƙịρ łɦời ρɦáł ɦiệп, ɾấł có łɦể sẽ có пɦữпɢ ɦậᴜ qᴜả ƙɦôп lườпɢ xảy ɾɑ.