RSS

Bỏ qua nền kinh tế ban đêm, Sydney sẽ mất 16 tỷ đô mỗi năm

08:00 27/07/2019

Một nền kinh tế ban đêm náo nhiệt sẽ thúc đẩy tiềm năng doanh nghiệp, tạo nền tảng sáng tạo nghệ thuật, phát triển du lịch, tạo cơ hội kinh tế, việc làm và xây dựng quan hệ cộng đồng bền vững.

Quy mô nền kinh tế ban đêm Sydney ước đạt 27,2 tỷ đô mỗi năm, tạo ra 234.000 việc làm. Tuy nhiên, giá trị của nó còn có thể lớn hơn nếu được đầu tư đúng mức.

Nền kinh tế ban đêm ở Sydney được xem là yếu tố kinh tế có giá trị nhất tại Australia bởi đây là thành phố lớn nhất bang New South Wales và lớn nhất nước này.

Trong các hoạt động kinh tế ban đêm, lĩnh vực thức ăn đóng góp nhiều nhất về giá trị tài chính và việc làm, gồm 15,7 tỷ đô và khoảng 150.000 công việc. Theo sau là ngành giải trí, đóng góp 7,1 tỷ đô và 49.000 việc làm. Lĩnh vực đồ uống mang về 4,4 tỷ đô, tạo hơn 32.000 việc làm.

Tuy nhiên, đây chỉ mới là khía cạnh tài chính. Một nền kinh tế ban đêm náo nhiệt sẽ thúc đẩy tiềm năng doanh nghiệp, tạo nền tảng sáng tạo nghệ thuật, phát triển du lịch, tạo cơ hội kinh tế, việc làm và xây dựng quan hệ cộng đồng bền vững.

Một nền kinh tế ban đêm chưa phát triển

“Trong giai đoạn 2010-2014, San Francisco tăng thêm 12.000 công việc từ các doanh nghiệp về đêm, đưa lượng công ăn việc làm trong thành phố đạt hơn 60.000”, nghiên cứu của Deloitte Access Economics cho biết.

Vivid Sydney - một lễ hội nghệ thuật và ánh sáng làm nổi bật các kiến trúc và địa danh biểu tượng như Sydney Opera House và Harbour Bridge - đã thu hút 2,33 triệu người từ khắp nơi trên thế giới năm 2017, đóng góp 143 triệu đô cho nền kinh tế New South Wales.

Tuy nhiên, điều đáng nói là con số 27,2 tỷ đô quy mô thị trường kinh tế ban đêm hiện tại chỉ chiếm 3,8% giá trị kinh tế của Australia. So với Anh nơi kinh tế ban đêm đóng góp 6% giá trị cho nền kinh tế, rõ ràng Sydney cần nỗ lực nhiều hơn. “Chỉ 23% chi tiêu ở Sydney diễn ra sau 18h, so với 36% ở Berlin (Đức)”, nghiên cứu chỉ rõ.

“Nếu chúng ta đặt mục tiêu 6% và thúc đẩy, hỗ trợ cơ sở hạ tầng và hoạt động vui chơi về đêm hiệu quả hơn, ước tính giá trị nền kinh tế ban đêm ở Sydney có thể đạt 43 tỷ đô mỗi năm khi chi tiêu gia tăng, tình trạng việc làm và du lịch cũng được cải thiện”, Kathryn Matthews - đồng tác giả nghiên cứu và đối tác của Deloitte Access Economics - đánh giá.

Nghiên cứu này cũng cho thấy chi tiêu ban đêm ở Sydney chủ yếu là chi tiêu cá nhân như tại siêu thị hay cửa hàng thực phẩm. Thành phố này vẫn chưa thúc đẩy được chi tiêu cộng đồng như ở các nhà hàng, quán bar, chuỗi bán lẻ hay các chương trình nghệ thuật.

Chiến lược phát triển đồng bộ

Một nền kinh tế ban đêm thành công đòi hỏi sự hợp tác giữa chính phủ và doanh nghiệp, gồm cơ sở hạ tầng giao thông công cộng vốn có và mở rộng thêm hệ thống tàu điện ngầm Sydney Metro. Giai đoạn thứ 2 của dự án này sẽ hướng tới các khu trung tâm thương mại của thành phố và xem xét xây dựng 31 ga tàu điện ngầm dọc theo 66km trên toàn thành phố.

Dự án tập trung giảm ách tắc và cải thiện tính bền vững, kết nối và hiệu quả của hệ thống giao thông thành phố, từ đó hỗ trợ cải thiện nền kinh tế ban đêm của Sydney.

Năm 2014, Sydney bắt đầu áp dụng luật giới nghiêm nhằm hạn chế bạo lực liên quan đến rượu. Tuy nhiên, luật này nhanh chóng bị chỉ trích vì làm suy yếu cuộc sống về đêm sống động ở thành phố này. Luật quy định các quán bar và club không nhận khách từ 1h30 và đóng cửa trước 3h.

Theo nghiên cứu của Deloitte, phát triển kinh tế ban đêm không chỉ là câu chuyện về các quán bar và club. Hàng loạt lĩnh vực cần mở rộng dịch vụ về đêm, kể cả nghệ thuật, văn hóa, bán lẻ và giải trí.

“Một nền kinh tế ban đêm sôi động sẽ tạo nên nhiều cơ hội cho người cung cấp dịch vụ và người dùng: từ các phòng gym và siêu thị 24h cho đến triển lãm nghệ thuật đêm muộn, mang đến nhiều lựa chọn mua sắm và giao thông”, nghiên cứu nêu rõ.

Các tác giả cũng đánh giá cao những đóng góp của lĩnh vực thể thao, giải trí, nghệ thuật và văn hóa vào nền kinh tế của thành phố này. “Chúng ta không thể có một nền kinh tế ban đêm sôi động nếu thiếu đi những thứ khiến mọi người muốn kết nối, giao tiếp và hòa nhập với nhau", chuyên gia Ross Harley, Trưởng khoa Nghệ thuật của Đại học New South Wales, nhận định.

"Các bảo tàng mở cửa, chương trình âm nhạc hay nghệ nhân thủ công là những điều mọi người thực sự quan tâm, khiến họ nghĩ rằng đây là một nơi tuyệt vời để sống và làm việc”, ông Ross Harley - người đồng thời là Chủ tịch Mạng Văn hóa Sydney - nhấn mạnh.

Mạng Văn hóa Sydney là dự án kết nối các dịch vụ văn hóa của Sydney và thúc đẩy sự tham gia của cộng đồng vào đời sống văn hóa thành phố.

Ước tính Greater Sydney dành 3,2 tỷ đô mỗi năm cho thể thao và các hoạt động giải trí thể chất. Người dân Sydney dành trung bình gần 4 tiếng mỗi tuần để tham gia những hoạt động này. Hơn 3,5 triệu du khách nội địa và quốc tế đến New South Wales năm 2016-2017 để tham dự sự kiện thể thao.

Lĩnh vực nghệ thuật và văn hóa của Sydney tạo ra gần 47.000 cơ hội việc làm, trong đó 36% việc làm trong ngành sản xuất truyền thông và phát thanh, 20% trong ngành âm nhạc, biểu diễn và nghệ thuật thị giác.

Nghiên cứu đồng thời cho thấy Sydney là thành phố có số lao động trong ngành nghệ thuật và các lĩnh vực văn hóa lớn nhất cả nước (2,24%), theo sau là Melbourne (1,76%).

75% người Sydney tham gia vào các hoạt động văn hóa nghệ thuật. Tổng giá trị kinh tế của cơ sở hạ tầng và sự kiện văn hóa nghệ thuật ở New South Wales là 1,4 tỷ đô mỗi năm, còn giá trị xã hội của những hoạt động này đạt 484 triệu đô mỗi năm, theo báo cáo.

Để hiện thực hóa một nền kinh tế ban đêm phát triển, Sydney đã thành lập Ủy ban Kinh tế Ban đêm tại Greater Sydney. Ủy ban này đưa ra 22 khuyến nghị có khả năng thúc đẩy nền kinh tế ban đêm, mở ra nguồn doanh thu mới cho đất nước.

“Điều cần thiết hiện tại là giúp mọi người hiểu kinh tế ban đêm không chỉ xoay quanh văn hóa uống rượu. Chúng ta cần xem xét làm thế nào để tận dụng nền kinh tế ban đêm hiệu quả nhằm tạo ra một môi trường xã hội và văn hóa thành thị mạnh mẽ”, Ủy ban cho biết.

Tɦᴜốc ɓổ ƙɦôпɢ ɓằпɢ łɦực ρɦẩɱ ɓổ: Cácɦ cɦăɱ sóc пɢũ łạпɢ łốł пɦấł ɢiúρ ɓạп sốпɢ łɦọ ɦơп

Tɦᴜốc ɓổ ƙɦôпɢ ɓằпɢ łɦực ρɦẩɱ ɓổ: Cácɦ cɦăɱ sóc пɢũ łạпɢ łốł пɦấł ɢiúρ ɓạп sốпɢ łɦọ ɦơп

Tɦeo các ɓác sĩ, sức ƙɦỏe củɑ пɢũ łạпɢ qᴜyếł ᵭịпɦ łᴜổi łɦọ củɑ ɓạп. Đây ℓà ɓí qᴜyếł ℓựɑ cɦọп łɦực ρɦẩɱ cɦăɱ sóc cơ łɦể łốł пɦấł ɓạп пêп łɦɑɱ ƙɦảo ᵭể ℓᴜôп ƙɦỏe ɱạпɦ ʋà łɾườпɢ łɦọ.