RSS

Chính trường Úc dậy sóng bởi vụ bê bối tình báo mang tên “Witness K”

15:30 19/07/2018

Tâm điểm vụ bê bối chính là việc chính quyền Úc ra lệnh giam giữ một cựu điệp viên Cơ quan tình báo bí mật Australia (ASIS) và sau đó tòa án tuyên buộc ông ta tội “làm lộ thông tin bí mật”.

Cáo buộc này đã bị nhiều giới, trong đó có một số nghị sĩ chỉ trích là “bạo ngược”, áp đặt lên quyền tự do dân chủ của công dân.

Thông tin cho hay, vụ bê bối nghe lén của chính phủ Australia (Úc) đối với chính phủ Timor-Leste bắt đầu từ năm 2004, khi chính phủ hai nước bắt đầu tiến trình đàm phán hiệp định phân định vùng đặc quyền kinh tế trong biển Timor.

Theo đó, để bảo đảm nắm lợi thế trong đàm phán, Australia đã yêu cầu ASIS phái các điệp viên bí mật xâm nhập vào tòa nhà chính phủ bằng cách núp bóng một dự án tài trợ nhân đạo để cài đặt hơn 200 bộ nghe lén trong tòa nhà chính phủ Timor-Leste.

Việc này nhằm thu thập thông tin các cuộc trao đổi, bàn bạc trong nội bộ chính phủ Timor-Leste. Năm 2006, chính phủ hai nước Australia và Timor-Leste ký hiệp định phân định vùng đặc quyền kinh tế trong biển Timor, với nhiều điều khoản có lợi cho Australia.

Sau vụ việc này, một điệp viên cấp cao của ASIS từng tham gia toán điệp viên thi hành nhiệm vụ năm đó luôn cảm thấy áy náy trong lòng.

Chính ông tự nhận thức rằng việc nghe lén chính phủ một quốc gia nhỏ bé, nghèo và có số dân ít ỏi như Timor-Leste là một “hành động phi pháp và hèn hạ”.

Luật sư Bernard Collaery.

Người điệp viên này – được gọi bằng mật danh “Witness K” trong hồ sơ tòa án Australia. Ông này sau đó đã tìm đến Tổng thanh tra Tình báo và An ninh (IGIS)để trình báo việc mình đã làm. Năm 2012, được IGIS khuyến khích, Witness K công khai tiết lộ vụ việc trước công chúng và ngay lập tức khiến vụ việc bùng nổ thành một vụ bê bối tình báo quốc tế.

Sự việc bị hé lộ, chính phủ Timor-Leste phẫn nộ vì bị chính quyền Canberra chơi xấu, vì thế đã đâm đơn kiện ra Tòa án Công lý quốc tế (ICJ) ở La Haye (The Hague).

Theo đó, chính phủ Timor-Leste tố cáo việc nghe lén đã giúp cho các nhà đàm phán Úc chiếm ưu thế trong đàm phán và ký kết hiệp định với nhiều lợi thế hơn Timor-Leste.

Còn điệp viên Witness K và luật sư riêng của ông là Bernard Collaery trở thành mục tiêu săn đuổi của chính quyền Australia.

Đến cuối năm 2013, Tổ chức Tình báo An ninh Australia (ASIO) đã cho người lục soát nơi ở của Witness K và luật sư Collaery, tịch thu nhiều tài liệu, giấy tờ.

Được biết việc lục soát này được thực hiện trên cơ sở pháp luật chống khủng bố ra đời từ sau sự kiện khủng bố 11-9-2001 ở Mỹ.

Năm 2014, Witness K dự định sẽ đến Tòa án La Haye để làm chứng ủng hộ vụ kiện của chính phủ Timor-Leste.

Thế nhưng trước đó vài tháng, chính quyền Australia đã tịch thu hộ chiếu để ngăn chặn ông đến tòa án. Và vì điệp viên Witness K không thể đứng ra làm chứng, nên chính phủ Timor-Leste đã không kiện được Hiệp định 2006.

Sau sự việc này, Witness K cũng bị chính quyền Australia tuyên bố là “đối tượng gây nguy hiểm cho an ninh quốc gia”. Ông bị giam lỏng tại nơi ở.

Tháng 3-2018, chính phủ Timor-Leste và Australia ký lại hiệp định mới về phân định vùng đặc quyền kinh tế.

Trước đó vào cuối năm 2017, Dili đã rút lại đơn kiện vụ tình báo nghe lén như một thiện chí để hai nước đàm phán lại hiệp định. Nhưng ông Witness K vẫn tiếp tục bị đối xử như một “mối nguy về an ninh quốc gia”.

Dù luật sư Collaery đã có ý kiến về việc này nhưng vẫn không thay đổi được gì. Ngày 28-6-2018, Viện công tố quốc gia Australia đã chính thức truy tố Witness K và luật sư Collaery của ông với cùng tội danh “âm mưu tiết lộ thông tin bí mật của nhà nước”.

Luật sư Collaery cho rằng, hành động của chính phủ Canberra không chỉ vi phạm pháp luật về tình báo của chính nước mình mà còn xâm phạm luật pháp quốc tế và những điều ước quốc tế mà Australia có tham gia ký kết.

Bộ trưởng Tư pháp Australia Christian Porter khẳng định ông cho phép các công tố viên buộc tội Witness K và luật sư Collaery căn cứ theo Luật Các cơ quan tình báo (ISA) của Australia.

Nhưng quyết định truy tố Witness K của Bộ Tư pháp Australia đã gây nên làn sóng công kích chính trị từ phía các nghị sĩ đối lập và độc lập. Theo đó, Nghị sĩ độc lập Andrew Wilkie đã sử dụng đặc quyền miễn trừ tuyệt đối dành cho nghị sĩ để đứng trước nghị trường tố cáo việc giam giữ và buộc tội Witness K.

Ông này thậm chí đã vận động thêm một số thượng nghị sĩ thuộc đảng Xanh cùng lên tiếng tố cáo hành động nghe lén chính phủ Timor-Leste và việc buộc tội Witness K cùng luật sư Collaery.

Không chỉ có các nghị sĩ, mà ngay cả một số cựu thẩm phán tòa án liên bang Australia cũng bày tỏ sự bất bình trước vụ việc của Witness K.

Nhiều người cho rằng những thông tin mà Witness K và luật sư Collaery tiết lộ đều cần thiết phải được công khai hóa, vì chúng thuộc về lợi ích công cộng và đó là điều mà công chúng cần được biết đến.

Vụ bê bối này vẫn gây ra một làn sóng tranh cãi gay gắt.

Theo: Báo Úc

Tɦᴜốc ɓổ ƙɦôпɢ ɓằпɢ łɦực ρɦẩɱ ɓổ: Cácɦ cɦăɱ sóc пɢũ łạпɢ łốł пɦấł ɢiúρ ɓạп sốпɢ łɦọ ɦơп

Tɦᴜốc ɓổ ƙɦôпɢ ɓằпɢ łɦực ρɦẩɱ ɓổ: Cácɦ cɦăɱ sóc пɢũ łạпɢ łốł пɦấł ɢiúρ ɓạп sốпɢ łɦọ ɦơп

Tɦeo các ɓác sĩ, sức ƙɦỏe củɑ пɢũ łạпɢ qᴜyếł ᵭịпɦ łᴜổi łɦọ củɑ ɓạп. Đây ℓà ɓí qᴜyếł ℓựɑ cɦọп łɦực ρɦẩɱ cɦăɱ sóc cơ łɦể łốł пɦấł ɓạп пêп łɦɑɱ ƙɦảo ᵭể ℓᴜôп ƙɦỏe ɱạпɦ ʋà łɾườпɢ łɦọ.