RSS

Giật mình trước loại đồ uống mọi trẻ em đều thích, cha mẹ vẫn tưởng tốt cho sức khỏe

11:00 14/03/2018

Hầu hết các bậc phụ huynh đều nói rằng con cái họ thích nước ép trái cây. Nó có vị ngon, được đóng gói tiện lợi và thân viện với trẻ, dường như tốt cho sức khỏe hơn so với các loại nước ngọt, đồ uống thể thao hoặc các loại đồ ngọt khác. Và trên tất cả là chúng có nguồn gốc từ trái cây.

Nhưng chúng ta cũng biết là nước ép trái cây có hàm lượng đường cao, vậy nên nó có thể gây béo phì và những vấn đề răng miệng.

Dưới đây là ý kiến của 5 chuyên gia về dinh dưỡng, ăn kiêng, y khoa và nha khoa xem có nên để trẻ uống nước ép trái cây không.

Bec Reynolds- chuyên gia dinh dưỡng, giảng viên dinh đưỡng tại UNSW: Có

Nước ép lúc nào cũng tốt và ép trực tiếp từ trái cây ra là tốt nhất cho trẻ em. Nhưng nếu bạn phải cho con uống thứ gì đó không phải nước, mà sữa lại không là lựa chọn, thì tốt hơn hết là cho chúng nước trái cây thay vì nước ngọt có ga.

Mặc dù nước ép trái cây và nước ngọt có ga đều có axit và đường (2 yếu tố có hại cho răng) và cung cấp lượng calo cao nhưng nó không nhiều như các loại đồ ăn thức uống khác (không tốt cho ân nặng). Ít nhất thì nước trái cây cũng chứa một số vi chất (như vitamin C) và các chất chống ô xi hóa thực vật khác.

Tốt hơn là cho trẻ uống các loại nước ép chủ yếu từ các loại rau như cà rốt, cần tây và nước ép táo. Bởi trẻ em thường tiêu thụ không đủ rau trong khi rau lại chứa những chất có lợi cho sức khỏe, không cung cấp nhiều calo hoặc nhiều đường.

Thậm chí, loại nước ép từ thân các loại rau còn tốt hơn nhưng đây là thách thức thực sự đối với một đứa trẻ.

Clare Collins - chuyên gia dinh dưỡng tại ĐH Newcastle: Không

Xem nước ép như ngoại lệ không phải là quy tắc. Trong khi Australian Guide to Health Eating chỉ ra một số loại trái cây được định lượng 125 ml nước ép, người ta vẫn khuyên nên ăn trái cây thay vì uống nước ép. Nguyên nhân là hầu hết các loại trái cây đều làm no bụng và tốt hơn cho răng của bạn.

Nước ép trái cây có ít chất xơ nên rất dễ uống quá nhiều so với ăn. Ví dụ, trung bình một quả cam chứa 285 kj và 4 gr chất xơ so với 250ml nước ép chứa gần 300-500 kj và chưa đầy 1 gr chất xơ, phục thuộc vào thương hiệu.

Nước ép trái cây được phân loại là đồ uống ngọt có đường, cùng với nước giải khát, thức uống thể thao và các loại đồ uống ngọt có đường khác. Trong những nghiên cứu can thiệp vào trẻ em và thanh thiếu niên, việc thay thế đồ uống có đường bằng loại đồ uống có hàm lượng calo thấp hơn, họ tăng cân ít hơn.

David Manton - nha sĩ, giáo sư nha khoa nhi tại ĐH Melbourne: Không

Có 2 vấn đề chính với nước ép trái cây và răng: thứ nhất, đường (có nguồn gốc từ trái cây hoặc được thêm vào) hình thành vi khuẩn trong mảm bám răng, tạo ra axit, gây sâu răng.

Gần một nửa trẻ em 6 tuổi tại Úc bị ít nhất một lỗ sâu trên răng và các loại đồ uống như nước trái cây là một phần nguyên nhân.

Thứ hai, hàm lượng axit của nhiều loại nước ép trái cây có thể hòa tan lớp vỏ cứng của răng (men răng) và một khi bị hòa tan, nó không thể phát triển trở lại.

Nghiên cứu cho thấy gần 4/5 trẻ em tại Úc có dấu hiệu bị ăn mòn răng sữa và 1/4 bị ăn mòn răng vĩnh viễn.

Nếu bạn quyết định cho con uống nước ép trái cây, hãy cho trẻ dùng vào bữa ăn, tránh uống giữa các bữa.

Kacie Dickinson - chuyên gia dinh dưỡng tại ĐH Flinders

Quá nhiều đường trong chế độ ăn có liên quan đến sâu răng và tăng cân không lành mạnh trong suốt thời thơ ấu. Dựa vào bằng chứng này, WHO khuyến cáo hạn chế thực phẩm và đồ uống chứa đường, trong đó có nước ép trái cây.

Nước ép trái cây không giống với trái cây tươi và tốt nhất nên để trẻ ăn trái cây thay vì uống nó. Khi chất xơ và các thành phần khác của trái cây tươi bị loại khỏi nước ép, lượng đường sẽ được tập trung nhiều hơn và cao hơn trong nước.

Do trẻ dễ chất nhận nước ép trái cây (có vị ngọt), được đóng gói tiện lợi do đó dễ uống, việc không để trẻ uống nước ép trái cây có thể là điều khó khăn cho các bậc phụ huynh.

Nhưng nước ép trái cây (rau củ) chiếm tỷ lệ đường tự do lớn nhất trong số các loai đồ uống mà trẻ từ 2-8 tuổi tại Úc sử dụng. Vì vậy, giảm uống nước ép trái cây là cách tốt để bắt đầu nếu bạn mốn giảm lượng đường đưa vào cơ thể con bạn.

Nước lọc luôn là loại đồ uống tốt nhất cho trẻ nhưng nếu bạn gặp trục trặc về việc cho trẻ uống gì thay vì nước ép , hãy cho trẻ ăn trái cây tươi.

Nước ép trái cây có thể dùng trong những dịp đặc biệt, uống một lượng nhỏ (nửa cốc hoặc ít hơn) nhưng đây không phải là một phần thiết yếu trong chế độ ăn lành mạnh của trẻ.

Sandro Demaio - bác sĩ tại ĐH Copenhagen: Không

Khi còn bọc trong vỏ, đường trái cây không đáng lo ngại. Trên thực tế, đường trong trái cây có lẽ là cách tự nhiên khuyết khích chúng ta ăn hoa quả. Những trái cây như cam, táo và lê chứa chất xơ quan trọng. Loại thức ăn thô sơ này tốt cho sức khỏe theo nhiều cách.

Đầu tiên, nó làm chậm quá trình ăn uống, uống một cốc nước ép từ 7 quả táo thì rất dễ dàng nhưng ăn 7 trái táo đó thì lại khó hơn nhiều.

Thứ hai, nó khiến bạn cảm thấy no lâu hơn. Và thứ ba, nó làm chậm quá trình giải phóng đường từ trái cây vào máu, cho phép cơ thể phản ứng và sử dụng năng lượng một cách hợp lý, giảm nguy cơ tăng cân và những thách thức đối với sức khỏe có liên quan.

Nó cũng tốt cho sức khỏe của ruột và mang lại một loạt lợi ích sức khỏe khác. Việc ép nước loại bỏ hầu hết các chất xơ, thậm chí cả một số vitamin quan trọng.

Nhưng thứ không bị mất đi là 21 gr đường trong mỗi cốc nước. Tóm lại, bạn có thể thoải mái ăn trái cây nhưng nên tránh uống nước trái cây.

Nguồn: Báo Úc

Ly ɦôп ʋẫп cɦᴜпɢ ɢiườпɢ, łɦi łɦoảпɢ cɦồпɢ cũ lại cɦᴜyểп ƙɦoảп 5 łɾiệᴜ łɾả łìпɦ ρɦí

Ly ɦôп ʋẫп cɦᴜпɢ ɢiườпɢ, łɦi łɦoảпɢ cɦồпɢ cũ lại cɦᴜyểп ƙɦoảп 5 łɾiệᴜ łɾả łìпɦ ρɦí

Kể ɾɑ cɦắc пɦiềᴜ пɢười sẽ ƙɦôпɢ łáп łɦàпɦ ʋới cácɦ sốпɢ củɑ eɱ ʋới cɦồпɢ cũ ɓây ɢiờ пɦưпɢ łɦực łế, пɢười łɾoпɢ cᴜộc пɦư eɱ lại ɾấł łɦoải ɱái.