RSS

Du học ở Úc: 9 cách để sẵn sàng cho sự nghiệp

10:00 21/08/2018

Một số người cho rằng sau khi tốt nghiệp thì họ luôn có dư dả thời gian để lên kế hoạch chuẩn bị cho sự nghiệp.Tuy nhiên, trong thị trường lao động ngày càng cạnh tranh hiện nay, không thiếu những người có thành tích vượt trôi, giao tiếp và kỹ năng mềm tốt, chưa kể có nhiều năm kinh nghiệm.

Vì vậy, các bạn du học sinh cần vạch ra cho mình một kế hoạch cụ thể về tương lai, bạn muốn làm gì, những công ty nào bạn muốn làm việc, điểm mạnh yếu của bản thân ngay từ lúc đang còn trên ghế nhà trường.

Việc chuẩn bị cả một kế hoạch lớn cho sự nghiệp là điều làm nhiều bạn du học sinh cảm thấy áp lực, đặc biệt khi bạn chưa đi làm bao giờ. Điều đó hoàn toàn dễ hiểu vì các bạn là “fresh graduate", là sinh viên mới ra trường.

Những cách sau đây sẽ giúp các bạn biết cách chuẩn bị cho hành trang sự nghiệp của mình.

1. Tìm hiểu trước về công việc mà bạn muốn làm

Quá trình tìm kiếm một công việc phù hợp với bản thân và có cơ hội phát triển trong tương lai không phải là dễ. Việc tìm hiểu trước về công việc mà mình dự định sẽ làm giúp bạn nắm rõ hơn về công việc đó, những khó khăn, thuận lợi mà bạn sẽ gặp phải và những yêu cầu cần có để từ đó bạn có sự chuẩn bị tốt nhất cho mình, tránh bị bỡ ngỡ khi bước vào làm việc.

Nếu bạn thấy rằng mình đã hội tụ đủ những yêu cầu của nhà tuyển dụng, hãy mạnh dạn ứng tuyển ngay cả khi chưa nhận được bằng tốt nghiệp. Các khoá học cử nhân tại Úc thường có môn thực tập kéo dài từ 4-6 tuần và các  công ty/ tổ chức chuyên nghiệp cũng thường xuyên đăng tuyển và tiếp nhận các sinh viên mới ra trường ít kinh nghiệm. Nếu bạn chứng minh được cho mọi người thấy khả năng làm việc của bản thân, khi công ty có vị trí trống, bạn có thể là một trong những người đầu tiên được đề cử.

2. Tự tin dù chưa có kinh nghiệm

Hầu hết các bạn sinh viên mới ra trường đều rất bỡ ngỡ trong quá trình tìm kiếm việc làm và tiếp cận với các nhà tuyển dụng để xin việc.

Một điều dễ nhận thấy rằng hầu hết các công ty khi đăng thông tin tuyển dụng đều đòi hỏi ứng viên phải có kinh nghiệm trong khi sinh viên mới ra trường đa phần đều không có kinh nghiệm. Vậy họ nên lấy kinh nghiệm ở đâu?

Thực ra, dù yêu cầu như vậy nhưng doanh nghiệp vẫn tiếp nhận hồ sơ của các bạn chưa có kinh nghiệm. Do đó các bạn không nên e ngại khi có ý định nộp hồ sơ xin việc vào các doanh nghiệp. Dù chưa có kinh nghiệm nhưng trong thời gian thử việc, nếu các bạn thể hiện được khả năng của mình thì doanh nghiệp cũng sẽ đánh giá cao năng lực của bạn.

Muốn tìm kiếm một công việc ổn định, bạn hãy chuẩn bị cho mình một hành trang xin việc đầy đủ.

3. Thực tập là công việc đầu tiên

Là sinh viên năm cuối, tất cả các bạn đều cần hoàn thành ít nhất một môn thực tập theo yêu cầu chương trình học. Do đó, các nhà tuyển dụng sẽ có thể chú ý đến việc bạn thực tập tại đâu, trải qua vị trí nào , có kinh nghiệm ra sao cũng như nhận xét của người hướng dẫn bạn trong thời gian thực tập tại công ty đó.  

Vì thế, nếu bạn có một kì thực tập , hãy cố gắng hoàn thành nó nghiêm túc hết khả năng. Giá trị bạn nhận được sẽ là sự trải nghiệm thực tế với chuyên ngành học của mình, đồng thời cũng mở rộng thêm các mối quan hệ. Do đó, hãy xem thực tập như một công việc đầu tiên bạn bắt đầu.

Cho dù chỉ là thực tập và được giao những việc đơn giản, đừng xem nhẹ nó và chỉ làm cho có hình thức. Đây là cơ hội cho bạn đi ra ngoài và có được kinh nghiệm từ thực tế chứ không chỉ trong sách vở. Ngoài ra, dù có được trả lương hay không, thời gian thực tập là lúc bạn được bước chân vào môi trường chuyên nghiệp, quan sát những nhân viên công ty đó, những việc họ làm, và tự đánh giá xem những công việc đó có phải việc bạn mong muốn hay không.

4. Kinh nghiệm đến từ mọi công việc

Thực tập sinh cũng không phải là cách duy nhất để làm đẹp CV. Những kinh nghiệm làm việc khác, như công việc theo mùa, casual cũng có thể có giá trị tương đương.

Từ làm tutor giúp đỡ các bạn sinh viên ôn tập tại trường trong  suốt học kỳ hay việc bán thời gian tại quán cà phê... tất cả đều có giá trị ngay cả khi nó không liên quan đến kế hoạch nghề nghiệp tương lai của bạn. Bởi lẽ, dù ít dù nhiều, nó đều cho bạn những bài học thực tiễn từ cuộc sống, cho thấy khả năng thích nghi của bạn trong những môi trường khác nhau, và đặc biệt là kỹ năng mềm- điều mà cơ quan tổ chức nào cũng tìm kiếm ở nhân viên tiềm năng.

Dù bạn có công việc làm thêm ở một tòa cao ốc văn phòng cao cấp nào đó hay làm việc bán hàng tại cửa hàng nhỏ, bất kỳ công việc nào mà bạn có bây giờ sẽ không chỉ giúp bạn chuẩn bị kinh nghiệm thực tế, mà còn là cơ hội cho bạn tích luỹ kinh nghiệm của mình mỗi ngày trước khi tìm được việc làm toàn thời gian sau tốt nghiệp.

5. Các hoạt động ngoại khóa

Bạn có thể tạo sự khác biệt bằng cách theo đuổi các hoạt động ngoại khóa như tình nguyện. Các vị trí tình nguyện và các hoạt động ngoại khóa  trong/ ngoài trường hay của các hội sinh viên sẽ giúp bạn hiểu về bản thân, tính cách và khả năng tiềm ẩn để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng.

Vào năm cuối cấp, nếu có thể, bạn nên có một số hoạt động ngoài việc thực tập để rèn luyện kỹ năng mềm. Còn nếu tham gia các Hội Sinh Viên, hãy tham gia  những bộ phận liên quan đến ngành học, bởi ở đó bạn được học những kỹ năng, tri thức liên quan đến ngành nghề. Như thế, bước đầu bạn cũng được tiếp xúc nhiều hơn với những gì liên quan đến công việc trong tương lai.

6. Tìm một hình mẫu để “dẫn đường"

Bạn có thần tượng ai đó không? Có thể là người đang làm trong lãnh vực mà bạn luôn mơ ước sẽ có ngày được làm cùng với họ.

Tìm hiểu về hành trình hình mẫu đó đã đi và gặt hái thành công sẽ truyền cảm hứng và động lực cho bạn. Nhờ đó, bạn sẽ đặt mục tiêu cho bản thân từ những cột mốc sự kiện thành công của họ để thúc đẩy bản thân cố gắng không ngừng.

7. Lên kế hoạch sự nghiệp chi tiết

Một kế hoạch chuẩn bị cho sự nghiệp hoàn chỉnh bao gồm nhiều bước: từ đánh giá bản thân, khám phá nghề nghiệp, sự tương thích giữa tính cách và nghề nghiệp, sau đó là các hành động.

Để hoàn thành những bước này một cách đầy đủ, bạn cần khá nhiều thời gian hoặc tìm đến những tư vấn viên nghề nghiệp tại trường, Công việc của họ là nói chuyện và hướng dẫn, đồng hành trong định hướng với bạn, tìm ra những lựa chọn phù hợp với bạn.

8. Chọn lọc những lựa chọn phù hợp với bản thân

Có nhiều ngành nghề trong thị trường lao động; mỗi ngành lại phù hợp với mỗi nhóm kỹ năng, sở thích khác nhau. Sau khi hòan thành một kế hoạch sự nghiệp hoàn chỉnh, bạn sẽ am hiểu sâu hơn về những sở thích và kỹ năng mình có, từ đó xác định những nghề nghiệp, vị trí phù hợp với bản thân.

Quá trình này giúp bạn tìm hiểu về những thông tin tuyển dụng đối với vị trí và lãnh vực bạn dự định làm để biết các nhà tuyển dụng có những yêu cầu gì, từ đó bạn sẽ biết mình còn thiếu gì để bồi đắp cho bản thân  chuẩn bị khi thực sự ứng tuyển vào vị trí đó sau này.  

9. Luôn cập nhật CV

Nếu có thời gian, hãy luôn cập nhật CV của bạn để  chứa những thông tin mới nhất về bản thân và những kỹ năng bạn có, vị trí, thành tích bạn đạt được. CV cũng là thứ giúp bạn đánh giá được mình còn bao xa để đủ khả năng ứng tuyển vào công ty yêu thích. Có thể một ngày nào đó, bạn sẽ vô tình được nhà tuyển dụng công ty đó liên hệ. Chắc chắn bạn không muốn  mình phải vội vã chỉnh sửa thông tin trên CV vào phút cuối thay vì chuẩn bị từ trước để bảo đảm không bỏ sót chi tiết nào ảnh hưởng đến cơ hội phỏng vấn ở nơi đó.

Lời kết

Tuổi trẻ chính là quãng thời gian khiến chúng ta cảm thấy bối rối và lúng túng trước mọi việc nhiều nhất. Có lẽ trạng thái tâm lý này xuất hiện là do khát khao được học hỏi, trải nghiệm của chúng ta đã trở nên mạnh mẽ hơn bất kỳ lúc nào. Thế giới trở nên nhỏ hơn trong khi chân trời lại trải dài trước mắt.

Tuy nhiên, dù với lý do nào đi nữa thì bạn luôn là người cầm chìa khoá quyết định cho mọi sự việc xảy ra trong cuộc sống mình. Vì vậy hãy chuẩn bị cho nó thật kỹ càng và chi tiết, nó sẽ đồng hành và chỉ đường cho bạn trong sự nghiệp gần cả cuộc đời.  

Sự nghiệp của mỗi người là một quá trình dài trong đó công việc đầu tiên chỉ là viên gạch khởi đầu. Ở từng công việc, bạn sẽ học được các kỹ năng mới cũng như nâng cao các kỹ năng cũ. Bạn có thể áp dụng chúng vào bất kỳ lãnh vực nào. Quá trình này cũng giúp bạn nhận ra được phong cách làm việc của bản thân- Bạn thích làm việc theo nhóm hay độc lập? Bạn có sở trường về tài chính không? Chuyến hành trình này sẽ xây dựng cho cho bạn các kỹ năng và kinh nghiệm ngày càng vững vàng hơn. Từng bước, từng bước bạn sẽ nhận ra con đường sự nghiệp của mình.

Mỗi người đã có có những kế hoạch cho mình sau khi tốt nghiệp. Đi du lịch một năm để trải nghiệm cuộc đời và thử thách bản thân, theo đuổi con đường học vấn để phát triển các kiến thức, kéo dài thời sinh viên, hay ước muốn được cống hiến cho xã hội, tất cả đều làm bạn trưởng thành. Tuy nhiên, nếu bạn muốn quyết định phải làm gì đối với tương lai sự nghiệp của mình, mọi thứ sẽ không hề dễ dàng. Bạn cần phải bỏ ra một vài năm, chọn lựa, học hỏi từ các thành công cũng như thất bại và lên kế hoạch cho những mục tiêu ngắn hạn, dài hạn của cuộc sống để sẵn sàng trước mọi thử thách.

Nguồn: Sbs.com.au

Tɦᴜốc ɓổ ƙɦôпɢ ɓằпɢ łɦực ρɦẩɱ ɓổ: Cácɦ cɦăɱ sóc пɢũ łạпɢ łốł пɦấł ɢiúρ ɓạп sốпɢ łɦọ ɦơп

Tɦᴜốc ɓổ ƙɦôпɢ ɓằпɢ łɦực ρɦẩɱ ɓổ: Cácɦ cɦăɱ sóc пɢũ łạпɢ łốł пɦấł ɢiúρ ɓạп sốпɢ łɦọ ɦơп

Tɦeo các ɓác sĩ, sức ƙɦỏe củɑ пɢũ łạпɢ qᴜyếł ᵭịпɦ łᴜổi łɦọ củɑ ɓạп. Đây ℓà ɓí qᴜyếł ℓựɑ cɦọп łɦực ρɦẩɱ cɦăɱ sóc cơ łɦể łốł пɦấł ɓạп пêп łɦɑɱ ƙɦảo ᵭể ℓᴜôп ƙɦỏe ɱạпɦ ʋà łɾườпɢ łɦọ.