RSS

5 chất độc hại thường có trong dụng cụ nhà bếp

20:00 12/06/2019

Bên cạnh các thực phẩm nhiễm bẩn, chứa nhiều hóa chất thì các dụng cụ trong nhà bếp cũng chứa các chất độc hại không kém.

Để đảm bảo cho cơ thể hấp thụ đồ ăn sạch, không bị nhiễm độc, ngoài việc lựa chọn thực phẩm tươi sống, hữu cơ, chọn đúng loại đồ dùng nhà bếp cũng rất quan trọng.

Dưới đây là một số hóa chất chứa trong công cụ nhà bếp hàng ngày mà bạn nên thận trọng khi sử dụng.

1. Nhôm

Theo Boldsky, nhôm được tìm thấy trong giấy bạc, khi nướng bánh và trong chiếc chảo bị va đập. Một số người thường nướng cá hoặc rau của họ trong giấy bạc.

Tuy nhiên, một bài báo từ Tạp chí bệnh Alzheimer cho thấy mối liên hệ giữa người việc tiêu thụ nhôm và người mắc bệnh Alzheimer, cũng như các bệnh thoái hóa thần kinh khác.

Đa số các dụng cụ bằng nhôm (ví dụ như xoong nồi) đều rất an toàn khi sử dụng, bởi chúng đã được oxy hóa. Nhưng giấy bạc hay còn gọi là giấy nhôm thì khác. Chúng chưa được oxy hóa và khi dùng ở nhiệt độ cao, nguy cơ nhôm ngấm vào thực phẩm là rất cao.

Điều này đặc biệt đúng khi bạn sử dụng giấy nhôm trong quá trình nấu các loại thực phẩm giàu axit như cà chua, vì chúng có thể làm đẩy nhanh quá trình rửa trôi nhôm ra khỏi giấy nhôm.

Đặc biệt, những dụng cụ bằng nhôm không được tráng lớp chống oxy hóa bên ngoài dễ dàng giải phóng kim loại vào một số thực phẩm nhất định – bao gồm cả thực phẩm giàu axit (ví dụ như nước sốt cà chua) và thực phẩm giàu kiềm (muối nở).

Mặc dù đồ nấu bếp bằng nhôm thường được xem là tương đối an toàn và khó thẩm thấu kim loại, người tiêu dùng vẫn nên tránh sử dụng đồ nhôm không được tráng men.

Các lựa chọn thay thế an toàn là giấy nến, thủy tinh hoặc đồ sứ.

2. Axit Perfluorooctanoic

Việc phải kỳ cọ những chiếc chảo không chống dính khiến bạn cảm thấy bực mình, và có thể đó là một trong số những lý do bạn sử dụng chảo chống dính để giúp cho việc làm sạch, cũng như việc nấu nướng trở nên dễ dàng hơn.

Tuy nhiên, bạn có biết rằng đa số các loại chảo chống dính đều được phủ một lớp Teflon tẩm với axit perfluorooctanoic (PFOA).

Chất hóa học này có liên quan đến tình trạng vô sinh, tăng cân và ảnh hưởng đến khả năng học tập. Cơ quan Nghiên cứu Quốc tế về Ung thư đã phân loại acid này có thể gây ung thư cho người.

Thay vì nấu nướng với chảo chống dính, hãy nấu với các loại chảo truyền thống hoặc lựa chọn các loại chảo gang, thủy tinh hoặc thép không gỉ.

3. Bisphenol A

Bisphenol A (BPA) được tìm thấy trong một số chai nước, các hộp chứa nhựa, các bộ lọc bằng nhựa, các hộp đựng đồ uống bằng nhựa, các tấm cắt bằng nhựa ...

Bisphenol A là một hóa chất có liên quan đến một số dị tật bẩm sinh, tổn thương não và nhiều nguy cơ về sức khỏe khác. Rất nhiều dụng cụ nấu ăn và đồ đựng bằng nhựa được làm bằng hóa chất này. Giữ thực phẩm có tính axit, thực phẩm mặn trong chúng có thể nguy hiểm.

Người tiêu dùng được khuyến cáo nên sử dụng đồ đựng thức ăn bằng kính thủy tinh nếu có thể hoặc ít nhất hãy đảm bảo rằng hộp đựng thức ăn bằng nhựa trong nhà bếp của bạn được đánh nhãn “Không có BPA”.

4. Chất chống cháy bằng bromin

Chất chống cháy bằng chất bromin được tìm thấy trong dao kéo và dụng cụ nấu ăn bằng nhựa. Nhựa và xi-lanh có chứa chất này gọi là bromin.

Theo một nghiên cứu, điều này có thể gây ra những vấn đề nghiêm trọng đối với các bà mẹ tương lai vì con của họ có thể có trọng lượng và chiều dài khi sinh thấp hơn so với bình thường. Các lựa chọn an toàn là đồ dùng bằng thép không rỉ.

5. Phthalate

Phthalate được tìm thấy trong chai nước nhựa và ống hút nhựa rẻ tiền, nó còn là một nhóm các hóa chất được sử dụng trong bao bì thực phẩm và nguyên liệu chế biến.

Các hóa chất này được biết là gây rối loạn hormone ở người và có liên quan đến một danh sách dài các vấn đề sức khỏe, điều này cũng được TS Sheela Sathyanarayana, giáo sư thuộc ĐH Washington kiêm bác sĩ nhi khoa ở BV Nhi Seattle (Mỹ), công nhận.

Theo một số thông tin, tiêu thụ phthalate được cho là có liên quan tới việc gây dị tật ở bé trai, gây vấn đề về hành vi và béo phì ở trẻ lớn và người trưởng thành.

Tiếp xúc với hóa chất này ở giai đoạn bào thai có thể khiến ống sinh dục của nam giới phát triển khác thường, kết quả trẻ sinh ra không có một hoặc cả hai tinh hoàn. Chất này còn có liên quan tới béo phì ở trẻ, hen suyễn, các bệnh thần kinh, vấn đề về tim mạch và thậm chí là ung thư.

Các giải pháp thay thế an toàn là thủy tinh và plastic mật độ cao hơn.

Ly ɦôп ʋẫп cɦᴜпɢ ɢiườпɢ, łɦi łɦoảпɢ cɦồпɢ cũ lại cɦᴜyểп ƙɦoảп 5 łɾiệᴜ łɾả łìпɦ ρɦí

Ly ɦôп ʋẫп cɦᴜпɢ ɢiườпɢ, łɦi łɦoảпɢ cɦồпɢ cũ lại cɦᴜyểп ƙɦoảп 5 łɾiệᴜ łɾả łìпɦ ρɦí

Kể ɾɑ cɦắc пɦiềᴜ пɢười sẽ ƙɦôпɢ łáп łɦàпɦ ʋới cácɦ sốпɢ củɑ eɱ ʋới cɦồпɢ cũ ɓây ɢiờ пɦưпɢ łɦực łế, пɢười łɾoпɢ cᴜộc пɦư eɱ lại ɾấł łɦoải ɱái.