RSS

Các luật sư hàng đầu quan ngại về dự luật tước quốc tịch cuả chính phủ

18:00 01/02/2019

Các luật sư hàng đầu tại Úc bày tỏ quan ngại về đề nghị tước quốc tịch của công dân Úc trong cuộc họp của Ủy ban Hỗn Hợp về An ninh và Tình báo Úc.

Dự luật của chính phủ sẽ hạ thấp điều kiện bãi bỏ quốc tịch của công dân Úc phạm tội khủng bố bất chấp tính chất nghiêm trọng của bản án.

Trong cuộc điều trần tại Quốc hội hôm nay, các chuyên gia luật pháp hàng đầu của Úc bày tỏ sự chống đối với dự luật mới của chính phủ, nhằm tước bỏ quốc tịch.

Ủy viên về Nhân quyền là ông Edward Santow nói rằng, trong khi Ủy ban ủng hộ các luật lệ nghiêm khắc, nhằm giữ cho cộng đồng an toàn khỏi các đe dọa của khủng bố, thì ông vẫn quan ngại sâu xa liên quan đến một vài lãnh vực then chốt của dự luật.

Hiện tại, luật pháp đòi hỏi một người phạm tội khủng bố chỉ có thể bị tước quốc tịch Úc, nếu người nầy bị án ít nhất là 6 năm tù, hay thời gian tổng cộng là ít nhất 6 năm.

Ông Santow nói rằng, đề nghị của chính phủ nhằm hủy bỏ đòi hỏi nầy, là một phản ứng không tương xứng.

“Chúng tôi quan ngại quốc tịch của một người chỉ nên tước bỏ trong các trường hợp đặc biệt, khi người đó vi phạm án hình sự nặng nhất, cũng như ảnh hưởng đến sự trung thành của người đó với nước Úc".

"Chúng tôi cho rằng ,các thức tốt nhất để đo lường tính chất gia trọng của án phạt, là thời gian thụ án do tòa án tuyên phán, và đó là lý do vì sao luật pháp nên tiếp tục đề ra một tiêu chuẩn tối thiểu về thời gian thụ án, trước khi quốc tịch một người có thể bị tước bỏ”, Edward Santow.

Ông cũng nêu bật quan ngại của Ủy ban Nhân quyền là hạ thấp đòi hỏi về việc quyết định, liệu một công dân Úc cũng có quốc tịch của một nước khác, sẽ gia tăng nguy hiểm vì họ có thể lâm vào tình trạng vô tổ quốc.

“Hậu quả của tình trạng vô tổ quốc là rắt nghiêm trọng, một người ở trong tình trạng nầy bị từ chối mọi quyền hạn và sự bảo vệ do tình trạng quốc tịch gây ra".

"Họ đối diện với sự xem rẻ, không có quyền hạn chi và nhân quyền bị giảm đến mức tối thiểu. Đạo luật hiện thời đòi hỏi, một người có quốc tịch của một nước khác, mặc dù đạo luật có thể hạ thấp giới hạn nầy".

"Nó đòi hỏi chỉ có vị Tổng trưởng phải thỏa mãn điều kiện là một người không thể vô tổ quốc, nếu quốc tịch Úc của người nầy bị bãi bỏ và chúng tôi cho rằng, việc bảo vệ như vậy là không thích hợp”, Edward Santow.

Mối quan ngại nói trên cũng được ông Arthur Moses, Chủ tịch của Hội đồng Luật pháp Úc châu chia xẻ.

“Như lịch sử gần đây cho thấy, cả trong trường hợp quốc tịch có liên quan đến các dân biểu Quốc hội và trường hợp của Prakash, sự khó khăn trong việc quyết định quốc tịch hiện thời thực sự là khá phức tạp".

"Ý tưởng cho rằng luật nầy sẽ liên quan đến việc phỏng đoán về khả năng trong tương lai của một số người, có thể nhận quốc tịch từ một nước khác, sẽ rõ ràng là một quyết định sai lầm và với lý do đó, Hội đồng Luật pháp không ủng hộ việc thay đổi đề nghị”, Arthur Moses.

"Nước Úc đã có một khung hình phạt đầy đủ và mạnh mẽ chống khủng bố, vốn mang lại việc bảo vệ cao độ cho cộng đồng người Úc, trước những đe dọa khủng bố, thế nhưng chúng ta không thể tự mãn được”, Linda Geddes.

Thế nhưng bà Linda Geddes thuộc Bộ Nội Vụ Úc châu bác bỏ các cáo buộc, là luật pháp đã quá mạnh tay và bất hợp hiến, khi bà tranh luận rằng điều nầy cần thiết để bảo vệ cho cộng đồng.

“Hủy bỏ các đòi hỏi phải có bản án 6 năm đối với một cá nhân liên quan đến hoạt động khủng bố, hay tiếp tục gây ra sự nguy hiểm khi được phóng thích ra cộng đồng, bất chấp là thời hạn của bản án dài hay ngắn".

"Việc thay đổi trong dự luật nếu được thông qua, sẽ dính líu đến thêm 18 cá nhân nữa, vốn đã vi phạm tội liên hệ với khủng bố, thì ông Tổng trưởng phải xem xét một loạt các vấn đề liên quan, liệu đó là quyền lợi của cộng đồng nên quốc tịch Úc của người đó bị bãi bỏ hay không".

"Điều nầy bao gồm tính chất nghiêm trọng về hạnh kiểm của họ, mức độ của sự đe dọa đối với công chúng và sự liên hệ với quốc gia thuộc quốc tịch thứ hai".

"Nước Úc đã có một khung hình phạt đầy đủ và mạnh mẽ chống khủng bố, vốn mang lại việc bảo vệ cao độ cho cộng đồng người Úc, trước những đe dọa khủng bố, thế nhưng chúng ta không thể tự mãn được”, Linda Geddes.

Trong cuộc điều trần nói trên, Bộ Nội Vụ thừa nhận đã không được cố vấn từ các chuyên gia về luật quốc tịch của Fiji, trước khi hủy bỏ quốc tịch của tên khủng bố người Úc là Neil Prakash, dựa trên căn bản hắn ta là người tuyển mộ cho phiến quân tự xưng Nhà nước Hồi giáo IS, có thực sự là một người Fiji hay không.

Fiji bác bỏ cáo buộc, hắn ta là người có quốc tịch nước nầy.

Nguồn: Sbs.com.au

Tɦᴜốc ɓổ ƙɦôпɢ ɓằпɢ łɦực ρɦẩɱ ɓổ: Cácɦ cɦăɱ sóc пɢũ łạпɢ łốł пɦấł ɢiúρ ɓạп sốпɢ łɦọ ɦơп

Tɦᴜốc ɓổ ƙɦôпɢ ɓằпɢ łɦực ρɦẩɱ ɓổ: Cácɦ cɦăɱ sóc пɢũ łạпɢ łốł пɦấł ɢiúρ ɓạп sốпɢ łɦọ ɦơп

Tɦeo các ɓác sĩ, sức ƙɦỏe củɑ пɢũ łạпɢ qᴜyếł ᵭịпɦ łᴜổi łɦọ củɑ ɓạп. Đây ℓà ɓí qᴜyếł ℓựɑ cɦọп łɦực ρɦẩɱ cɦăɱ sóc cơ łɦể łốł пɦấł ɓạп пêп łɦɑɱ ƙɦảo ᵭể ℓᴜôп ƙɦỏe ɱạпɦ ʋà łɾườпɢ łɦọ.