RSS

Chính phủ Scott Morrison bị cáo buộc "từ bỏ" việc điều hành đất nước

15:00 30/11/2018

Trong khi bị chỉ trích về thành phần nội các và sự thiếu đoàn kết trong nội bộ, Liên đảng tiếp tục đánh bóng thành tựu quản lý kinh tế của mình trước công chúng.

Kết quả hình ảnh cho Chính phủ Scott Morrison bị cáo buộc

Dựa trên lịch họp quốc hội do chính phủ đề xuất cho năm sau, thì quốc hội Úc chỉ có 7 ngày họp trước ngày công bố dự thảo ngân sách liên bang, tức ngày 2/4/2019.

Phe đối lập đã dựa trên điều này để cho rằng, Liên đảng đang dọn đường cho việc rời khỏi văn phòng chính phủ.

Lãnh đạo đối lập Bill Shorten thậm chí còn tuyên bố trong phiên chất vấn rằng, chính phủ Scott Morrison đã từ bỏ các mục tiêu của mình. 

"Chính phủ đã hủy họp quốc hội bởi vì họ không thể quyết định xem ai là Thủ tướng," ông Shorten nói.

"Họ đã mất hai thành viên chính phủ - và mất thế đa số trong quốc hội. Và sang năm, họ sẽ điều hành một quốc hội bán thời gian.

"Có phải chính phủ đã từ bỏ việc giả vờ điều hành đất nước? Và vì sao ông Malcolm Turnbull lại không còn là Thủ tướng Úc?"

Đáp lại, ông Morrison cáo buộc phe đối lập lười biếng, và rằng ông Shorten chỉ lặp đi lặp lại một câu hỏi duy nhất.

"Lãnh đạo đảng Lao động quá tự mãn, đến mức ông ta nghĩ rằng, tất cả những gì ông ta phải làm để trở thành Thủ tướng là đến đây và hỏi cùng một câu hỏi mỗi ngày," ông Morrison nói.

"Ông ta đã trở nên tự mãn như thế đấy. Ông ấy nghĩ rằng mình có thể đảm nhiệm vai trò Thủ tướng, thưa Chủ tọa, mà không cần giải thích cho người dân Úc vì sao ông lại muốn cắt giảm 200 tỷ đô la tiền thuế của nền kinh tế Úc."

Trong bối cảnh chính phủ bị tấn công gần như từ cả bên trong lẫn bên ngoài, ông Morrison và các bộ trưởng cao cấp đã đề cập nhiều hơn đến sức mạnh của nền kinh tế Úc và công trạng của Liên đảng. Nó đã trở thành chủ đề chính của phiên chất vấn.

Thế nhưng, sau thông tin rằng Tổng trưởng Ngân khố Josh Frydenberg sẽ không hộ tống ông Morrison đến Thượng đỉnh G20 ở Argentina vào tuần này, mà sẽ ở nhà lo việc chính trường trong nước, phe đối lập đã chuyển hướng tấn công sang ông Frydenberg.

Nghị sĩ đối lập Anne Aly phát biểu.

"Tôi muốn đề cập đến các báo cáo rằng ông Tổng trưởng Ngân khố đã hủy chuyến đi dự kiến để gặp gỡ các đồng nhiệm quốc tế tại Thượng đỉnh G20, vì sự hỗn loạn và chia rẽ của chính phủ.

"Gần đây tôi nghe nói ông ta đã đạt được một vài thành tựu trong lĩnh vực quay phim, liệu rằng ông Tổng trưởng Ngân khố sẽ gửi một thông điệp bằng video đến Thượng đỉnh G20 chứ?"

Đáp lại, ông Frydenberg đã sử dụng văn hóa đại chúng nhằm đề cao khả năng quản lý kinh tế của chính phủ so với Lao động.

"Lần cuối cùng bên Lao động đạt được thặng dư ngân sách là vào năm 1989, thưa Chủ tọa. Đó là khi Bức tường Berlin vẫn còn tồn tại! Đó là khi Taylor Swift vừa mới chào đời!"

Phần lớn sự chia rẽ trong chính phủ bị phe đối lập khai thác, xoay quanh chủ đề giới tính.

Tranh cãi tiếp tục nổ ra sau khi thượng nghị sĩ hàng ghế sau Julia Banks quyết định rời bỏ Liên đảng, vì không được chọn ra tranh cử cho chiếc ghế ở Victoria trong cuộc bầu cử liên bang kế tiếp.

Bà cáo buộc Liên đảng và quốc hội liên bang không thân thiện với phụ nữ, nhất là khi so sánh với khu vực doanh nghiệp.

Thế nhưng khi phe đối lập chất vấn Bộ trưởng đại diện cho Phụ nữ Kelly O'Dwyer về vấn đề này, thì bà O'Dwyer đã phản công mạnh mẽ.

"Tôi thực sự cảm ơn câu hỏi của nữ nghị sĩ này. Nó cho tôi cơ hội để giải thích một lần nữa cho Quốc hội thấy rằng, đây là một chính phủ tuyệt vời cho phụ nữ Úc như thế nào."

Điều này tương phản mạnh mẽ với phát ngôn của chính bà O'Dwyer sau thất bại của Liên đảng trong cuộc bầu cử tiểu bang Victoria hồi tuần trước.

Bà O'Dwyer được cho là đã nói với một số đồng nghiệp rằng, Liên đảng có xu hướng chống đối phụ nữ, phủ nhận biến đổi khí hậu, và kỳ thị người đồng tính.

Một thành viên đảng Tự do khá cởi mở khi thảo luận về vấn đề nữ giới trong nội bộ đảng là cựu Ngoại trưởng Julie Bishop.

Bà đã hiến tặng đôi giày màu đỏ nổi tiếng mà bà đã mang khi từ chức Ngoại trưởng cho Bảo tàng Dân chủ Úc.

Đồng thời, bà Bishop một lần nữa kêu gọi đảng Tự do nghiêm túc xem xét mức độ đại diện của nữ giới trong quốc hội.

"Rõ ràng chúng ta cần phải thảo luận về mức độ đại diện của nữ giới trong quốc hội," bà Bishop nói.

"Chúng ta cần phải tăng cường điều đó. Và khi tôi nói về một quốc gia không phát huy hết tiềm năng của họ, trừ khi họ khai thác triệt để những nỗ lực, năng lượng và kỹ năng của 50% dân số, điều đó cũng áp dụng cho các tổ chức, và bao gồm cả đảng Tự do. "

Lời kêu gọi này được đưa ra trong bối cảnh Thượng nghị sĩ Richard Di Natale vừa được tái gia nhập Quốc hội sau khi bị đình chỉ hôm thứ Ba, vì đã chỉ trích Thượng nghị sĩ đảng Quốc gia Barry O'Sullivan sau khi ông này đưa ra một phát ngôn kỳ thị giới tính.

Các thượng nghị sĩ bảo thủ đã rời khỏi phòng họp trong khi Thượng nghị sĩ Di Natale phát biểu về vấn đề này vào hôm thứ Tư.

Nguồn: Sbs.com.au

Tɦᴜốc ɓổ ƙɦôпɢ ɓằпɢ łɦực ρɦẩɱ ɓổ: Cácɦ cɦăɱ sóc пɢũ łạпɢ łốł пɦấł ɢiúρ ɓạп sốпɢ łɦọ ɦơп

Tɦᴜốc ɓổ ƙɦôпɢ ɓằпɢ łɦực ρɦẩɱ ɓổ: Cácɦ cɦăɱ sóc пɢũ łạпɢ łốł пɦấł ɢiúρ ɓạп sốпɢ łɦọ ɦơп

Tɦeo các ɓác sĩ, sức ƙɦỏe củɑ пɢũ łạпɢ qᴜyếł ᵭịпɦ łᴜổi łɦọ củɑ ɓạп. Đây ℓà ɓí qᴜyếł ℓựɑ cɦọп łɦực ρɦẩɱ cɦăɱ sóc cơ łɦể łốł пɦấł ɓạп пêп łɦɑɱ ƙɦảo ᵭể ℓᴜôп ƙɦỏe ɱạпɦ ʋà łɾườпɢ łɦọ.