RSS

Các Ủy viên tranh luận về việc liệu nước Úc là quốc gia kỳ thị hay không?

18:00 08/10/2018

Nạn kỳ thị chủng tộc vẫn còn đó và vẫn đang phát triển, đó là tuyên bố của bà June Oscar là Ủy ban Công lý Xã hội của Thổ dân và dân đảo Torres.

Lời bình luận cuả bà được đưa ra, trái ngược với tuyên bố của đồng nghiệp của bà tại Ủy hội Nhân quyền Úc châu, đó là ông Chin Tan, tân Ủy viên Chống Kỳ thị chủng tộc mới được bổ nhiệm.

Thế nhưng bà Oscar cho rằng, vấn đề chính yếu là đối đầu với vấn nạn nầy.

Kết quả hình ảnh cho Các Ủy viên tranh luận về việc liệu nước Úc là quốc gia kỳ thị hay không?

Kể từ đầu năm nay, bà June Oscar hướng dẫn cho kế hoạch Tiếng Nói Phụ nữ mà tiếng Thổ dân là Wiyi Yani U Thangani, vốn là một sáng kiến liên quan đến các cuộc viếng thăm cộng đồng và việc tham vấn với các phụ nữ Thổ dân và dân đảo Torres, trên khắp nước Úc.

Dự án nầy do Ủy hội Nhân quyền Úc châu chủ xướng, có mục tiêu nhắm vào việc tập hợp các tiếng nói và kinh nghiệm của phụ nữ cùng thiếu nữ Thổ dân và cho họ có tầm nhìn rộng lớn hơn, trong bối cảnh của một nước Úc tân tiến.

Bà Oscar là một Ủy viên Xã hội Thổ dân và dân đảo Torres cho đài ABC biết rằng, các kinh nghiệm về nạn kỳ thị luôn luôn xuất hiện, trong các cuộc đối thoại với phụ nữ Thổ dân.

“Tôi đã nghe nhiều từ phụ nữ và thiếu nữ trên khắp nước, khi tôi du hành theo kế hoạch Tiếng Nói Phụ nữ, rằng nạn kỳ thị là một trong các vấn đề chính yếu xuất hiện trong mỗi khóa hội thảo, mà chúng tôi tổ chức tại Úc".

"Tôi biết được từ kinh nghiệm cá nhân của mình, là nạn kỳ thị vẫn còn đó và đang phát triển”, June Oscar.

Bà Oscar cho biết, người Thổ dân và dân đảo Torres thường xuyên bày tỏ kinh nghiệm về những gì mà họ gọi là, ‘thái độ kỳ thị’ tại những nơi công cộng.

“Chúng tôi là những người đi mua sắm trong các siêu thị, gặp gỡ những người cung cấp dịch vụ, cũng là những điểm liên lạc đầu tiên, do đó chúng tôi có nhiều kinh nghiệm về những thái độ kỳ thị, chúng tôi luôn luôn thấy tại các siêu thị có sự theo dõi thật chặt chẽ và đây là những gì phụ nữ và các cô gái cho chúng tôi biết, đó cũng là những gì tôi đã trải qua".

"Tôi đã bị giám sát và theo dõi trong các cửa hiệu, đây không phải là chuyện dễ chịu chút nào”, June Oscar.

Tuần qua, nước Úc đã bổ nhiệm một tân Ủy viên Chống Kỳ thị là một luật sư trở thành một học giả, đó là ông Chin Tan sinh trưởng ở Malaysia.

Ông nầy chính thức bắt đầu công việc mới vào hôm nay thứ hai.

Tuyên bố hôm thứ sáu tuần qua về tình trạng kỳ thị tại Úc, ông Tan nói rằng đó là một quan niệm sai lầm khi cho rằng nước Úc là một quốc gia kỳ thị.

“Chỉ vì có một vài hoạt động mà người ta có vẻ như là hành vi kỳ thị, với bất cứ hình thức hay cách thức nào khác, không thể biến thành chuyện của cả nước".

"Chúng ta phải rất cẩn thận không nên thái quá và chúng tôi cảm ơn sự nhạy bén như vậy, thế nhưng tôi không có lúc nào cho rằng có những mức độ khác nhau về kỳ thị, tôi muốn nói là kỳ thị là một hành vi xấu xa và chúng ta phải lên án nó".

"Thế nhưng có những nội dung có sự kỳ thị và hành động có thể cho thấy như vậy, chúng ta cần nên linh động hơn và có thái độ tôn trọng, bằng cách tường thuật về những chúng ta đang bàn thải".

"Đó là loại đối thoại mà chúng tôi tìm cách vận động cộng đồng nên làm thay vì gán ghép, cũng như chấp nhận các lập luận cực đoan”, Chin Tan.

“Tôi nghĩ, đó là chuyện mà chúng ta nên bàn thảo đến, chúng ta không sợ hãi khi đề cập những chuyện như vậy và những cạm bẫy của sự bóng bẩy về chính trị, mà chúng ta cần nghiêm chỉnh bàn về chuyện kỳ thị nầy”, Nigel Scullion.

Thế nhưng bà Oscar cho rằng, cuộc đối thoại nên bắt đầu với việc hiểu biết rằng, nạn kỳ thị vẫn tồn tại và điều chính yếu là ông Tan chấp nhận lập trường đó trong vai trò mới của mình, cũng như hành động cùng với những người bị ảnh hưởng sâu xa nhất trong chuyện nầy.

“Điều quan trọng là ông ta với tư cách là tên Ủy viên Chống Kỳ thị chủng tộc, nên biết rằng nạn kỳ thị thắng thế trên cả nước và đó là những kinh nghiệm trong cuộc sống hàng ngày của các phụ nữ và thiếu nữ, cũng như những người Thổ dân đối phó với các kỳ thị có tính cách định chế, cũng như các kinh nghiệm cá nhân về kỳ thị tại trường, ở sân chơi của trường học, tại các nơi công cộng".

"Vì vậy nó vẫn còn đó và là điều mà các phụ nữ, thiếu nữ và Thổ dân phải đối diện trên căn bản hàng ngày”, June Oscar.

Tổng trưởng phụ trách về Thổ dân sự vụ là ông Nigel Scullion cân nhắc trong cuộc tranh luận, trong một cuộc phỏng vấn của đài ABC, mặc dù ông nói rõ trong việc đưa ra bất cứ lời bình luận trực tiếp nào về việc liệu nạn kỳ thị còn tồn tại trên nước Úc hay không.

“Vâng hãy xem, tôi phải nói rằng thật khó cho tôi là một người da trắng, đó là lý do vì sao tôi cung cấp ngân quỹ đáng kể cho bà June Oscar ngoài vai trò của bà ta trong Ủy hội Nhân quyền Úc châu".

"Nhờ đó bà có thể đi nơi nầy nơi nọ và nói chuyện với mọi người".

"Tôi thực sự không thể bình luận gì, cũng như không có hiểu biết thế nào, về việc một phụ nữ và thiếu nữ Thổ dân bị kỳ thị ra sao”, Nigel Scullion.

Thế nhưng cũng như bà Oscar, ông tin rằng vấn đề nầy cần được bàn đến.

“Thế nhưng tôi nghĩ, đó là chuyện mà chúng ta nên bàn thảo đến, chúng ta không sợ hãi khi đề cập những chuyện như vậy và những cạm bẫy của sự bóng bẩy về chính trị, mà chúng ta cần nghiêm chỉnh bàn về chuyện kỳ thị nầy”, Nigel Scullion.

Theo: SBS

Tɦᴜốc ɓổ ƙɦôпɢ ɓằпɢ łɦực ρɦẩɱ ɓổ: Cácɦ cɦăɱ sóc пɢũ łạпɢ łốł пɦấł ɢiúρ ɓạп sốпɢ łɦọ ɦơп

Tɦᴜốc ɓổ ƙɦôпɢ ɓằпɢ łɦực ρɦẩɱ ɓổ: Cácɦ cɦăɱ sóc пɢũ łạпɢ łốł пɦấł ɢiúρ ɓạп sốпɢ łɦọ ɦơп

Tɦeo các ɓác sĩ, sức ƙɦỏe củɑ пɢũ łạпɢ qᴜyếł ᵭịпɦ łᴜổi łɦọ củɑ ɓạп. Đây ℓà ɓí qᴜyếł ℓựɑ cɦọп łɦực ρɦẩɱ cɦăɱ sóc cơ łɦể łốł пɦấł ɓạп пêп łɦɑɱ ƙɦảo ᵭể ℓᴜôп ƙɦỏe ɱạпɦ ʋà łɾườпɢ łɦọ.