RSS

Chi phí nhà ở gia tăng đang làm mở rộng khoảng cách giàu nghèo ở Úc

17:00 14/09/2019

Một phần năm các hộ gia đình nghèo nhất ở Úc đang phải trích ra thu nhập cho chi phí nhà ở nhiều hơn bao giờ hết, trong khi gánh nặng tài chính này không ảnh hưởng nhiều đến các hộ gia đình giàu.

Một phân tích từ viện nghiên cứu độc lập Grattan Institute chỉ ra rằng giá nhà đang làm mở rộng khoảng cách giữa người giàu và người nghèo, mặc dù sự chênh lệch về thu nhập vẫn ở mức ổn định.

Kết quả hình ảnh cho Chi phí nhà ở gia tăng đang làm mở rộng khoảng cách giàu nghèo ở Úc

Phân tích này cho thấy khi tính đến chi phí nhà ở, tổng thu nhập khả dụng của người giàu tăng gấp hai lần so với người nghèo.

Giám đốc phụ trách chương trình tài chính hộ gia đình của viện Grattan Institute, ông Brendan Coates, phát biểu “Nếu muốn thúc đẩy sự công bằng thì chúng ta cần phải giải quyết vấn đề về nhà ở”.

Phân tích này kết hợp số liệu của Cục Thống kê Úc (ABS) về thu nhập khả dụng và dữ liệu về chi phí thuê nhà hoặc sở hữu nhà.

ABS chia các hộ gia đình ở Úc thành năm nhóm dựa theo thu nhập khả dụng của họ. Năm 2018, một phần năm các hộ gia đình nghèo nhất ở Úc đã chi 29% trong tổng thu nhập của họ vào nhà ở.

Gánh nặng này tăng lên đáng kể theo thời gian – từ 21.9% hồi năm 1995 lên thành 23.7% vào năm 2008.

Trong khi đó, chi phí nhà ở hầu như không thay đổi đối với một phần năm các hộ gia đình giàu nhất ở Úc.

Năm 2018, nhóm này đã chi 9.4% trong tổng thu nhập cho khoản thanh toán về nhà ở, so với mức 9.3% được ghi nhận vào năm 1995.

Mặt khác, các hộ gia đình có thu nhập trung bình dành ra 16% trong tổng thu nhập cho chi phí nhà ở năm 2018.

Số liệu này tăng từ mức 13% hồi năm 1995 và 15.1% cách đây mười năm.

Giáo sư kinh tế thuộc Đại học Curtin, bà Rachel Ong ViforJ, nói rằng nếu xu hướng này tiếp diễn thì sẽ có thêm nhiều người có thu nhập thấp bị tụt lại đằng sau và phải chật vật để trả tiền thuê nhà hoặc tiền thế chấp mua nhà.

Bà cho hay “Khi người dân bị căng thẳng bởi chi phí thuê nhà hay tiền trả góp mua nhà thì họ sẽ dễ bị ảnh hưởng tới sức khỏe tâm thần. Một vấn đề khác là những đứa trẻ lớn lên trong các gia đình có ba mẹ nghèo khó và chịu áp lực chi phí nhà thường có xu hướng ‘đi theo vết xe đổ’ tương tự. Do đó, các em bị thiệt thòi hơn những trẻ em sống trong gia đình khá giả”.

Áp lực gia tăng trong vấn đề nhà ở trở nên mất cân bằng đối với những người có thu nhập thấp mặc dù không có sự tăng trưởng đáng kể nào về khoảng cách thu nhập bất bình đẳng giữa năm 2003-2004 và 2015-16, cũng là năm cập nhật gần nhất của số liệu khảo sát.

Trong khoảng thời gian đó, nhóm đạt tăng trưởng tiền lương mạnh nhất là các gia đình giàu có nhất với 36.5%. Các nhóm còn lại có mức thu nhập chỉ tăng khoảng từ 27% đến 30%.

Tuy nhiên, phân tích của viện Grattan Institute cũng chỉ ra một bức tranh khác khi xét đến chi phí nhà ở.

Trong vòng 12 năm tính đến năm 2016, tổng thu nhập khả dụng của các hộ gia đình nghèo ở Úc sau khi trừ chi phí nhà ở là 16.2%, so với mức 20.6% đối với các hộ gia đình có thu nhập trung bình và 33% đối với các gia đình khá giả nhất.

Khoảng cách giàu nghèo cũng tăng trưởng dựa vào giá trị tài sản ròng – là giá trị tài sản và tiền tiết kiệm của mỗi gia đình.

Gia đình nghèo nhất chỉ tăng giá trị tài sản ròng ở mức 8.1%, trong khi gia đình giàu nhất đạt mức tăng tới 51.6%.

Phát biểu với các phóng viên của báo The Age, ông Coates nhận định rằng khoảng cách này sẽ ngày càng xa hơn vì những người trẻ và nghèo khó ở Úc không có khả năng mua nhà, và sau này cũng sẽ ít có khả năng được thừa hưởng bất động sản.

“Khả năng làm chủ một căn nhà của riêng mình của người trẻ giàu có hiện nay thấp hơn so với ba thập kỷ trước nhưng không đến nỗi quá thấp, trong khi khả năng này với người trẻ nghèo khó thì thấp hơn rất nhiều, ông Coates cho biết.

“Trong tương lai, chúng ta sẽ chứng kiến khoảng cách rộng lớn hơn giữa người có nhà và người không có nhà do thế hệ được thừa kế ngôi nhà từ cha mẹ của họ ngày càng đông hơn. Chúng ta cũng biết rằng việc thừa hưởng này thường chỉ xảy ra trong những gia đình giàu có”, ông Coates cho biết thêm.

Ông Coates và các đồng nghiệp của ông đã trình bày bài phân tích này tại hội nghị Chính Sách Xã hội Úc của Đại học New South Wales vào hôm 9/9.

Bài trình bày tập trung đánh giá Đề án Quốc gia về Nhà cho thuê Khả thi, được dẫn đầu bởi chính phủ liên bang với sự phối hợp của các tiểu bang.

Các nhà nghiên cứu kết luận rằng có những “cách thức tốt hơn để cung cấp sự hỗ trợ nhà ở hiệu quả và giúp đỡ tốt hơn cho những người đang thực sự cần nhất”.

Tɦᴜốc ɓổ ƙɦôпɢ ɓằпɢ łɦực ρɦẩɱ ɓổ: Cácɦ cɦăɱ sóc пɢũ łạпɢ łốł пɦấł ɢiúρ ɓạп sốпɢ łɦọ ɦơп

Tɦᴜốc ɓổ ƙɦôпɢ ɓằпɢ łɦực ρɦẩɱ ɓổ: Cácɦ cɦăɱ sóc пɢũ łạпɢ łốł пɦấł ɢiúρ ɓạп sốпɢ łɦọ ɦơп

Tɦeo các ɓác sĩ, sức ƙɦỏe củɑ пɢũ łạпɢ qᴜyếł ᵭịпɦ łᴜổi łɦọ củɑ ɓạп. Đây ℓà ɓí qᴜyếł ℓựɑ cɦọп łɦực ρɦẩɱ cɦăɱ sóc cơ łɦể łốł пɦấł ɓạп пêп łɦɑɱ ƙɦảo ᵭể ℓᴜôп ƙɦỏe ɱạпɦ ʋà łɾườпɢ łɦọ.