4 Món ăn từ Tỏi giúp bạn không phải lo lắng về mỡ bụng
Tỏi có tác dụng ngăn chặn sự lắng đọng chất béo thành các mảng mỡ thừa dưới da, có thể giảm sự tích tụ những mảng chất béo mới hình thành trong cơ thể đến 40%. Vì vậy, khi bạn ăn tỏi sẽ không còn lo ngại về những ngấn mỡ thừa tồn tại trên cơ thể.
Theo Đông y: Củ tỏi có vị cay, tính ấm, không độc, vào các kinh Tỳ, Vị, Phế và Đại tràng. Có tác dụng ôn trung hành khí (ấm bụng tăng cường chuyển hóa), giải độc, sát trùng. Thường dùng chữa bụng ngực lạnh đau, ho gà, cảm mạo, kiết lỵ, ỉa chảy, mụn nhọt, lở ngứa,…
Chất Allicin có trong tỏi là chất ức chế cơn thèm ăn hiệu quả, nó có tác dụng phóng thích chất béo, làm hạn chế mỡ thừa tích tụ vào cơ thể chất béo, làm chất béo dễ dàng bị cơ thể đào thải ra ngoài, từ đó giúp cho quá trình giảm cân của bạn diễn ra nhanh hơn.
Tỏi cũng giúp đẩy nhanh quá trình trao đổi chất của cơ thể. Tỏi còn được cho kích thích hệ thần kinh giải phóng hormone adrenalin, từ đó làm tăng quá trình trao đổi chất. Cơ thể chuyển hóa cao có thể giúp đốt cháy calo và giảm cân.
Các cách chế biến món ăn từ tỏi
Cách 1: Tỏi và mật ong
Nguyên liệu: Tỏi tươi: 3-4 tép; mật ong: 1 thìa
Cách làm: Nghiền tỏi nát ra hoặc thái thành những lát nhỏ, sau đó thêm thìa mật ong vào và trộn đều để có được một hỗn hợp dẻo quánh.
Cách dùng: Hãy ăn hỗn hợp này sau khi thức dậy lúc bụng trống rỗng trong vòng một tháng sẽ giảm được 3kg. Bạn cũng có thể tiếp tục phương pháp này sau một tháng để có tác dụng lâu dài.
Cách 2: Tỏi ngâm bia
Nguyên liệu: Tỏi, bia
Cách làm:
Bước 1: Lựa chọn củ tỏi to, kích thước đều nhau. Bóc bỏ lớp vỏ mỏng nhất ngoài cùng để loại bỏ bụi bẩn.
Bước 2: Đổ bia ra một cái chậu rồi cho tỏi vào ngâm với bia trong vòng 30 phút để tỏi ngấm đều men vi sinh. Tỷ lệ ngâm giữa bia và tỏi là 1 lon bia : 1kg tỏi.
Bước 3: Chuẩn bị một tờ giấy bạc lớn. Sau khi ngâm, vớt tỏi ra khỏi thau bia rồi xếp tỏi vào giấy bạc ngay khi tỏi còn đang ướt.
Bước 4: Gói giấy bạc bao kín hết phần tỏi rồi cho vào nồi cơm điện. Bạn nên dùng một lớp màng bọc thực phẩm để bọc kín xung quanh vung nồi cơm điện sao cho nồi càng kín càng tốt.
Chú ý: Trong quá trình ủ tỏi, tỏi sẽ dần dần chuyển từ màu trắng ban đầu sang màu nâu, rồi màu đen. Bạn có thể mở nồi ra kiểm tra tỏi hàng ngày nhưng không nên mở vung quá lâu, thời gian mở vung không quá 5 phút.
Sau khoảng thời gian này, tỏi sẽ ngấm bia và bắt đầu chuyển màu, đồng thời có mùi thơm rất hấp dẫn.
Cách dùng: Tỏi ngâm bia này bạn nên ăn đều đặn ngày hai bữa, bữa sáng và bữa tối. Chỉ sau khoảng 5 ngày chắc chắn bạn sẽ phải bất ngờ với tác dụng giảm cân của tỏi ngâm bia.
Tỏi thường đã rất tốt cho sức khỏe nhưng tỏi đen còn tốt hơn nữa. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng hàm lượng hoạt chất chống oxy hoá của tỏi đen cao hơn rất nhiều so với tỏi tươi, do đó chúng có tác dụng ngăn chặn các bệnh có liên quan đến quá trình rối loạn trao đổi chất trong cơ thể, làm giảm hàm lượng cholesterol xấu trong máu, hạn chế quá trình lão hoá, giảm xơ cứng động mạch, bảo vệ tim mạch, hỗ trợ tiêu hóa, giúp ăn ngon, tăng cường sức đề kháng…
Cách 3: Tỏi và chanh
Nguyên liệu: gồm 2 tép tỏi, 2 trái chanh, 1 lít rưỡi nước.
Cách làm: bóc tỏi sau đó nghiền nhỏ. Chanh cắt thành lát mỏng (giữ nguyên cả vỏ). Cho nước vào xoong cùng với tỏi và chanh, đun sôi trong vòng 15 phút, sau đó lọc nước. Có thể giữ ở nhiệt độ phòng hoặc trong tủ lạnh. Nếu không muốn đun sôi, có thể đặt tất cả các thành phần vào trong bình và ngâm trong 24 giờ.
Cách dùng: Dùng 3 lần mỗi ngày và dùng liên tiếp trong 3 ngày giúp giải độc cơ thể, nghỉ 1 tuần rồi lại tiếp tục một lần nữa.
Khi dùng có thể gây cảm giác khó chịu vì có vị đắng, vì vậy để dễ uống, bạn có thể cho thêm 1 thìa mật ong.
Cách 4: Tỏi ngâm rượu
Nguyên liệu: 300gr tỏi bóc vỏ; 600ml rượu trắng.
Cách làm: Tỏi bóc vỏ và xắt lát mỏng khoảng 300g, ngâm trong 600g rượu trắng khoảng 40 độ. Sau 2 tuần chắt rượu ra để dùng.
Cách dùng: Mỗi ngày dùng 2 lần, mỗi lần từ 15 đến 20 giọt. Sau khi dùng khoảng 2 hoặc 3 tuần nên theo dõi huyết áp để giảm dần liều dùng xuống liều duy trì (10 giọt/ngày). Đó là liều dùng phổ biến nhất, thực tế cần phải linh động gia giảm liều tuỳ theo cơ địa hàn nhiệt và điều kiện của mỗi người.
Lưu ý: Những trường hợp sau không nên dùng tỏi để giảm cân
Người bị bệnh gan: Tỏi có tính nóng, vị cay nên ăn nhiều tỏi sẽ gây kích ứng niêm mạc dạ dày, đường ruột cũng như ức chế tiết dịch vị ảnh hưởng đến việc tiêu hóa thức ăn và làm cho những người mắc bệnh gan dễ buồn nôn. Ngoài ra, sử dụng quá nhiều tỏi có thể dẫn đến thiếu máu. Điều này là do một số thành phần trong tỏi làm giảm số lượng tế bào máu đỏ và hemoglobin.
Người mắc bệnh mắt: Thường xuyên ăn tỏi nhiều trong thời gian dài có thể làm tổn thương mắt, gây ù tai và giảm trí nhớ. Do vậy, những người mắc các bệnh về mắt không nên ăn tỏi, đặc biệt là những người có sức khỏe kém.
Người bị bệnh tiêu chảy: Những người đang bị tiêu chảy không nên ăn tỏi vì vị cay của tỏi sống gây kích ứng dễ làm tổn thương niêm mạc đường ruột, khiến cho bệnh tình trở nên trầm trọng hơn.
Người sắp phẫu thuật: Nhiều nghiên cứu cho thấy ăn tỏi trước khi phẫu thuật sẽ làm kéo dài thời gian chảy máu. Vì thế, để tránh bị mất máu bạn không nên dùng tỏi 2 tuần trước khi cuộc phẫu thuật được tiến hành.
Nguồn: Dkn.tv
Ly ɦôп ʋẫп cɦᴜпɢ ɢiườпɢ, łɦi łɦoảпɢ cɦồпɢ cũ lại cɦᴜyểп ƙɦoảп 5 łɾiệᴜ łɾả łìпɦ ρɦí
Kể ɾɑ cɦắc пɦiềᴜ пɢười sẽ ƙɦôпɢ łáп łɦàпɦ ʋới cácɦ sốпɢ củɑ eɱ ʋới cɦồпɢ cũ ɓây ɢiờ пɦưпɢ łɦực łế, пɢười łɾoпɢ cᴜộc пɦư eɱ lại ɾấł łɦoải ɱái.