RSS

Giá nhà tại Brisbane đã tăng gần 300% trong 30 năm qua

11:00 12/04/2018

Giá nhà ở Brisbane đã tăng gần 300% về giá trị thực trong 30 năm qua, báo cáo mới về khả năng chi trả nhà ở cho biết.

Giá nhà ở Brisbane đã tăng gần 300% về giá trị thực trong 30 năm qua, báo cáo mới về khả năng chi trả nhà ở cho biết.

Sự gia tăng 299% chủ yếu là do chi phí của đất, chứ không phải là do chất lượng nhà ở.

Báo cáo của Ủy ban Năng suất Queensland cho thấy rằng khả năng chi trả nhà ở - được tính bằng tỷ lệ thu nhập chia cho giá nhà - đã giảm đi một cách đáng kể từ những năm 1980, nhưng đã ổn định trong vài năm gần đây.

Gold Coast, Sunshine Coast và khu vực Wide Bay là những nơi đắt đỏ nhất, bao gồm cả giá thuê và giá nhà, trong khi các khu vực giá cả phải chăng nhất là trung tâm Queensland, Mackay và vùng hẻo lánh.

Báo cáo cho thấy những người trẻ, các gia đình và các cặp vợ chồng trẻ đang tìm mua các căn hộ hoặc townhouse, bởi vì họ không có đủ khả năng mua nhà.

Đối với nhiều người, là do tiền đặt cọc quá cao chứ không phải là do chi phí trả nợ thế chấp, nên điều này đã khiến họ không thể mua được nhà.

Nhưng đó không phải là lý do duy nhất.

Tỷ lệ việc làm bán thời gian và thiếu việc làm cao hơn đã khiến cho việc sở hữu nhà trở nên xa tầm tay đối với nhiều người.

Báo cáo cũng cho thấy trong 60 năm qua, diện tích nhà ở đã tăng, nhưng số người trung bình sống trong những căn nhà đó lại giảm.

Theo số liệu mới, gần 1 triệu hộ gia đình tại Úc phải đối mặt với "áp lực nợ thế chấp" do lương tăng chậm và chi phí sinh hoạt tăng.

Trên toàn quốc, ước tính 956.000 hộ gia đình đang phải đối mặt với "áp lực nợ thế chấp" - hoàn cảnh mà các chủ nhà phải đối mặt khi thu nhập của họ phải cố gắng trang trải các chi phí sinh hoạt - theo nghiên cứu của  Digital Finance Analytics (DFA) được công bố ngày hôm qua.

Con số này đại diện cho 30% các hộ gia đình đang vay thế chấp tại Úc, bao gồm cả những người thu nhập thẫm lẫn cao, và đã tăng lên hơn 30.000 hộ gia đình kể từ tháng trước.

"Áp lực nợ thế chấp" được định nghĩa là hàng tháng chi nhiều hơn thu. Trong nhiều trường hợp, các gia đình rút tiền từ tài khoản tiết kiệm hoặc tăng các khoản vay để trang trải cuộc sống và vượt qua "áp lực".

Dữ liệu cho thấy hơn 21.000 hộ gia đình "gặp áp lực trầm trọng" hoặc không thể hoàn trả được nữa. Và có hơn 55.000 hộ gia đình có nguy cơ vỡ nợ trong vòng 30 ngày trong năm tới.

Ông Martin North đến từ DFA nói rằng những con số này cho thấy tình hình nhà ở tại Úc hiện nay rất tệ và sẽ chỉ tồi tệ hơn.

"Mọi thứ sẽ trầm trọng hơn, đặc biệt là khi nợ hộ gia đình tiếp tục tăng đến những mức kỷ lục mới", ông nói.

"Cho vay thế chấp vẫn tăng gáp 2, 3 lần so với thu nhập. Điều này là không bền vững".

Biên tập viên tài chính của 9News, Ross Greenwood tin rằng những con số này cho thấy vấn đề thu nhập cơ bản mà hầu hết người Úc đang phải đối mặt. Những người này phải vật lộn với việc chính và buộc phải tìm kiếm công việc làm thêm.

"Vấn đề trong cuộc sống của bạn là tiền từ đâu mà đến? Tôi chắc chắn có rất nhiều gia đình đang cố kiếm thêm việc", ông nói.

"Hơn hết, sự tăng trưởng tiền lương đến từ đâu? Lúc này, những gì mà tôi biết đó là nhiều công việc đang được tạo ra tại Úc nhưng vấn đề là nó vẫn không mang đủ tiền để những hộ gia đình này giảm áp lực".

Khi nói về sự phân chia theo từng bang, New South Wales dẫn đầu về áp lực nợ nhà, có hơn 260.000 hộ gia đình phải đối mặt với áp lực tài chính.

Theo ông Greenwood, điều này không có gì đáng ngạc nhiên khi mà việc bùng nổ giá nhà tại Sydney khiến nhiều hộ gia đình, dù có thu nhập thế nào, cũng gặp phải những khoản thế chấp lớn. Và đó là áp lực rất lớn.

Victoria ghi nhận hơn 258.000 hộ gia đình gặp áp lực, tiếp sau đó là Queensland và Tây Úc. Nam Úc, Tasmania và ACT có chưa tới 100.000 gia đình chịu áp lực.

Lãnh thổ Bắc Úc là nơi ghi nhận số hộ gia đình gặp áp lực thấp nhất, chỉ trên 5.000 nhà gặp căng thẳng thế chấp.

Ông Greenwood nói rằng nghiên cứu này là bằng chứng cho thấy tại sao Ngân hàng Dự trữ Australia lại không tìm cách tăng lãi suất. Hiện tại lãi suất đang là 1,50%.

"Nếu lãi suất bắt đầu tăng lên tại Úc, các gia đình trên sẽ còn chịu tổn thương nhiều hơn", ông nói.

"Những gì chúng ta đang chứng kiến hiện nay là lý do giải thích việc Ngân hàng Dự trữ sẽ không điều chỉnh lãi suất trong thời gian tới tại Úc".

Nguồn: Báo Úc

Tɦᴜốc ɓổ ƙɦôпɢ ɓằпɢ łɦực ρɦẩɱ ɓổ: Cácɦ cɦăɱ sóc пɢũ łạпɢ łốł пɦấł ɢiúρ ɓạп sốпɢ łɦọ ɦơп

Tɦᴜốc ɓổ ƙɦôпɢ ɓằпɢ łɦực ρɦẩɱ ɓổ: Cácɦ cɦăɱ sóc пɢũ łạпɢ łốł пɦấł ɢiúρ ɓạп sốпɢ łɦọ ɦơп

Tɦeo các ɓác sĩ, sức ƙɦỏe củɑ пɢũ łạпɢ qᴜyếł ᵭịпɦ łᴜổi łɦọ củɑ ɓạп. Đây ℓà ɓí qᴜyếł ℓựɑ cɦọп łɦực ρɦẩɱ cɦăɱ sóc cơ łɦể łốł пɦấł ɓạп пêп łɦɑɱ ƙɦảo ᵭể ℓᴜôп ƙɦỏe ɱạпɦ ʋà łɾườпɢ łɦọ.