RSS

Úc: “Họ cười vào mặt bạn nếu bạn không nói tiếng Anh”

21:00 01/02/2019

Một cuộc khảo sát cho thấy tầng lớp thanh niên nguồn gốc di dân vẫn bị kỳ thị sắc tộc tại Úc ở nhiều mức độ khác nhau.

Thế hệ trẻ hoặc thế hệ thứ hai của những di dân tại Úc, dù vẫn luôn lạc quan về tương lai nhưng họ cho biết vẫn có sự kỳ thị sắc tộc nhắm vào họ

Một nghiên cứu mới về vấn đề kỳ thị sắc tộc ở thế hệ trẻ có nguồn gốc di dân Úc đã phát hiện có đến 25% người được khảo sát đã từng phải trải qua sự kỳ thị sắc tộc.

Đây là nghiên cứu đầu tiên do Trung tâm nghiên cứu Thanh niên của Đại học Melbourne thực hiện, công bố hôm thứ Năm 1/2, đã cho thấy sự kỳ thị sắc tộc, đặc biệt xảy ra ở trường học, vẫn là một thực trạng đối với những người Úc trẻ.

Cuộc khảo sát được thực hiện trên 2,000 di dân thế hệ thứ nhất, thứ hai và thứ ba, trong độ tuổi từ 15 – 25.

“Thông điệp quan trọng mà chúng tôi muốn truyền tải qua phúc trình này là thế hệ trẻ di dân ở Úc có một ý thức thuộc về nước Úc rất mạnh mẽ. Nhưng cùng lúc, họ vẫn gặp phải những chuyện kỳ thị sắc tộc ở các mức độ khác nhau,” Tiến sĩ Rimi Khan cho biết.

Tuy vậy bà nói thêm có đến 90% người được khảo sát tự tin về việc đạt được những mục tiêu tương lai.

“Tinh thần lạc quan này có được từ sự kỳ vọng khi những người trẻ này hoặc gia đình họ mới di dân tới một quốc gia mới và họ kỳ vọng về những cơ hội có được.

“Nhưng một điều mà chúng tôi nhận thấy đó là sự lạc quan giảm dần theo thời gian. Những người đã sống ở Úc từ 5 năm trở lên không còn sự lạc quan như những người trẻ.

“Điều đó cho thấy có lẽ chúng ta chưa tập trung hết sức vào các chương trình và các dịch vụ hỗ trợ mà có thể giúp duy trì sự lạc quan ấy ở thế hệ trẻ.

Cuộc khảo sát nhận được ý kiến cho rằng sự phân biệt đối xử đến từ cả phía cảnh sát, những người từ chối cung cấp dịch vụ, hoặc miệt thị bằng cách nhại theo giọng nói của họ.

Có 18% người tham gia khảo sát nói rằng họ từng là nạn nhân của sự kỳ thị sắc tộc, trong khi 21.5% cho biết đã từng chứng kiến chuyện kỳ thị.

“Tại trường, nếu bạn không nói tiếng Anh, mọi người sẽ cười vào mặt bạn,” một người tham gia khảo sát cho hay.

“Sự kỳ thị còn xuất phát từ cả những giáo viên, tôi đã từng bị một giáo viên nói ‘Go back to your country, you’re too dark’ (cút về nước của mày đi, mày đen quá).”

Tuy vậy, có đến 80% người trẻ di dân nói rằng họ cảm thấy họ thuộc về nước Úc.

62%  cho biết họ cảm thấy được an toàn, hoặc thậm chí rất an toàn, khi phải đi bộ một mình vào ban đêm ở khu vực gần nhà. Và hơn 1/3 cảm giác không an toàn.

Một nửa số khảo sát cũng đang phải đối phó với nạn kỳ thị nơi làm việc, xảy ra ngay ở khâu tuyển dụng.

Alex Long, Giám đốc tổ chức Mạng lưới ủng hộ người trẻ đa văn hóa, cũng có tham gia vào cuộc khảo sát, khuyến khích các nhà tuyển dụng nên nhìn nhận sự đóng góp của di dân tại nơi làm việc.

“Những người trẻ có nguồn gốc di dân có rất nhiều khả năng, họ có thể nói nhiều ngôn ngữ, họ có những kỹ năng đa văn hóa, có sự thích nghi tốt và cả sự bền bỉ.

“Họ cảm giác nước Úc là nơi họ có thể đạt được mục tiêu đề ra và chạm đến ước mơ. Họ cảm giác được kết nối với cộng đồng, với xã hội,” bà Long nói.

Nguồn: Sbs.com.au

Tɦᴜốc ɓổ ƙɦôпɢ ɓằпɢ łɦực ρɦẩɱ ɓổ: Cácɦ cɦăɱ sóc пɢũ łạпɢ łốł пɦấł ɢiúρ ɓạп sốпɢ łɦọ ɦơп

Tɦᴜốc ɓổ ƙɦôпɢ ɓằпɢ łɦực ρɦẩɱ ɓổ: Cácɦ cɦăɱ sóc пɢũ łạпɢ łốł пɦấł ɢiúρ ɓạп sốпɢ łɦọ ɦơп

Tɦeo các ɓác sĩ, sức ƙɦỏe củɑ пɢũ łạпɢ qᴜyếł ᵭịпɦ łᴜổi łɦọ củɑ ɓạп. Đây ℓà ɓí qᴜyếł ℓựɑ cɦọп łɦực ρɦẩɱ cɦăɱ sóc cơ łɦể łốł пɦấł ɓạп пêп łɦɑɱ ƙɦảo ᵭể ℓᴜôп ƙɦỏe ɱạпɦ ʋà łɾườпɢ łɦọ.