RSS

Cuộc sống du học thực sự không dễ dàng, làm ơn đừng tô hồng nó bằng những gì các bạn ở nhà tưởng tượng ra nữa

09:30 24/10/2020

Trong nhiều năm trở lại đây, du học đang trở thành một hướng đi được nhiều bạn trẻ Việt Nam lựa chọn. Trong quan niệm của nhiều người, được đi du học, được ra nước ngoài chắc chắn sẽ có cuộc sống sung túc với thu nhập lên đến hàng nghìn đô. Nhưng thực tế có đúng như vậy hay không ?

Theo thống kê mới nhất của Bộ Giáo dục và Đào tạo, có khoảng hơn 120.000 du học sinh Việt Nam đang học tập tại các nước Nhật Bản, Australia, Hoa Kỳ, Anh và Trung Quốc… Dù kinh tế còn nhiều khó khăn, nhưng nhiều gia đình vẫn cố gắng để con em mình được học tập trong những môi trường tiên tiến bậc nhất thế giới. Nhưng đằng sau cuộc sống màu hồng được tô vẽ nên ấy, ít ai biết các bạn du học sinh đang phải đối mặt với những khó khăn như thế nào?

Cuộc sống du học thực sự không dễ dàng, làm ơn đừng tô hồng nó bằng những gì các bạn ở nhà tưởng tượng ra nữa - Ảnh 1.

Thiếu thốn tình cảm

Đối với những du học sinh, một trong những thử thách lớn nhất là sự thiếu thốn tình cảm từ gia đình, bạn bè, người thân. Ở Việt Nam, hầu hết các bạn học sinh đều nhận được sự bao bọc, che chở, hậu thuẫn từ phía gia đình, chính điều này đã khiến cho các bạn luôn cảm thấy cô đơn, tủi thân khi một mình sống tự lập ở nơi đất khách quê người.

Trần Quỳnh Anh (du học sinh Việt Nam tại Hàn Quốc) chia sẻ: “Khó khăn lớn nhất của mình là nỗi nhớ nhà, nhớ bạn bè, người yêu. Tối nào mình cũng nghĩ tới bố mẹ đã phải vất vả để nuôi mình đi du học. Có những lúc ốm đau nhưng mẹ gọi điện lại bật dậy nói cười cho mẹ yên tâm rằng mình vẫn ổn và tự lo cho bản thân rất tốt. Ngoài ra, yêu xa cũng là thử thách lớn, có những ngày lễ vì sợ mình cô đơn, người yêu mình ở nhà gọi điện 23/24 tiếng, đi ngủ cũng không tắt máy”.

Cuộc sống du học thực sự không dễ dàng, làm ơn đừng tô hồng nó bằng những gì các bạn ở nhà tưởng tượng ra nữa - Ảnh 2.

Quỳnh Anh-du học sinh Việt Nam tại Hàn Quốc

Nguyễn Minh Tâm (du học sinh tại Đức) tâm sự: “Xa nhà là nỗi sợ lớn nhất. Mình nhớ như in ngày bà nội mất trùng vào mùa thi ở trường đại học nên mình không thể nghỉ để về Việt Nam. Ngồi trong giảng đường mình nấc nghẹn từng tiếng vì từ nhỏ mình đã sống với bà vậy mà ngày bà mất mình lại…hôm ấy ở quê, mẹ mình nhờ người khóc thuê, nhưng mình biết cả nhà lúc đó đều mong mình về”.

Có thể nói, sự thiếu thốn tình cảm chính là rào cản lớn nhất, cũng là rào cản đầu tiên của bất cứ du học sinh nào. Vì lẽ đó, nhiều bạn đã không đủ bản lĩnh vượt qua phải bỏ dở việc học giữa chừng.

Sốc văn hóa

Sự khác biệt về văn hóa cũng là điều đáng lo của mỗi du học sinh. Từ học tập, đến giờ giấc sinh hoạt, giao thông, văn hóa ứng xử cho đến ẩm thực đều hoàn toàn khác biệt.

Được học tập ở những nền giáo dục tiên tiến như Hoa Kỳ, Đức, Nhật Bản, nhiều du học sinh đã vô cùng ngỡ ngàng trước cách học và kiểm tra kiến thức ở những quốc gia này. Nếu như ở Việt Nam, giáo dục luôn là vấn đề nóng và nhiều bất cập thì ngược lại các quốc gia tiên tiến đã hoàn thiện chương trình giáo dục với những mô hình học tập hiện đại bậc nhất. Nhiều bạn trẻ Việt Nam vốn đã quen với lối học “đọc chép”, học “thuộc lòng”, không có kỹ năng phản biện, nên đã gặp nhiều khó khăn trong quá trình làm quen với môi trường học tập mới.

Trần Ngọc Anh (du học sinh tại Nhật Bản) cho biết: “Học tiếng Nhật trên sách vở với mình đã là khó khăn lớn, nhưng khi áp dụng vào giao tiếp lại càng khó khăn hơn, nhiều từ mình phải hỏi những bạn cùng lớp hoặc những người du học lâu năm mới hiểu được. Ngoài ra việc học thật, thi thật cũng là áp lực lớn, phải thật chăm chỉ thì mới mong ra trường với kết quả tốt”.

Cuộc sống du học thực sự không dễ dàng, làm ơn đừng tô hồng nó bằng những gì các bạn ở nhà tưởng tượng ra nữa - Ảnh 3.

Ngọc Anh (ngoài cùng bên phải) cùng những du học sinh Nhật Bản khác

Bên cạnh đó, cả việc ăn uống hàng ngày cũng là những khác biệt lớn mà mọi du học sinh phải đối mặt, nhất là những bạn học tập tại các quốc gia có nền ẩm thực đặc trưng khác biệt hoàn toàn với Việt Nam.

Cuộc sống du học thực sự không dễ dàng, làm ơn đừng tô hồng nó bằng những gì các bạn ở nhà tưởng tượng ra nữa - Ảnh 4.

Mì gói – đặc sản không thể thiếu trong vali của mỗi du học sinh

Vũ Thu Hằng (du học sinh Việt Nam tại Nhật Bản) cho biết: “Những tháng đầu mới sang Nhật, mình không thể ăn được gia vị ở đây, 2 thùng mì tôm là những vị cứu tinh của mình, nhưng do ăn uống không khoa học nên mình bị tụt mất 5kg. Sau đó, mình phải tập ăn từ những món dễ ăn nhất rồi dần dần ăn những món địa phương. Bây giờ mình đã khá quen nhưng nhiều lúc vẫn cảm thấy không ngon miệng. Mỗi khi nghe tin có người chuẩn bị sang Nhật, mình đều tranh thủ nhờ mang gia vị Việt Nam sang”.

Văn hóa ứng xử là một phần không thể thiếu trong cơn sốc văn hóa của những du học sinh người Việt. Ở các quốc gia văn minh như Anh, Đức, Nhật Bản, văn hóa ứng xử đã trở thành thứ mà bất kể du học sinh Việt Nam nào cũng cảm thấy bất ngờ.

T