RSS

Câu chuyện đời đáng suy ngẫm của một di dân Trung Quốc tới Australia

14:00 05/08/2018

Câu chuyện về nỗ lực khắc phục những khó khăn điển hình mà người di cư thường gặp phải, cụ thể là vấn đề hội nhập văn hoá, khoảng cách thế hệ, và gìn giữ cội nguồn dân tộc.

Một cô gái gốc Trung Quốc đã trải qua một hành trình mang nhiều dấu ấn đau thương để tới Australia, nỗ lực hoà nhập với môi trường mới, và cả những khoảng cách tư tưởng với những đứa con khi mà chúng sinh ra và lớn lên trên đất Australia, thấm nhuần văn hóa người Australia.

Cả hai thế hệ, đều cố gắng tìm kiếm vị trí của mình tại quê hương thứ 2, khi mà chảy trong huyết quản của 2 thế hệ đều đan xen 2 hệ tư tưởng văn hoá khác biệt, Trung Quốc và Australia.  

Trẻ em Trung Quốc tại Sydney, Australia. (Ảnh ngày 2/2/2014, AFP/Getty Images/ CNN)

Tình cảnh khó nạn

“Với giấc mơ về bầu trời xanh và mây trắng, cuối năm 2003, tôi bước chân lên đất Úc, mang theo những hy vọng mơ hồ. Chớp mắt đã 15 năm trôi qua, vợ chồng tôi hiện nay định cư tại Willoughby, Sydney với 3 đứa con, tận hưởng sự hài hoà và tự do mà Australia mang lại”, nữ di dân người Trung Quốc, họ Ying cho biết.

Di cư là một bước tiến to lớn trong cuộc sống của bất kỳ ai, và nếu thiếu sự chuẩn bị, không ai dám thực hiện một bước tiến trọng đại vào một thế giới mà họ hoàn toàn không hiểu biết nhiều về nơi đó. May mắn thay, Australia đã đón nhận vợ chồng cô Ying trong tình cảnh khó nạn. 

Di dân họ Ying sinh ra tại Thiên Tân, thành phố miền bắc Trung Quốc, và theo học đại học ở Thượng Hải. Cô gặp người chồng hiện tại thông qua sự giới thiệu của bạn bè vào năm 2001. Họ đều là học viên Pháp Luân Công và có nhiều điểm tương đồng.

Cô Ying tận hưởng sự tự do tại Australia.(Ảnh: Peter Wu)

Mối quan hệ giữa họ tiến triển tốt đẹp và họ hứa hôn. Người chồng chưa cưới của cô Ying là một công dân Australia, vì vậy cặp đôi muốn bắt đầu một cuộc đời mới, xây dựng một gia đình tại đất nước tươi đẹp này.

Ngay khi người hôn phu chuẩn bị thị thực cho vị hôn thê của mình để tới Australia, cô Ying đã bị cảnh sát Trung Quốc bắt giữ phi pháp, và cô bị đưa vào trại cải tạo lao động trong 2 năm vì tập Pháp Luân Công – một môn khí công cổ xưa theo nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn. Môn khí công này đã được nhiều quốc gia trên thế giới công nhận về tác dụng cải biến sức khỏe, tinh thần và nâng cao đạo đức, nhưng lại đang bị cấm đoán tại Trung Quốc.

Các học viên kỷ niệm Pháp Luân Đại Pháp Thế giới 13/5 tại Sydney, Australia. Hàng trăm học viên Pháp Luân Công đã tổ chức một buổi luyện công nhóm tại trung tâm thành phố Sydney và một cuộc tuần hành kỷ niệm ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới vào ngày 6/5/2017. (Ảnh: minghui)

Người chồng chưa cưới với chiến dịch giải cứu hôn thê 

Họ mất liên lạc với nhau. “Trong 2 năm tôi mất tự do, anh ấy đã đi từ Australia đến Thượng Hải để gặp tôi, nhưng bị chính quyền Trung Quốc trục xuất về Úc”.

Quay trở lại Australia, để giải cứu hôn thê, chồng chưa cưới của cô bắt đầu một chiến dịch SOS, anh đạp xe từ Sydney tới Canberra, kêu gọi chính phủ Úc can thiệp và giúp đỡ vợ chưa cưới đang bị giam giữ. Hai năm sau, cô Ying được thả.

“Nhưng điều đó không có nghĩa rằng tôi đã được tự do! Họ vẫn đe doạ tôi rằng có thể bắt tôi bất cứ lúc nào”, cô Ying kể rằng lúc đó cô đã đặt toàn bộ hy vọng vào chồng chưa cưới, người có thể cứu và đưa cô đi.

“Anh ấy đã đến Trung Quốc với một cái tên mới, và mất 3 ngày di chuyển tới Thượng Hải mà không đánh động chính quyền Trung Quốc. Với sự giúp đỡ của một nghị sỹ Australia, Đại sứ quán Úc đã đẩy nhanh đơn xin thị thực của tôi”.

Khi cô nhận được thị thực, ngay trong đêm, cặp đôi đã bay khỏi Trung Quốc tới Sydney.

Các học viên đã tham dự Ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới 13/5 tại Sydney, Australia vào ngày 5/5/2018. (Ảnh: minghui)

“Vào ngày 30 tháng 11 năm 2003, khi chiếc máy bay hạ cánh an toàn tại Sydney, tôi hít một hơi thở nhẹ nhõm. Ngày hôm đó, bầu trời xanh hơn, những đám mây trắng hơn, và gió cũng trở nên dịu dàng hơn – cảm ơn Australia!”.

Nhà thờ tại vùng Willoughby. (Ảnh: Stephens)

Nỗ lực hòa nhập vùng đất mới

Một môi trường tuyệt đẹp nhưng không quen thuộc đã đánh dấu sự khởi đầu chương đời thứ 2 của cô Ying. Vùng ngoại ô Willoughby, New South Wales là nơi Ying và gia đình đang sinh sống. Cô Ying nói rằng mặc dù cô đã thoát khỏi thách thức tại Trung Quốc và đã tới đất nước xinh đẹp, tuy nhiên thực tế khắc nghiệt là cô cần làm quen với cuộc sống mới tại Úc.

Cô tới các khoá học tiếng Anh miễn phí được cung cấp cho những người di dân mới, với vốn tiếng Anh ít ỏi từ hồi đại học, cô Ying cũng đã xoay xở ổn thoả. Cô đã có thể tìm được một công việc bình thường không đòi hỏi sử dụng nhiều tiếng Anh và cuộc sống dần dần trở nên ổn định.

Tuy nhiên, cô Ying nhận thấy, dù cuộc sống tại quê hương mới tốt hơn, nhưng trong cô vẫn có khoảng cách về khác biệt văn hoá, đặc biệt khi Ying mang thai đứa con đầu lòng.

Con gái của cô Ying, thế hệ kế tiếp được sinh ra tại Úc.

Sự khác biệt về giáo dục trẻ em

Hiện nay, 3 đứa con được sinh tại Úc của cô Ying, gồm Ivy, 13 tuổi; May 11 tuổi; và Leon 9 tuổi.

“Thử thách lớn nhất của tôi khi những đứa con bắt đầu đi học là khi nhà trường yêu cầu cha mẹ hướng dẫn các con tập đọc mỗi ngày. Một điều khá đau đầu đối với một người mà kỹ năng tiếng Anh gần như bằng không như tôi. Tôi bắt đầu dạy cho con tôi từng chữ một. Sau một thời gian, chính những đứa con của tôi đã dạy tôi và điều chỉnh cách phát âm cho tôi! Học tiếng Anh và trưởng thành cùng các con là lợi ích lớn nhất tôi có được từ chương trình đọc sách tại nhà của trường NSW”, cô Ying trả lời trong cuộc phỏng vấn với nhà báo Carole Lu của tờ Visiontimes. 

Giáo dục trẻ em tại Australia có sự khác biệt so với phương cách giáo dục của người Trung Quốc. (Ảnh: kidsinadelaide)

Cô Ying đã rất ngạc nhiên trước những phương pháp mà giáo viên sử dụng, khi họ kiên nhẫn đối phó với những đứa trẻ “ngỗ nghịch”.

“May thì rất khác với Ivy và Leon”, cô Ying kể, “Con bé luôn gây rắc rối ở trường, thường xuyên đối đáp với giáo viên, hoặc được gọi vào văn phòng hiệu phó. Trong mắt chúng tôi, May là một ‘đứa trẻ khó bảo’.”

“Tuy nhiên, các giáo viên của May không bao giờ than phiền chúng tôi vì điều đó, họ cũng không yêu cầu chúng tôi tìm cách phạt May. Họ thảo luận với chúng tôi về cách nuôi dạy con cái tích cực để May phát triển hết tiềm năng của mình, để khuyến khích, tôn trọng và lắng nghe con bé nhiều hơn.”

“Nếu điều này xảy ra tại Trung Quốc, một đứa trẻ như May sẽ bị cô lập bởi các giáo viên của mình và bị những đứa trẻ khác cười giễu. Sau 6 tháng, hành vi của May đã thay đổi và không cần đến “sự chú ý đặc biệt” từ chúng tôi hay giáo viên của con bé.”

Nhiều bậc cha mẹ Trung Quốc cũng không hiểu tại sao con cái của họ trở nên nổi loạn tại trường trung học, mặc dù chúng được nuôi dưỡng bằng cách giáo dục nghiêm ngặt của Trung Quốc. (Ảnh: Peter Wu)

Khoảng cách văn hoá giữa 2 thế hệ

Hiện nay, tại Australia, nhiều gia đình người Trung Quốc đang sử dụng những cách thức theo kiểu Trung Quốc để giáo dục trẻ em. Tuy nhiên, con cái của họ, những người sinh ra tại Australia, đã được nuôi dưỡng trong cái nôi tư tưởng tự do và tư duy độc lập của phương Tây, đề cao sự tôn trọng lẫn nhau cũng như quyền riêng tư cá nhân.

Điều này dẫn tới sự xung đột với các giá trị Trung Hoa đã thấm nhuần trong huyết quản của người Trung Quốc. Theo quan sát của nhà báo Carole Lu, khi những đứa trẻ bắt đầu đi học, nhiều gia đình người châu Á cảm thấy khó khăn để thu hẹp khoảng cách khác biệt giữa giáo dục của Trung Quốc với giáo dục của Australia.

Thị trưởng thành phố Willoughby, Australia chụp ảnh cùng Carole Lu, con gái đầu lòng của cô Ying. (Ảnh: Peter Wu)

Tại Australia, trẻ em tham gia vào việc học tập và dựa trên sở thích và tìm hiểu thông qua các tương tác với mọi người và mọi điều xung quanh chúng. 

Tuy nhiên, vợ chồng cô Ying đều muốn các con phải học được tiếng Trung và đọc những cuốn sách của những nhà tư tưởng cổ đại Trung Hoa, đồng thời những đứa trẻ cũng phải học piano và violin theo lịch trình mà cha mẹ vạch sẵn.

“Bọn trẻ kết thúc học tại trường mỗi ngày vào 3 giờ chiều. Ngoài bài tập ở nhà, chúng phải viết tiếng Trung Quốc và tập piano và violin, v.v. Vào cuối tuần, chúng tới tham dự các lớp học Trung Quốc”, cô Ying cho biết.

Những đứa trẻ có thể sẽ phản đối, nhưng điều này là cần thiết, vì trẻ nhỏ đang trong giai đoạn phát triển cần được hướng dẫn để lựa chọn những gì chúng nên học, theo lời cô Ying. 

Bộ trưởng Đa văn hoá New South Wales, Nghị sỹ Ray Williams tại sự kiện tổ chức bởi Hội phụ nữ Trung Quốc. (Ảnh: raywilliamsmp.com.au)

Vấn đề xung đột văn hóa giữa hai thế hệ giống như gia đình cô Ying tồn tại khá phổ biến ở các gia đình di cư.

Khi được hỏi về hiện tượng này, Nghị sỹ William, Bộ trưởng Đa văn hoá New South Wales, giải thích, “họ [những người di cư thế hệ đầu tiên] sẽ có liên kết mạnh mẽ với văn hóa của họ, với di sản của họ, với giá trị của họ, và phẩm chất giáo dục của nơi mà họ đã lớn lên.”

“Chúng tôi muốn mọi người duy trì những liên kết mạnh mẽ giữa văn hoá và nguồn cội của họ và chúng tôi ủng hộ họ”, ông nói thêm.

Ông cũng nhắn gửi đến những đứa trẻ – thế hệ thứ 2 của những gia đình di dân người Trung Quốc: “Đừng quên rằng cha mẹ của các em đã rất nỗ lực để tới đất nước này, việc đó không phải là không có thách thức. Vì vậy, bạn cần tôn trọng điều đó. Đừng quên bạn đến từ đâu, hãy nhớ tới nguồn cội Trung Quốc của bạn, nhưng bạn cũng biết rằng bạn là một thành viên rất đáng quý của xã hội Australia”.

Nguồn: Dkn.tv

Tɦᴜốc ɓổ ƙɦôпɢ ɓằпɢ łɦực ρɦẩɱ ɓổ: Cácɦ cɦăɱ sóc пɢũ łạпɢ łốł пɦấł ɢiúρ ɓạп sốпɢ łɦọ ɦơп

Tɦᴜốc ɓổ ƙɦôпɢ ɓằпɢ łɦực ρɦẩɱ ɓổ: Cácɦ cɦăɱ sóc пɢũ łạпɢ łốł пɦấł ɢiúρ ɓạп sốпɢ łɦọ ɦơп

Tɦeo các ɓác sĩ, sức ƙɦỏe củɑ пɢũ łạпɢ qᴜyếł ᵭịпɦ łᴜổi łɦọ củɑ ɓạп. Đây ℓà ɓí qᴜyếł ℓựɑ cɦọп łɦực ρɦẩɱ cɦăɱ sóc cơ łɦể łốł пɦấł ɓạп пêп łɦɑɱ ƙɦảo ᵭể ℓᴜôп ƙɦỏe ɱạпɦ ʋà łɾườпɢ łɦọ.