RSS

1/10 số lao động ở Úc thuộc diện thị thực lao động tạm thời?

05:00 05/04/2018

Thư ký Hội đồng Công đoàn Úc (ACTU) Sally McManus đã kêu gọi chính phủ Úc chấm dứt chương trình cấp thị thực lao động tạm thời.

Trong một bài phát biểu tại National Press Club, bà nói: “Theo báo cáo Thượng viện năm 2016, có 1,4 triệu người có thị thực với quyền làm việc tại Úc.”

“Số đó chiếm 1/10 tổng số lao động cả nước. Cứ 10 công nhân trong lực lượng lao động Úc thì có 1 người thuộc diện thị thực tạm thời.”

Bà McManus cũng nhận xét tương tự trên kênh RN Breakfast của ABC: “Chúng ta đang đối mặt với vấn đề 1/10 tổng số lao động trong diện thị thực lao động tạm thời.”

Tuyên bố đó liệu có chính xác? RMIT ABC Fact Check tiến hành điều tra số liệu và thực tế.

Kết quả nghiên cứu của Fact Check

Tuyên bố của McManus là không có căn cứ.

Kết luận của bà dựa trên giả định rằng tất cả những người có thị thực tạm thời với quyền làm việc đều đang có việc làm.

Theo các chuyên gia nghiên cứu, không thể chứng minh giả định trên là đúng hay sai, vậy nên chỉ có thể ước lượng tỷ lệ có việc làm trong các nhóm thị thực tạm thời khác nhau.

Fact Check được cung cấp dữ liệu từ Cục Thống kê Úc (ABS), trong đó tập trung vào phần trăm người di cư tạm thời thực tế đang làm việc. Tuy nhiên ABS lưu ý rằng những số liệu này này có thể không hữu ích cho mục đích nghiên cứu của Fact Check.

Khi nghiên cứu từng loại thị thực tạm thời với các quyền lao động kèm theo, Fact Check không thể xác định có bao nhiêu người có thị thực tạm thời đang làm việc tại Úc.

Hầu hết những người có thị thực tạm thời không nhất thiết phải làm việc, và trên hệ thống dữ liệu không thể hiện được số đó.

Các dữ liệu không loại trừ số lượng trẻ em khỏi nhóm người phụ thuộc khác (thuộc thị thực tạm thời thứ cấp), khiến cho không thể tính được có bao nhiêu người thuộc diện thị thực tạm thời trong độ tuổi lao động cũng như bao nhiêu người thực tế đang làm việc.

Số lượng thị thực tạm thời do Chính phủ cấp không những đem đến “khó khăn” cho công nhân Úc, mà cũng khiến giới chuyên gia phải tranh cãi.

Cấp thị thực lao động có tay nghề cao là biện pháp để lấp khoảng trống trong thị trường lao động của Úc. Điều này cũng khiến lao động Úc phải cạnh tranh với lao động nước ngoài trong một số ngành.

Thực tế, người được cấp thị thực tạm thời chỉ được phép làm các công việc không yêu cầu tay nghề. Phần lớn họ làm các công việc thời vụ và bán thời gian, do đó không cạnh tranh với lao động Úc đang tìm việc làm toàn thời gian.

Thị thực lao động tạm thời là gì?

Thị thực lao động tạm thời cấp cho di dân và du khách nước ngoài sống và làm việc tại Úc trong một khoảng thời gian nhất định.

Thị thực phổ biến là thị thực Lao động có tay nghề tạm thời (Temporary Skilled Work visa), thường được gọi là thị thực 457.

Thị thực 457 cho phép những người nhập cư có tay nghề làm trong các lĩnh vực đặc biệt tại Úc với thời gian lên đến bốn năm.

Úc đã bãi bỏ thị thực 457 và thay thế bằng thị thực Lao động có tay nghề ngắn hạn tạm thời (Temporary Skills Shortage visa), bao gồm các lựa chọn ngắn và dài hạn, cho phép người di cư sống và làm việc tại Úc trong thời gian lên đến hai hoặc bốn năm.

Một số thị thực tạm thời khác cũng cấp quyền lao động tuy nhiên không phải là thị thực lao động rõ ràng.

Trong đó, thị thực Sinh viên (Student Visa), Tạm thời sau tốt nghiệp (Temporary Graduate Visa) và Làm việc trong kỳ nghỉ (Working Holiday Visa) cho phép người nước ngoài làm việc tại Úc, mặc dù Student Visa và Working Holiday Visa hạn chế về thời gian và loại công việc được phép làm.

Student Visa chỉ cho phép làm việc 40 tiếng mỗi hai tuần trong học kỳ (không hạn chế trong thời gian nghỉ giữa kỳ), trong khi Working Holiday Visa chỉ được làm việc ở một nơi trong tối đa sáu tháng.

Một loại thị thực tạm thời khác là Thị thực loại đặc biệt (phân lớp 444)- Special Category visa (subclass 444) cho phép công dân New Zealand sống, làm việc và học tập tại Úc vô thời hạn.

Thị thực được phân loại sơ cấp và thứ cấp, sơ cấp là thị thực tạm thời được cấp cho người nộp đơn và thị thực thứ cấp cho vợ chồng hoặc người phụ thuộc của đương đơn.

Những hạn chế về việc làm không được áp dụng đối với người có thị thực thứ cấp.

Nghiên cứu số liệu cụ thể.

Tuyên bố của McManus dựa trên báo cáo “ Khai thác Lao động thị thực tạm thời” của Chính phủ liên bang trình lên Thượng nghị viện 2016.

Báo cáo này dựa trên số liệu của Bộ Nội vụ cho thấy có 1,88 triệu người có thị thực tạm thời tại Úc vào tháng 3 năm 2015, trong đó có khoảng 1,4 triệu người được cấp quyền làm việc.

Báo cáo liệt kê các loại thị thực lao động 457, Student, Temporary Graduate, New Zealand và Working Holiday

Loại thị thực Sơ cấp Thứ cấp Tổng
New Zealand 648,993 0 648,993
Student 361,742 51,381 413,123
Temporary Graduate 18,220 4,801 23,021
Thị thực 457 106,755 86,403 193,158
Working Holiday 160,275 0 160,275
Tổng số 1,295,985 142,585 1,438,570

* Thị thực thứ cấp không áp dụng cho các thị thực New Zealand và Working Holiday

Nguồn: Sự tàn phế quốc gia: Khai thác lao động Thị thực Làm việc Tạm thời (trang 15)

ACTU đã tính toán bằng cách chia 1,4 triệu thị thực tạm thời cho tổng số lao động tại Úc trong cùng thời kỳ, kết quả được 11,99%.

Con số này tương đương với 1/10 số lao động tại Úc thuộc diện thị thực tạm thời.

Tuy nhiên, kết luận đó chỉ đúng khi tất cả những người có thị thực tạm thời đều được tuyển dụng.

Số liệu trên thể hiện số thị thực tạm thời từ tháng 12/2016 trở về trước.

Áp dụng logic tương tự như trên, số liệu mới hơn cũng củng cố quan điểm rằng hơn 1/10 công nhân – 11,18%, trên thực tế – sở hữu thị thực tạm thời.

Loại thị thực Tổng số
New Zealand 646,830
Student 355,760
Temporary Graduate 37,240
Thị thực 457 150,220
Working Holiday 148,500
Tổng số 1,338,550

Nguồn: Nhập cư tạm thời tại Úc 31/12/2016 (Trang 3)

Nguồn số liệu có đáng tin cậy?

Tuyên bố của Ms McManus dựa trên giả định tất cả 1,4 triệu người có thị thực tạm thời với quyền làm việc được tuyển dụng, mặc dù không có căn cứ để chứng minh điều này.

Fact Check đã đề nghị ABS cung cấp dữ liệu liên quan đến lao động và số người được cấp thị thực tạm thời.

Trong báo cáo “Đặc điểm của người di cư mới” của ABS đã phân loại người di cư, bao gồm cả số người cư trú tạm thời tại Úc vào tháng 12 năm 2016.

Tuy nhiên, báo cáo trên không xác định rõ số người có thị thực tạm thời được cấp quyền làm việc tại Úc.

Hệ thống ABS cũng cung cấp cho Fact Check bản “Khảo sát về Trình độ và Công việc năm 2015-2016”, cho thấy những người di cư có thị thực tạm thời chỉ chiếm 1,9% số người lao động ở Úc – thấp hơn nhiều so với tuyên bố của McManus.

Theo kết quả Cuộc khảo sát trên, tổng số người được cấp thị thực tạm thời ở Úc với quyền làm việc là 368.500 người. (tương đương với số thị thực sinh viên trong số liệu của Sở Nội vụ cùng kỳ).

ABS ước tính rằng 62% trong số đó có việc làm. (228.200 người)

Khác biệt trong báo cáo của ABS so với Bộ Nội vụ là do công dân New Zealand không được tính là người có thị thực tạm thời trong cuộc khảo sát, và khảo sát đã được tiến hành trong tháng mười hai khi nhiều sinh viên đã rời khỏi đất nước.

Tuy nhiên, ABS cũng đưa ra một số lưu ý khác.

“Đối tượng của cuộc khảo sát là cư dân thường trú ở Úc, nghĩa là đã sống ở Úc trong 12 tháng trở lên hoặc dự tính định cư ở Úc trong 12 tháng trở lên”

“Nhiều người có thị thực tạm thời đang làm việc, nhưng không đáp ứng điều kiện trên nên không nằm trong diện khảo sát”

Một yêu cầu nữa là người được khảo sát phải có nhà ở riêng.

“Thực tế, có nhiều người không ở một nơi cố định hoặc không sống ở nhà riêng – ví dụ như người có thị thực Working Holiday – không được thể hiện trong kết quả khảo sát “.

Cuối cùng, dường như không thể xác định chính xác tỷ lệ có việc làm của người diện thị thực tạm thời.

Phân tích dữ liệu

Fact Check đã xem xét từng loại thị thực lao động tạm thời để đánh giá tác động của họ đối với lực lượng lao động  Úc.

Phải chăng cứ mỗi 10 công nhân thì có người diện thị thực làm việc tạm thời?

Nói chung, không thể khẳng định chắc chắn điều đó đúng hay sai.

Giả sử tất cả sinh viên, sinh viên tốt nghiệp, công nhân lành nghề và người có thị thực thứ cấp đang làm việc, và xu hướng tuyển dụng của những người lao động ở New Zealand vẫn ổn định, 8,5%  người lao động ở Úc sẽ là những người có thị thực tạm thời – không ít hơn 1/10 là mấy.

Tuy nhiên, không xác định được bao nhiêu người giữ thị thực tạm thời đang làm việc.

Một số loại thị thực cũng không phân định rõ được người có thị thực sơ cấp và thứ cấp, cũng như không tính toán được có bao nhiêu trẻ em trong tổng số thị thực New Zealand.

Ý kiến của chuyên gia

Theo Giáo sư McDonald, những người Úc thất nghiệp không cạnh tranh với những người có thị thực Temporary Skills Shortage, bởi họ chiếm ít hơn 1% lực lượng lao động Úc và lao động ở ngành nghề chuyên môn cao.

Trường hợp không quy định rõ quyền làm việc, người có thị thực này thường có xu hướng tìm những công việc giản đơn hoặc bán thời gian.

Ông nói: “Nói chung, các quy tắc an sinh xã hội của Úc làm cho rất nhiều người Úc thất nghiệp khó kiếm được việc làm tạm thời, đơn giản hoặc bán thời gian, vì vậy sinh viên không phải cạnh tranh với những người Úc thất nghiệp.

“Vấn đề đối với người thất nghiệp không phải là cạnh tranh từ những người lao động khác (người Úc hay người di cư) mà là bản thân họ thiếu kỹ năng.”

Tuy nhiên, giáo sư Reilly cho rằng vẫn có sự cạnh tranh trong những loại công việc tương đối bấp bênh và yêu cầu tay nghề thấp.

Ông nói: “Trường hợp chúng ta thiết lập hệ thống di trú tạm thời, người nước ngoài sẽ lấp đầy khoảng trống trong thị trường lao động.

“Chúng ta cấp thị thực Working Holiday hay Student, mọi người sẽ đến với một mục đích khác nhưng được trao quyền làm việc, họ có thể tìm kiếm việc làm khắp nơi, và dĩ nhiên tạo thành cuộc cạnh tranh với người lao động Úc.”

Ông nói thêm rằng sẽ rất “khó khăn” để tính tỷ lệ những người có thị thực tạm thời có việc làm.

“Thật khó để kiểm chúng tuyên bố của bà McManus”

Hơn nữa, ông cho rằng “nguy hiểm” khi tuyên bố Australia có quá nhiều lao động nhập cư dựa trên số liệu hiện có.

Giáo sư Hawthorne nhận định với Fact Check rằng trong một số ngành nghề, những người Úc có trình độ đang cạnh tranh với những người diện Temporary Skills Shortage Visas.

Bà nói: “Trong một số lĩnh vực, người Úc đang phải cạnh tranh với lao động nước ngoài”

“Khi thị thực 457 được cấp cho lao động ngành công nghệ thông tin, tôi cho rằng có một lượng nhập cư lớn trong lĩnh vực này mặc dù nguồn lao động trong nước cũng rất dồi dào.

Tuy nhiên, bà nói thêm rằng di cư tạm thời có ảnh hưởng tích cực đến nền kinh tế và lực lượng lao động của Úc, đồng thời linh hoạt hơn định cư vĩnh viễn.

“Chính phủ có thể nới lỏng hoặc thắt chặt chính sách nhập cư tạm thời, khi không còn cần thiết nữa, chính phủ có nhiều cách thức để hạn chế nhập cư”

“Nhiều nước trên thế giới đẩy mạnh thu hút lao động nước ngoài tạm thời vì họ nhanh chóng đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế, đạt toàn dụng nhân lực mà không cần phải tăng phúc lợi”.

Theo Báo Alo Úc

Tɦᴜốc ɓổ ƙɦôпɢ ɓằпɢ łɦực ρɦẩɱ ɓổ: Cácɦ cɦăɱ sóc пɢũ łạпɢ łốł пɦấł ɢiúρ ɓạп sốпɢ łɦọ ɦơп

Tɦᴜốc ɓổ ƙɦôпɢ ɓằпɢ łɦực ρɦẩɱ ɓổ: Cácɦ cɦăɱ sóc пɢũ łạпɢ łốł пɦấł ɢiúρ ɓạп sốпɢ łɦọ ɦơп

Tɦeo các ɓác sĩ, sức ƙɦỏe củɑ пɢũ łạпɢ qᴜyếł ᵭịпɦ łᴜổi łɦọ củɑ ɓạп. Đây ℓà ɓí qᴜyếł ℓựɑ cɦọп łɦực ρɦẩɱ cɦăɱ sóc cơ łɦể łốł пɦấł ɓạп пêп łɦɑɱ ƙɦảo ᵭể ℓᴜôп ƙɦỏe ɱạпɦ ʋà łɾườпɢ łɦọ.