Có cha là công dân Úc, trẻ vẫn có thể bị tước quốc tịch
Khi nào thì một đứa trẻ sinh ra tại Úc được công nhận là công dân của nước này? Và trong những trường hợp nào thì đứa trẻ có thể bị tước quốc tịch?
Tại một số quốc gia như Hoa Kỳ, trẻ em sinh ra tại đây nghiễm nhiên trở thành công dân của nước này.
Trong khi đó tại Úc, cái gọi là quyền công dân mặc nhiên khi sinh (automatic birthright to citizenship) đã chấm dứt vào ngày 19/8/1986, theo Điều khoản 12 của Luật Quốc tịch Úc 2007.
Trẻ em sinh ra tại Úc sau cột mốc này chỉ được trao quốc tịch Úc nếu tại thời điểm chào đời, cha hoặc mẹ của đứa trẻ là công dân hoặc thường trú nhân Úc. Nếu thỏa điều kiện này, đứa trẻ sẽ được cấp hộ chiếu Úc.
Theo Bộ Ngoại giao và Thương mại (DFAT), “chỉ có công dân Úc mới được cấp hộ chiếu Úc”, tuy nhiên Bộ Nội vụ đôi khi lại có những quyết định trái ngược với tuyên bố này.
Trong đa số trường hợp, khi một đứa trẻ được cấp hộ chiếu Úc lúc chào đời, dựa trên việc cung cấp các giấy tờ chứng minh nhân thân như giấy khai sinh, thì đứa trẻ đó sẽ mang quốc tịch Úc trọn đời.
Thế nhưng Bộ Nội vụ lại có quyền yêu cầu cha mẹ cung cấp thêm bằng chứng để chứng minh quyền công dân của đứa trẻ, chẳng hạn như xét nghiệm DNA.
Xét nghiệm DNA để chứng minh quốc tịch Úc
Bà Jan Gothard là một đại diện di trú có đăng ký (MARN 1569102) và làm việc cho hãng luật Estrin Saul Lawyers, Perth với vai trò là chuyên gia về sức khỏe và khuyết tật. Bà cũng là Phó Giáo sư thỉnh giảng chuyên ngành Luật đại Đại học Murdoch.
Chia sẻ trên The Conversation, bà Gothard kể rằng một khách hàng gần đây của hãng luật là một bà mẹ ngoại quốc có con là công dân Úc, sinh ra tại Úc giữ hộ chiếu Úc, nhưng Bộ Nội vụ lại yêu cầu bà phải cung cấp thêm bằng chứng về quốc tịch của con trai mình – ngay cả khi cha của đứa trẻ là công dân Úc.
Bộ Nội vụ cho rằng giấy khai sinh và hộ chiếu của đứa trẻ là chưa đủ, và yêu cầu xét nghiệm DNA để chứng minh người đàn ông giữ quốc tịch Úc là cha ruột của đứa trẻ.
Điều đáng tiếc là mối quan hệ giữa cha và mẹ đã đổ vỡ, và người cha từ chối làm xét nghiệm DNA. Cuối cùng, Bộ Nội vụ quyết định hủy hộ chiếu và tước quốc tịch của đứa trẻ.
Mất quốc tịch vì không có đủ bằng chứng
Không có điều khoản nào trong Luật Quốc tịch Úc 2007 quy định về việc tước quốc tịch của một đứa trẻ dưới 16 tuổi vốn đã là công dân Úc từ khi chào đời. Tuy nhiên, chuyện này vẫn xảy ra.
Hãng luật nơi bà Gothard làm việc gần đây đã nhận thấy sự gia tăng các trường hợp, trong đó trẻ em bị tước quốc tịch khi người mẹ giữ visa tạm trú.
Đối với Bộ Nội vụ, đôi khi những giấy tờ chứng minh nhân thân phổ biến như giấy khai sinh hoặc hộ chiếu là không đủ để xác minh quốc tịch của một đứa trẻ. Và khi các mối quan hệ rạn nứt, rất khó để chứng minh mối liên hệ huyết thống giữa cha và con.
Điều khiến bà Gothard lo lắng là việc Bộ Nội vụ được trao quyền yêu cầu cung cấp thêm bằng chứng về quốc tịch của những đứa trẻ, vốn đã được Bộ Ngoại giao cấp hộ chiếu Úc, mà không lý do.
Việc từ chối chấp nhận giấy khai sinh được cấp bởi Cơ quan đăng ký sinh, tử và hôn nhân (Registrars of Births, Deaths and Marriages) cho thấy quyền lực ngày càng lớn của Bộ Nội vụ, và đôi khi dẫn đến những quyết định mà theo bà Gothard là không công bằng cho đứa trẻ.
Nguồn: Sbs.com.au
3 coп ɢiáρ пằɱ cɦơi łiềп ɾơi łɾúпɢ ᵭầᴜ, qᴜý пɦâп łɦeo ɢół ɢiúρ sự пɢɦiệρ lêп cɑo ʋᴜп ʋúł, ɢiàᴜ có пức ɗɑпɦ
Nɦữпɢ coп ɢiáρ пày ɱɑy ɱắп ʋậп łɾìпɦ ɦɑпɦ łɦôпɢ, có cơ ɦội łɦể ɦiệп łài пăпɢ, пâпɢ cɑo łɦᴜ пɦậρ.