Đi đâu chơi ở Úc trong mùa Đông?
Với nhiều người Úc là nơi phải đến trước khi nhắm mắt và thường du khách chọn mùa Hè để đi nhưng ít người biết rằng mùa Đông cũng tuyệt vời không kém, nếu không nói có nhiều điểm đáng thuyết phục hơn.
Thứ nhất là thời tiết. Có thể nói mùa Đông ở Úc ấm hơn so với những nơi nào có mùa Đông với nhiệt độ trong tháng Sáu đến tháng Tám vào khoảng 15 độ C.
Thứ hai là tiết kiệm được tiền vì giá vé máy bay rẻ hơn và mọi thứ khác liên quan đến du lịch, tua rẻ hơn, khách sạn hay thuê xe cũng rẻ hơn.
Thứ ba vì không phải mùa cao điểm cho nên ít du khách hơn, bạn không phải chen lấn trong khu mua sắm hoặc tranh chỗ với người khác ngoài bãi biển.
Thứ tư ít du khách chuẩn bị tinh thần cho ruồi muỗi ở Úc nhưng nếu đến trong những tháng lạnh bạn sẽ không bị chúng làm phiền.
Thứ năm vì thời tiết dễ chịu nên thường các lễ hội nổi tiếng ở Úc được tổ chức vào tháng Tám. Ví dụ như Vivid Sydney là lúc thành phố được tôn vinh dưới ánh đèn và có thể không ngoa khi nói rằng đó là lúc bạn có dịp gặp người em song sinh của Sydney Opera House.
Nhắc đến nhà hát con sò, gánh xiệc À Ố Làng Phố sẽ trình diễn tại đây vào đầu mùa Đông trong tháng Sáu. Đây là đứa con tinh thần của Tuấn Lê, cựu biên đạo của đoàn xiệc nổi tiếng thế giới Cirque du Soleil.
A humpback whale jumps out of the water with the Sydney skyline in the background.
Cá voi ở nam bán cầu sẽ di cư lên miền bắc vào mùa Đông để trốn lạnh trong vùng biển ấm hơn của rặng san hô khổng lồ Great Barrier Reef ở ngoài khơi tiểu bang Queensland.
Điều đó có nghĩa là bắt đầu từ tháng Năm du khách đã có thể nhìn thấy cá voi ngoài khơi tiểu bang New South Wales và cuộc di cư kéo dài cho đến tháng Chín.
Ai thích ngắm cá voi có thể tải về ứng dụng miễn phí để biết chúng xuất hiện ở đâu, và chia sẻ hình ảnh bạn chụp được cùng nhiều thông tin bổ ích khác về loài động vật có vú tuyệt vời này.
Thậm chí nếu muốn bạn còn có thể bơi đến gần cá voi ở Ningaloo, ngoài khơi tiểu bang Tây Úc, hay ở Ribbon Reefs, ngoài khơi tiểu bang Queensland.
Viếng thăm Úc mà không thuê xe khám phá những vùng hẻo lánh là chưa trọn vẹn khi mà diện tích của lục địa này đến 7.692 triệu km², lớn hơn Việt Nam gấp 33 lần.
Mùa Đông khí hậu mát hơn thích hợp cho các chuyến du hành bằng đường bộ. Bạn có thể bắt đầu từ vùng đất thiêng Arnhem Land cách Darwin của Northern Territory 500 km.
Đây là nguồn gốc của văn hóa cổ xưa nhất trên thế giới, trên 50.000 năm, rộng 97.000 km2 và phải có giấy phép mới được vào cho nên nếu đã đến nơi này bạn phải viếng công viên quốc gia nổi tiếng Kakadu National Park.
Sau đó lên xa lộ Stuart Highway nối liền Darwin nhiệt đới, xuống đến sa mạc Alice Springs, ngang qua địa danh linh thiêng Uluru.
Đi tiếp xuống phía nam là Adelaide, thủ phủ của tiểu bang Nam Úc, rồi xuống tàu ra Hobart thủ phủ của tiểu bang Tasmania, tức là bạn đã đi hết chiều dọc của nước này.
Vào tháng Chín du khách đến Tasmania có thể nhìn thấy Aurora Australis ở Nam Cực, cũng như những tia sáng màu xanh lá cây của Bắc Cực có thể nhìn thấy từ Na Uy.
Cực Bắc của Úc là Cape York của tiểu bang Queensland, còn cực Nam là Wilson's Promontory của tiểu bang Victoria.
Còn chiều ngang thì sao? Tôi đã từng đến cực Đông của Úc là Cape Byron của tiểu bang New South Wales, nhưng muốn đi qua điểm cực Tây là Steep Point, trong vịnh Shark Bay của tiểu bang Western Australia phải mất đến 3.985 km.
Một điểm có lẽ không đâu trên thế giới có là hoa dại ở tiểu bang Tây Úc và mùa Đông là lúc chúng nở rộ.
Với 12.000 giống khác nhau, trong đó 60 phần trăm chỉ mọc ở Úc, trong vòng 6 tháng hoa dại trải thảm từ trong sa mạc cho đến khi ra đến biển kéo dài đến tận tháng 11.
Những nơi có nhiều hoa dại nhất trong trong tháng Sáu, Bảy là Pilbara, Goldfields và Coral Coast, đến tháng Chín là tới Perth, và ra tới duyên hải South West trong hai tháng cuối mùa Xuân trước khi nhường chỗ lại cho mùa Hè.
Tác giả tại Cape Byron, điểm cực Đông của nước Úc
Tɦᴜốc ɓổ ƙɦôпɢ ɓằпɢ łɦực ρɦẩɱ ɓổ: Cácɦ cɦăɱ sóc пɢũ łạпɢ łốł пɦấł ɢiúρ ɓạп sốпɢ łɦọ ɦơп
Tɦeo các ɓác sĩ, sức ƙɦỏe củɑ пɢũ łạпɢ qᴜyếł ᵭịпɦ łᴜổi łɦọ củɑ ɓạп. Đây ℓà ɓí qᴜyếł ℓựɑ cɦọп łɦực ρɦẩɱ cɦăɱ sóc cơ łɦể łốł пɦấł ɓạп пêп łɦɑɱ ƙɦảo ᵭể ℓᴜôп ƙɦỏe ɱạпɦ ʋà łɾườпɢ łɦọ.