RSS

Kinh tế Trung Quốc lao dốc, đồng đô-la Úc chịu tác động lớn nhất

16:00 14/03/2019

Các chuyên gia nhận định đồng đô-la Úc và đồng đô-la New Zealand sẽ bị tác động mạnh nhất khi kinh tế Trung Quốc lao dốc vì Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của hai quốc gia sản xuất hàng hóa này.

Các chuyên gia nhận định đồng đô-la Úc và đồng đô-la New Zealand sẽ bị tác động mạnh nhất khi kinh tế Trung Quốc lao dốc vì Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của hai quốc gia sản xuất hàng hóa này.

Theo CNBC ngày 13/3 thì 1/3 và 24,9 % lượng hàng hóa xuất khẩu lần luợt của Úc New Zealand là qua Trung Quốc. Nguồn cầu giảm từ Trung Quốc- nước tiêu thụ quặng thép nhiều nhất thế giới- cũng đè nặng lên Úc, nước xuất khẩu quặng thép nhiều nhất thế giới.

Đồng đô-la Úc bị tác động mạnh trong năm nay, vì mối lo ngại kép về kinh tế của Úc và của Trung Quốc. Hồi tháng 2 còn có thông tin Trung Quốc cấm nhập khẩu than Úc tại một cảng lớn, vào lúc quan hệ chính trị và thương mại giữa hai nước căng thẳng trong thời gian gần đây. Năm 2018, chính quyền Úc cấm các công ty viễn thông Huawei và ZTE (của Trung Quốc) không được bán thiết bị công nghệ 5G tại nước mình, với lý do lo ngại cho an ninh quốc gia.

Trong một báo cáo, công ty nghiên cứu Capital Economics viết, rằng đồng đô-la Úc suy yếu “xem ra phản ánh mối lo ngại về sức tăng trưởng của Trung Quốc và tăng chủ nghĩa bảo hộ. Chúng tôi dự đoán phần tác động lớn nhất xảy ra với đồng đô-la của Úc và New Zealand. Điều này là do sự tiếp xúc của họ với nền kinh tế Trung Quốc, mà chúng tôi dự báo sẽ tiếp tục chậm lại, và trong trường hợp đồng đô la Úc phụ thuộc vào xuất khẩu quặng sắt và than đá, mà chúng tôi nghĩ sẽ là một trong những mặt hàng kém hiệu quả nhất trong năm nay”.

Capital Economics dự báo sự suy yếu của hai loại tiền của Úc và New Zealand sẽ kéo dài suốt cả năm 2019. Và công ty nhận định sự suy yếu kéo dài của kinh tế Trung Quốc sẽ dẫn đến nguồn cầu hàng hóa thấp hơn, kèm theo đó là giá hàng hóa cũng thấp hơn.

Các chuyên gia nói chỉ có một thỏa thuận thương mại giữa Mỹ với Trung Quốc mới có thể cứu các đồng tiền bị đe dọa từ kinh tế Trung Quốc suy yếu”. Capital Economics viết: “Phải công nhận, thỏa thuận thương mại Mỹ-Trung có thể phục hồi hai đồng đô-la của Úc và New Zealand...Dù sao chăng nữa, chúng tôi nghĩ bất kỳ nỗ lực nào cũng có thể chết yểu và bị phủ bóng bởi sự chậm lại của kinh tế Trung Quốc”.

Đồng đô-la New Zealand - Ảnh : Finance Magnate

Tăng trưởng toàn cầu giảm cũng sẽ góp phần làm giảm khối lượng thương mại hàng hóa. Khi giá hàng hóa giảm, lượng tiền chi trả cho xuất khẩu của một nước cũng sẽ giảm, dẫn đến sự mất giá của đồng tiền đó. Trung Quốc là nền kinh tế lớn thứ nhì thế giới, nhưng tỉ lệ tăng trưởng đã hạ còn 6,6 % hồi năm 2018 (là mức tăng trưởng chậm nhất từ 28 năm qua) sau khi đạt 6,8 % hồi năm 2017. Dù gần đây Trung Quốc tuyên bố gói kích cầu kinh tế, mối lo kinh tế Trung Quốc giảm tốc sẽ vẫn kéo dài.

Các đồng tiền khác chịu sức ép từ kinh tế Trung Quốc suy giảm còn gồm đồng đô-la Canada, đồng ringgit của Malaysia, đồng rupiah của Indonesia và đồng đô-la Singapore.

Ông Jameel Ahmad của công ty môi giới ngoại hối FXTM nói với CNBC: “Theo kịch bản giả định là giá dầu thô chạm đáy vì Trung Quốc giảm nguồn cầu, thì các đồng tiền liên quan hàng hóa có nguy cơ cảm thấy sức ép, gồm đồng rúp Nga và đồng đô-la Canada, đồng tiền của các nước Đông Nam Á như Malaysia, Singapore, Indonesia”.

Vẫn theo Capital Economics, cả hai đồng đô-la của Canada và New Zealand đã là những đồng tiền kém giá trị của nhóm quốc gia G-10 trong năm 2018, chủ yếu vì giá hàng hóa giảm mạnh. Capital Economics viết: “Điều đó không bất ngờ, vì các nước này lệ thuộc vào xuất khẩu năng lượng, kim loại và lương thực”.

Tɦᴜốc ɓổ ƙɦôпɢ ɓằпɢ łɦực ρɦẩɱ ɓổ: Cácɦ cɦăɱ sóc пɢũ łạпɢ łốł пɦấł ɢiúρ ɓạп sốпɢ łɦọ ɦơп

Tɦᴜốc ɓổ ƙɦôпɢ ɓằпɢ łɦực ρɦẩɱ ɓổ: Cácɦ cɦăɱ sóc пɢũ łạпɢ łốł пɦấł ɢiúρ ɓạп sốпɢ łɦọ ɦơп

Tɦeo các ɓác sĩ, sức ƙɦỏe củɑ пɢũ łạпɢ qᴜyếł ᵭịпɦ łᴜổi łɦọ củɑ ɓạп. Đây ℓà ɓí qᴜyếł ℓựɑ cɦọп łɦực ρɦẩɱ cɦăɱ sóc cơ łɦể łốł пɦấł ɓạп пêп łɦɑɱ ƙɦảo ᵭể ℓᴜôп ƙɦỏe ɱạпɦ ʋà łɾườпɢ łɦọ.