RSS

Du học ở Úc: Bằng nào dễ kiếm việc: Double degree, double major hay minor degree?

20:30 16/07/2018

Lựa chọn ngành học để trang bị nền tảng cho sự nghiệp tương lai luôn là quyết định quan trọng của mỗi người.

Trong khi nhiều sinh viên đang lăn tăn tìm một chuyên ngành để theo đuổi, một số những bạn khác vẫn phân vân giữa muôn vàn lựa chọn những chuyên ngành khác nhau bởi các bạn có nhiều hơn một sở thích và niềm đam mê. Từ đó, các khoá học đa dạng như double degree (bằng kép) hay double major degree (bằng học hai chuyên ngành) ra đời tạo điều kiện cho các bạn được theo đuổi những đam mê của mình. Vậy sinh viên nên chọn khoá học nào để tăng cơ hội việc làm khi ra trường?

Double degree và double major khác nhau thế nào? Đâu là lựa chọn phù hợp hơn với mỗi người?  

Khánh Uyên SBS: Chào anh Thọ, anh có thể chia sẻ sự khác nhau giữa double degree, double majors và minor được không? Thường các bạn du học sinh đến tư vấn với SW có những lý do gì khi quyết đinh theo đuổi những lựa chọn này thay vì chỉ học một chuyên ngành duy nhất?

Anh Thọ Nguyễn - đại diện tư vấn giáo dục của công ty tư vấn du học và định cư S&W: Chào bạn và cảm ơn đã đặt câu hỏi. Double degrees, double majors và minors đều là những lựa chọn khá phổ biến tại Australia cho các bạn học sinh. Double degrees là chương trình học bằng kép. Nói cách khác, khi sinh viên sẽ tốt nghiệp với 2 bằng Đại học ở hai lĩnh vực khác nhau. Tuỳ vào mức liên quan giữa hai degrees này, sinh viên sẽ phải học thêm từ 1 đến 2 năm so với thời gian bình thường là 3 năm của một bằng đại học. Ví dụ trương trình Bachelor of Law & Bachelor of Commerce thường có thời gian học là 5 năm.

Kết quả hình ảnh cho Du học ở Úc: Bằng nào dễ kiếm việc: Double degree, double major hay minor degree?

Khi chọn một degree để học, sinh viên thường có nhiều lựa chọn về chuyên ngành khác nhau. Ví dụ như Bachelor of Commerce thì sẽ có những chuyên ngành như Accounting, Finance, Management, v.v. Chuyên ngành được xếp thành 2 loại, chuyên ngành chính (major) và chuyên ngành phụ (minor). Major thường yêu cầu hoàn thành tối thiểu 8 môn học và minor thường yêu cầu 4 môn. Khi hoàn thành một major, sinh viên thường sẽ đủ điều kiện kiến thức để làm việc trong chuyên ngành đấy.

Với các degree thông thường, sinh viên thường phải học 8 môn cơ bản. Sau đó, sinh viên có thể chọn học các major/minor khác nhau và có thể tốt nghiệp với 2 majors trong một degree.

Khi các bạn đến với S&W, sinh viên thường được khuyến khích học nhiều hơn 1 major. Lý do rằng khi tốt nghiệp với tấm bằng có 2 majors hoặc 1 major + 2 minors (hoặc tốt nghiệp với double degree), sinh viên sẽ có nhiều lựa chọn hơn cho sự nghiệp của mình vì sở hữu nhiều hơn một chuyên ngành.

Ngoài ra, cũng có một số bạn chọn những minor không liên quan đến degree của mình để thử sức trong lĩnh vực mới (ví dụ học Bachelor of Business nhưng lại chọn minor ngoại ngữ hoặc hội hoạ). Hướng đi này cũng rất phổ biến vì sinh viên có thể theo đuổi một chuyên ngành phụ cho đam mê của mình.

Khánh Uyên SBS: Anh có lời khuyên gì cho các bạn du học sinh đang phân vân giữa các lựa chọn trên để tìm khoá học phù hợp cho mình không?

Anh Thọ Nguyễn: Thường thì khi chọn các khoá học cũng như ngành học, các bạn sinh viên thường gặp rất nhiều khó khăn vì có quá nhiều lựa chọn. Khi tư vấn, S&W hiểu được rằng rất nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng đến ngành học của sinh viên. Một vài ví dụ như khả năng và sở thích cá nhân, cơ hội việc làm, chi phí và thời gian học tập cũng như ảnh hưởng của các bậc phụ huynh.

Không có một ngành nào gọi là tốt nhất cho tất cả, mà hoàn toàn phải phụ thuộc vào các yêu tố kể trên. Khả năng của một nhà tư vấn giáo dục là tìm hiểu được các yếu tố ảnh hưởng kể trên và tìm điểm cân bằng.

Mỗi một sinh viên có một hoàn cảnh khác nhau và sẽ không thể nào áp đặt một hướng đi của người khác cho mình được. Việc của một nhà tư vấn giáo dục là phân tích và đưa ra lời khuyên. Tuy nhiên quyết định cuối cùng phải là của bản thân các bạn sinh viên và sẽ không ai có thể đưa ra quyết định này giúp các bạn được.

Định nghĩa double degree, double major, minor degree?

Double Degree/ Dual Degree/ Joint Degree (Bằng kép)

Cho phép sinh viên học một lúc hai bằng khác nhau. Nếu hai bằng đó có các cross - credits (các tín chỉ hoán đổi được cho nhau) thì sinh viên chỉ cần học tín chỉ của một bằng. Thời gian hoàn tất double degree phụ thuộc vào số tín chỉ hoán đổi được giữa hai bằng bạn chọn, thông thường sẽ kéo dài hơn 2 - 3 học kì so với học một chuyên ngành.  Lựa chọn này dành cho ai muốn theo đuổi chuyên sâu 2 lĩnh vực khác nhau.  Bạn sẽ tốt nghiệp với hai tấm bằng riêng biệt (ví dụ như Cử nhân Thương mại và Cử nhân Truyền Thông). Trong một số trường hợp, sinh viên tham gia khoá học double degree sẽ tiết kiệm được thời gian hơn là học hai bằng riêng biệt và tiếp nối nhau.

Double Major/ Additional Major Degree yêu cầu bạn phải hoàn thành các credits (tín chỉ) của hai chuyên ngành trong cùng một khoá học. Những người đi theo lựa chọn này thường yêu thích hai chuyên ngành nằm trong cùng một lĩnh vực, và hai ngành này có thể bổ trợ cho nhau.  Học hai chuyên ngành trong một bằng thường sẽ tốn thời gian khoảng 3 năm - tương đương với một bạn sinh viên học một chuyên ngành. Tuy nhiên, bạn sẽ không có nhiều môn electives (môn tự chọn) như các sinh viên học một chuyên ngành.

Nói cách khách, bằng double major cho phép sinh viên tốt nghiệp một tấm bằng với hai chuyên môn hay hai chuyên ngành. Ví dụ như Cử nhân Thương mại và Tài chính cho bạn cơ hội làm việc trong lãnh vực như kinh tế, ngân hàng, đầu tư, etc. Một số sinh viên chọn hai chuyên ngành để tăng điểm GPA hoặc tăng cơ hội tìm kiếm việc làm sau này.  Ví dụ, bạn học Cử nhân Nghệ Thuật với hai chuyên ngành là Xã hội học và Tiếng Tây Ban Nha sẽ giúp bạn có thể làm việc trong ngành kinh doanh Quốc Tế. Hay tấm bằng Cử nhân Khoa học với hai chuyên ngành là Địa lý Hàng hải và Khoa học môi trường sẽ cho bạn cơ hội làm trong lĩnh vực nghiên cứu về hàng hải.

Một lựa chọn khác để thay thế cho các bạn không muốn học hai chuyên ngành, đó là minor – chuyên ngành phụ. Điểm khác nhau chủ yếu giữa double major và minor degree đó là số lượng tín chỉ ít hơn và thời gian sinh viên phải hoàn thành cho minor sẽ nhanh hơn những người học hai chuyên ngành đến một nửa. Đây là một sự thay thế double major degree hoàn hảo vì hỗ trợ sinh viên học đa ngành một cách tối đa. Bạn sẽ bớt thời gian trên giảng đường và chương trình học cũng nhẹ hơn hai chuyên ngành.  

Điểm cần lưu ý là mỗi trường có cấu trúc khoá học tương đối khác nhau nên không phải chuyên ngành nào cũng được chấp thuận để các bạn học double majors.

Do đó, các bạn cần nói chuyện với đại diện tuyển sinh của trường hoặc tư vấn viên về giáo dục tại các agent để tìm hiểu kỹ trước khi ra quyết định.

Ngoài ra, mỗi trường cũng sẽ có quy định riêng trong việc chứng nhận bằng cấp của sinh viên. Có những trường sẽ in kết quả tốt nghiệp hai chuyên ngành chính trên bằng tốt nghiệp của bạn nhưng có những trường chỉ in hai ngành chính hoặc một ngành chính và một ngành phụ trên bảng điểm của bạn.

Sinh viên học hai bằng vượt trội hơn một bằng?

Các nhà nghiên cứu tại Đại học Vanderbilt (Mỹ) cho rằng các sinh viên tốt nghiệp hai chuyên ngành thường có những ý tưởng ban đầu độc đáo hơn với các sinh viên chỉ học một chuyên ngành.

Các khảo sát trong nghiên cứu này còn cho thấy sinh viên học cùng lúc hai chuyên ngành ở hai lĩnh vực hoàn toàn khác nhau như xã hội và khoa học có kỹ năng tư duy tốt hơn những sinh viên chỉ tập trung vào một ngành.

Đại diện nhóm nghiên cứu, giáo sư Pitt và Tepper của Đại học Vanderbilt còn nói thêm “so sánh với sinh viên chỉ học một chuyên ngành, sinh viên hai chuyên ngành năng động hơn trong các hoạt động ngoại khoá, thường giữ vị trí nòng cốt trong các câu lạc bộ sinh viên trong trường, năng nổ trong các hoạt động tình nguyện, đảm nhiệm công việc trong các bộ phận nghiên cứu.”

Điểm cộng và trừ của mỗi lựa chọn?

Double degree

Khi du học, bạn được đào tạo trong một nền giáo dục hàng đầu thế giới và nhiều trường hợp sinh viên ra trường làm việc không đúng chuyên môn đào tạo của mình.

Với những bạn chọn chuyên ngành chính nhưng vẫn còn đam mê khác muốn theo đuổi thì những lựa chọn phía trên là một cơ hội tốt hơn để bạn không bỏ lỡ cơ hội phát huy sở trường của mình.  Bạn sẽ tốt nghiệp với kiến thức chuyên sâu về hai lĩnh vực khác nhau, đồng nghĩa với việc có nhiều cơ hội nghề nghiệp đón chờ trong tương lai. Ngoài ra, nếu bạn chọn một trong hai lĩnh vực này để tiếp tục học lên cao học hay tiến sĩ, bạn có thể bước vào thị trường lao động với mức lương cao hơn so với những bạn bè cùng trang lứa chỉ học một bằng.

Với hai tấm bằng của hai chuyên ngành khác nhau, bạn sẽ rút ngắn tiến độ hơn so với những ai học xong một ngành và sau đó tiếp tục một bằng nữa. Do đó, bạn sẽ tiết kiệm được thời gian và xây dựng sự nghiệp sớm hơn.

Tuy nhiên, những điểm trừ cho việc học double degree đó là thời gian học ở trường cũng như bài vở sẽ bận rộn hơn rất nhiều so với chương trình học một bằng. Chi phí học hai bằng cũng cao hơn. Ngoài ra, nếu muốn học double degree, các bạn học sinh sinh viên nên định hướng từ sớm để tìm lĩnh vực mình thực sự yêu thích và nghiêm túc muốn theo đuổi lâu dài.

Với những ai còn phân vân nhiều hơn hai lựa chọn, các bạn cần suy nghĩ kỹ để tránh phải thay đổi quyết định giữa chừng,dẫn đến tốn nhiều thời gian, công sức và tiền bạc.

Double Major degree

So với double degree, double major xem ra là lựa chọn ít gánh nặng hơn. Bạn vẫn hoàn thành khoá học trong cùng khoảng thời gian như các sinh viên học một bằng nhưng lại mang theo kiến thức hai lĩnh vực trong cùng một ngành. Double major thường sẽ có chi phí thấp hơn double degree. Tương tự double degree, tốt nghiệp tấm bằng với hai chuyên môn, bạn sẽ mở rộng cơ hội việc làm cho mình với nhà tuyển dụng tiềm năng.   

Nhưng cũng có những điểm bất lợi khi học double major degree. Thông thường, học thêm một chuyên ngành sẽ phải dành thêm thời gian tham dự lớp học. Các chuyên ngành khác nhau sẽ có những yêu cầu tín chỉ khác nhau, và nếu bạn không hoàn thành đủ số tín chỉ của mỗi chuyên ngành đó trong thời gian đề ra của khoá học, bạn sẽ phải trì hoãn kế hoạch tốt nghiệp của mình.

Ngoài ra, bạn sẽ chỉ nhận được một tấm bằng tốt nghiệp như những sinh viên học một chuyên ngành cho dù bạn học nhiều hơn họ.  Mức lương của bạn cũng sẽ không được ưu tiên như những sinh viên học double degree. 

Minors

Nếu khả năng của bạn về thời gian và tài chính hạn hẹp, Minors là sự lựa chọn hoàn hảo nếu bạn chọn chuyên ngành chính nhưng vẫn muốn mở rộng kiến thức mình sang một một chuyên ngành khác với ít yêu cầu tín chỉ và thời gian hơn so với bằng hai chuyên ngành.

Khi tốt nghiệp, điểm số từ ngành Minor có thể sẽ giúp bạn tạo được ấn tượng tốt trong mắt nhà tuyển dụng hơn các bạn chỉ có bảng điểm và bằng tốt nghiệp cho một chuyên ngành chính.

Nhưng tương tự như Double Major degree, Minors thường sẽ chỉ thể hiện kết quả trên bảng điểm chứ không phải bằng tốt nghiệp, và cơ hội của bạn trong thị trường việc làm cũng chỉ nhỉnh hơn các bạn học một chuyện ngành một ít chứ không thể cạnh tranh với double major hay double degree được.

Bạn nên làm gì trước khi ra quyết định?  

Tìm xem mình thực sự muốn làm gì trong khoảng thời gian riêng: Để sau này mỗi ngày đi làm sẽ là một niềm vui, bạn cần chọn chuyên ngành/ lĩnh vực mình yêu thích và có khả năng. Chạy theo xu hướng nghề nghiệp để chọn ngành học không phải luôn là quyết định đúng đắn bởi bạn sẽ dễ bị đuối nếu không theo kịp, ảnh hưởng đến tương lai sau này.

Quyết định học double degree đòi hỏi sự can đảm, quyết tâm và nỗ lực không ngừng. Nhiều sinh viên sau đó phải lựa chọn giữa hai bằng vì lượng bài vở quá năng và các bạn không có thời gian nghỉ ngơi.  Hãy chọn học Double degree khi bạn chắc chắn rằng cả hai ngành bạn học đúng với đam mê và sở thích của bạn.

Ngoài ra, nếu khả năng không cho phép, bạn cũng không nhất thiết phải cố gắng có hơn một bằng. Dù bằng cấp là cần thiết, đó cũng không phải là điều kiện duy nhất khiến bạn trở thành chuyên gia trong lĩnh vực nào đó. Bạn hoàn toàn có thể học thêm những kỹ năng mới thông qua các chương trình thực tập hoặc các khoá học trực tuyến.

Theo: SBS

Lᴜộc ɢà ᵭổ łɦẳпɢ пước lã ʋào là ɗại: Dùпɢ loại пước пày łɦịł пɢọł lừ, ɗɑ ɢiòп sầп sậł, ƙɦôпɢ sợ пứł

Lᴜộc ɢà ᵭổ łɦẳпɢ пước lã ʋào là ɗại: Dùпɢ loại пước пày łɦịł пɢọł lừ, ɗɑ ɢiòп sầп sậł, ƙɦôпɢ sợ пứł

Kɦi lᴜộc ɢà, ɱộł số ɱẹo пɦỏ ɗưới ᵭây có łɦể ɢiúρ ɱóп ăп củɑ ɓạп łɾọп ʋẹп ɦơп, ɢà ƙɦôпɢ пứł ɗɑ, łɦịł пɢọł ʋà ɾắп.