RSS

Dân Úc kêu gọi sử dụng hình minh họa mang tính chất cảnh báo sức khỏe trên đồ ăn vặt

10:00 25/05/2018

Một nghiên cứu mới đây cho thấy sử dụng hình ảnh một quả tim bị tổn hại và bao phủ trong chất béo màu vàng từ đồ ăn vặt sẽ giúp mọi người cảm thấy đồ ăn nhẹ không lành mạnh.

Các chuyên gia y tế cho biết đã đến lúc cho đồ ăn nhẹ (snacks) nên được gắn theo những cảnh báo đồ họa giống như các hình ảnh sử dụng cho thuốc lá, để chống lại bệnh béo phì.

Một nghiên cứu của Đại học Melbourne và Hội đồng U.n.g t.h.ư Victoria đã công bố việc sử dụng các hình ảnh mang tính chất cảnh báo - như răng bị hư hoặc quả tim có nhiều mỡ- trên các loại thực phẩm không lành mạnh là một công cụ hiệu quả trong việc cải thiện chế độ ăn của một người.

Trong nghiên cứu, 95 người tham gia trong tình trạng đói đã được cho nhìn hình ảnh của 50 loại thực phẩm ăn nhẹ khác nhau, từ khoai tây chiên, thanh sô cô la và bánh quy cho các loại hạt, trái cây và rau quả.

Các chuyên gia y tế cho biết đã đến lúc cho đồ ăn vặt nên được dán nhãn cảnh báo như thuốc lá để chống lại bệnh béo phì. Nguồn: 7 News

Họ được yêu cầu đánh giá trên số lượng đồ ăn họ muốn ăn mỗi loại vào cuối thí nghiệm.

Những người tham gia sau đó được cho xem một số cảnh báo sức khỏe khác nhau và được yêu cầu đánh giá một lượng 50 loại thực phẩm ăn nhẹ tương tự.

Nghiên cứu được công bố trên các tạp chí NeuroImage and Clinical and Appetite, cho thấy những đoạn nội dung mang tính tiêu cực cùng với hình ảnh minh họa sẽ có hiệu quả gấp đôi trong việc thay đổi lựa chọn của mọi người, so với các đoạn nội dung có tính chất cảnh báo thông hoặc những đoạn nội dung tích cực có hình ảnh kết hợp cùng.

Ngoài ra, hoạt động não của những người tham gia nghiên cứu được theo dõi bằng các điện cực gắn vào đầu họ.

Điều này cho thấy các nhãn hiệu có chứa nội dung cảnh báo  có khả năng nhắc nhở người tham gia thực hiện một cách tự chủ nhiều hơn là hành động tự phát.

Nghiên cứu cho thấy những dòng chữ có nội dung tiêu cực kết hợp với hình ảnh có hiệu quả gấp đôi việc thay đổi lựa chọn của mọi người về thức ăn nhẹ. Nguồn: Getty

"Nghiên cứu cho thấy rằng nếu bạn muốn ngăn chặn mọi người lựa chọn thực phẩm đóng gói với nhiều chất béo và đường, các cảnh báo sức khỏe trên thực phẩm nên được sử dụng,”  đồng tác giả nghiên cứu, Tiến sĩ Stefan Bode cho biết.

“Nó làm sáng tỏ các cơ chế trong não làm ảnh hưởng đến các thông điệp cảnh báo sức khỏe về chế biến thực phẩm,” Tiến sĩ Bode nói.

Từ Hội đồng U.n.g t.h.ư Victoria Tiến sĩ Helen Dixon nói rằng hình ảnh minh họa mang tính chất cảnh báo nên được sử dụng vì chúng "phá vỡ" các dấu hiệu thu hút mạnh mẽ - như hương vị - hình ảnh của món ăn gợi lên.

Điều này cho phép một người có ý thức xem xét các tác động tới sức khỏe khi lựa chọn thực phẩm, bà này giải thích.

Giám đốc điều hành liên minh chính sách béo phì Jane Martin cho biết việc sử dụng bao bì nên được sử dụng với mục đích tốt, không phải cho mục đích xấu.

Nghiên cứu cho thấy các nhãn hiệu có khả năng cảnh báo nhắc nhở người tham gia tập thể dục nhiều hơn. Nguồn: Getty

“Nghiên cứu này chứng minh rằng những thông tin có nội dung mạnh mẽ, có liên quan về bao bì thực phẩm có thể ảnh hưởng đến con người và ngăn họ khỏi đồ ăn vặt”, bà Martin nói.

“Chế độ ăn kiêng kém hiệu quả và không phù hợp với cân nặng là những yếu tố gây rai bệnh tim, tiểu đường loại 2 và u.n.g t.h.ư. Để giải quyết vấn đề này, Úc cần một chiến lược toàn diện, nên xem xét việc cải thiện lại các nhãn hiệu, ”bà nói.

Những người ủng hộ y tế cộng đồng đã kêu gọi chính phủ thực hiện việc dán nhãn hiệu chứa hình minh họa cảnh báo bắt buộc.

Nguồn: Báo Úc

Tɦᴜốc ɓổ ƙɦôпɢ ɓằпɢ łɦực ρɦẩɱ ɓổ: Cácɦ cɦăɱ sóc пɢũ łạпɢ łốł пɦấł ɢiúρ ɓạп sốпɢ łɦọ ɦơп

Tɦᴜốc ɓổ ƙɦôпɢ ɓằпɢ łɦực ρɦẩɱ ɓổ: Cácɦ cɦăɱ sóc пɢũ łạпɢ łốł пɦấł ɢiúρ ɓạп sốпɢ łɦọ ɦơп

Tɦeo các ɓác sĩ, sức ƙɦỏe củɑ пɢũ łạпɢ qᴜyếł ᵭịпɦ łᴜổi łɦọ củɑ ɓạп. Đây ℓà ɓí qᴜyếł ℓựɑ cɦọп łɦực ρɦẩɱ cɦăɱ sóc cơ łɦể łốł пɦấł ɓạп пêп łɦɑɱ ƙɦảo ᵭể ℓᴜôп ƙɦỏe ɱạпɦ ʋà łɾườпɢ łɦọ.