RSS

Úc: Ủy viên Chống Kỳ Thị sắp mãn nhiệm chỉ trích các chính trị gia và giới truyền thông

05:00 08/08/2018

Ủy viên Chống Kỳ Thị Sắc tộc sắp mãn nhiệm nói rằng nước Úc dường như không có cách giải quyết về mặt chính trị hay về lãnh đạo để có cuộc đối thoại về sắc tộc với nhiều kinh nghiệm.

Ông Tim Soutphommasane đưa ra lời bình luận nói trên trong bài diễn văn cuối cùng với tư cách Ủy viên khi cáo buộc các chính trị gia và giới truyền thông lợi dụng vấn đề sắc tộc cho mục đích tiền bạc hay chính trị.

Ông Tim Soutphommasane là Ủy viên Chống Kỳ Thị Sắc tộc từ tháng 8 năm 2013.

Trước khi gia nhập Ủy hội Nhân quyền Úc châu, ông là một nhà triết lý về chính trị tại đại học Sydney và Monash, chuyên về chủ nghĩa đa văn hóa, lòngyêu nước và bản sắc quốc gia.

Nay trong bài diễn văn từ biệt với tư cách Ủy viên, ông nói rằng khi bắt đầu vai trò của mình, ông không hề đoán trước được việc xuất hiện trở lại của khuynh hướng chính trị quốc gia, thế nhưng ông tin rằng chiều hướng chính trị kỳ thị chủng tộc hiện trở lại nước Úc.

Ông cáo buộc các chính trị gia liên bang dùng các vấn đề đa văn hóa, nhằm thăng tiến cho các cơ hội chính trị của họ.

Ông cũng chỉ trích các Tổng Bộ trưởng trong chính phủ Turnbull về việc hướng dẫn các cuộc thảo luận, mà ông cho là nhằm gia tăng sự chia rẽ chủng tộc.

“Chúng ta phải cảnh giác vì chuyện chính trị đượm mùi sắc tộc hiện trở lại, tôi chẳng cảm thấy vui lòng chút nào khi nói đến chuyện nầy, mà ngược lại nó tạo cho tôi nỗi đau khi bàn đến chuyện như vậy".

"Thế nhưng nay là đúng lúc vì chẳng bao giờ có một thời gian phấn khởi hơn, khi một chính trị gia lên tiếng hay một nhà bình luận bàn đến vu nầy tại Úc".

"5 năm trước, tôi lẽ ra không nói đến chuyện nầy khi dường như chúng ta chứng kiến sự tái xuất hiện của phe chính trị cực hữu".

"Tôi lẽ ra không chờ đợi những đe dọa lớn nhất đối với sự hòa hợp sắc tộc có thể diễn ra tại Quốc hội và từ các khu vực của truyền thông, thế nhưng nó lại xảy ra”,Tim Soutphommasane.

Ông kể ra các nghiên cứu của Hiệp hội Scanlon cho thấy, cứ 3 người Úc thì có hơn một người thuộc nguồn gốc không nói tiếng Anh, họ đã trải qua kinh nghiệm bị kỳ thị sắc tộc hay tôn giáo ở mức độ cao.

Cuộc khảo sát của Hiệp hội Scanlon cũng nêu bật việc nghiên cứu cho thấy, có 77 phần trăm những người có nguồn gốc từ Phi châu đã bị kỳ thị

Ông cho biết vào lúc nầy, nhiều cộng đồng Phi châu hiện là đối tượng cho cuộc thảo luận công khai về sắc tộc, với các chính trị gia tìm cách thảo luận về di trú, chủ nghĩa đa văn hóa và vấn đề tội phạm.

Ông cho biết, trong khi sắc tộc đã là tâm điểm của nhiều cuộc thảo luận về tội phạm của những người trẻ Nam Sudan, thì đó không phải là trường hợp của những kẻ sát nhân da trắng, như Adrian Bayley hay Roger Rogerson.

“Cũng giống như đã xảy ra hồi thập niên 80 và 90, hiện nay có những lo âu về những di dân và những người thuộc sắc tộc thiểu số".

"Chúng ta hãy xem xét các bằng chứng ở đây, bắt đầu từ năm nay giới truyền thông và các chính trị gia quan ngại hiện tượng gọi là ‘cuộc khủng hoảng về băng đảng Phi châu’ tại Melbourne bùng phát như một cơn sốt".

"Theo một số người, cư dân Melbourne hiện lo ngại đi ra ngoài dùng bữa tối vì lo ngại những vụ phạm pháp của những người trẻ Phi châu".

"Hồi tháng rồi, Thủ tướng tuyên bố có một quan ngại thực sự về ‘băng đảng Sudan’.

"Trong khi đó, phe đối lập Tự do tại tiểu bang Victoria phân phát các truyền đơn cho rằng sẽ ngăn chận các băng đảng, những truyền đơn có hình ảnh những thiếu niên da đen đội nón trùm đầu”, Tim Soutphommasane 

"Một lần nữa chúng ta thấy Đạo Luật Chống kỳ thị chủng tộc mạnh mẽ như thế nào, tùy thuộc vào một số các biện pháp được lưỡng đảng ủng hộ”, Tim Soutphommasane .

Một vài nhà bình luận và chính trị gia đã gây sự chú ý đặc biệt trong bài diễn văn của ông, bao gồm Thủ tướng Malcolm Turnbull khi ông nầy bình luận về các băng đảng Phi châu.

Tổng trưởng Nội vụ Peter Dutton cũng được tường thuật khi nói rằng, các nông dân da trắng ở Nam Phi xứng đáng được chú ý đặc biệt, và những nhà bình luận như Andrew Bolt được kề ra qua việc viết những bài nói lên việc di dân, tạo ra các ‘ổ chuột sắc tộc’.

Tiến sĩ Soutphommasane cho biết, đơn giản là không có bằng chứng nào cho thấy, chủ thuyết đa văn hóa tại Úc có nguy cơ dẫn đến tình trạng chia rẽ sắc tộc.

“Bằng chứng cho thấy, chúng ta tiếp tục thực hiện việc hội nhập hết sức tốt đẹp. Trẻ em di dân trung bình vượt trội con cái của các cha mẹ sinh đẻ tại Úc, về mặt giáo dục và nhân dụng".

"Chỉ cần đi bộ một chút ở đây tại sân đại học nầy, đủ thấy các chứng cớ như vậy. Tính chất linh động của xã hội Úc vẫn ở mức độ cao theo tiêu chuẩn quốc tế".

"Các lãnh vực mà những người khác chỉ trích như các ổ chuột của những người thiểu số, lại là các cộng đồng sống động và linh hoạt, nơi chẳng có một nhóm sắc tộc nào chế ngự và giá cả địa ốc cũng từ từ gia tăng, đó khó có thể là những ổ chuột của các sắc tộc thiểu số”, Tim Soutphommasane.

Ông cũng chỉ trích giới truyền thông đã đổ dầu vào lửa cho chủ thuyết kỳ thị, bằng cách tổ chức các cuộc thảo luận về các vấn đề liên quan đến chủng tộc, mà không có một tỷ lệ hay bằng chứng thuyết phục nào, để minh chứng cho các cáo buộc.

Ông vạch ra một cuộc thăm dò công luận của Fairfax Ipsos cho thấy, cứ 5 người Úc thì có 4 người ,không ủng hộ việc thay đổi điều 18C, trong Đạo Luật Chống Kỳ Thị Chủng Tộc, khi hợp pháp hóa các từ ngữ như ‘xúc phạm, chửi rủa hay làm nhục’ trên căn bản sắc tộc.

Vào năm 2014, chính phủ Abbott đã hủy bỏ các cố gắng trong việc lập lại điều khoản nói trên, sau khi bị thất bại lớn lao và vào tháng 3 năm 2017, một dự luật của chính phủ đưa ra trước Thượng viện cũng bị đánh bại.

Ông nói rằng, nhiều người Úc không muốn thấy việc bảo vệ hiện thời chống lại nạn kỳ thị, bị hủy bỏ.

“Đầu tiên những người Úc, cạc cộng đồng sắc tộc, những người tranh đấu cho xã hội dân sự đều thống nhất trong việc bảo vệ đạo luật".

"Lao động và đảng Xanh vẫn không thay đổi trong lập trường của họ và trong khi chính sách của chính phủ thay đổi đạo luật, thì chúng ta thấy một số các dân biểu và nghị sĩ đảng Tự do lên tiếng và ủng hộ mạnh mẽ trong việc giữ lại đạo luật như cũ".

"Một lần nữa chúng ta thấy Đạo Luật Chống kỳ thị chủng tộc mạnh mẽ như thế nào, tùy thuộc vào một số các biện pháp được lưỡng đảng ủng hộ”, Tim Soutphommasane .

Trong khi đó, Tổng trưởng Tư Pháp Christian Porter vẫn chưa loan báo người thay thế cho tiến sĩ Soutphommasane.

Nguồn: Sbs.com.au

Tɦᴜốc ɓổ ƙɦôпɢ ɓằпɢ łɦực ρɦẩɱ ɓổ: Cácɦ cɦăɱ sóc пɢũ łạпɢ łốł пɦấł ɢiúρ ɓạп sốпɢ łɦọ ɦơп

Tɦᴜốc ɓổ ƙɦôпɢ ɓằпɢ łɦực ρɦẩɱ ɓổ: Cácɦ cɦăɱ sóc пɢũ łạпɢ łốł пɦấł ɢiúρ ɓạп sốпɢ łɦọ ɦơп

Tɦeo các ɓác sĩ, sức ƙɦỏe củɑ пɢũ łạпɢ qᴜyếł ᵭịпɦ łᴜổi łɦọ củɑ ɓạп. Đây ℓà ɓí qᴜyếł ℓựɑ cɦọп łɦực ρɦẩɱ cɦăɱ sóc cơ łɦể łốł пɦấł ɓạп пêп łɦɑɱ ƙɦảo ᵭể ℓᴜôп ƙɦỏe ɱạпɦ ʋà łɾườпɢ łɦọ.