RSS

Kế hoạch chuyển di dân về vùng quê bị nghi ngờ không hiệu quả

08:00 11/10/2018

Một nhà phân tích tại Melbourne tỏ ý nghi ngờ về kế hoạch mới thông báo của chính phủ liên bang khi buộc một số di dân về sống ở các địa phương để làm giảm nhẹ mức độ dân số đông đúc tại Sydney và Melbourne.

Chính phủ hiện hứa hẹn việc cải tổ visa để một số di dân mới đến Úc phải cư trú ít nhất một vài năm tại vùng quê, với tin tưởng là sẽ giảm bớt áp lực về dân số tại các thành phố lớn ở Úc.

Tâm điểm của kế hoạch, đơn giản chỉ là trò chơi của những con số.

Chính phủ liên bang loan báo ý định sẽ buộc một số di dân về sống tại các vùng quê ít nhất trong vài năm, nhằm làm gỉam áp lực dân số lên các thành phố lớn ở Úc.

Tổng trưởng phụ trách về Các Thành phố và Dân số là ông Alan Tudge cho biết, di dân chiếm hơn phân nửa mức độ phát triển dân số của nước Úc, vì vậy khuyến khích một số người sống ngoài các thành phố như Sydney và Melbourne sẽ làm giảm bớt áp lực về dân số và nạn kẹt xe.

“Những vụ di dân từ nước ngoài đến Úc chiếm 60 phần trăm mức phát triển dân số và chiếm đến 75 phần trăm mớc phát triển dân số tại 2 thành phố lớn, vì vậy ấn định một mức thấp hơn các di dân đến những tiểu bang nhỏ hơn hay các địa phương, có thể giảm bớt đáng kể áp lực lên các thành phố lớn của chúng ta”.

Thế nhưng một nhà phân tích về kế hoạch tại Melbourne nói rằng, áp lực dân số hiện rất đáng kể tại Úc để phải khuyến khích họ sống tại các vùng quê, việc nầy chỉ mang lại rất ít hiệu quả.

Giáo sư thỉnh giảng chuyên về môi trường và kế hoạch, Michael Buxton thuộc đại học RMIT nói rằng, khó khăn là các chính phủ đã thất bại trong các kế hoạch xây dựng hạ tầng cơ sở để theo kịp với mức độ phát triển dân số.

Ông cho biết điều đặc biệt đúng tại Sydney và Melbourne.

Ông Alan Tudge thừa nhận rằng Sydney hiện ở trong ‘giai đoạn bắt kịp’ khi nói đến vấn đề hạ tầng cơ sở.

Giáo sư Buxton cho rằng, những thất bại trong việc xây dựng hạ tầng cơ sở xảy ra do các chính phủ lệ thuộc quá nhiều vào khu vực tư nhân.

“Họ sửa đổi các luật lệ và để ngỏ cho khu vực tư nhân, vì vậy việc nầy khiến cho chính phủ liên bang và các chính phủ tiểu bang và lãnh thổ thực sự không cần phải làm nhiều".

"Họ trao trách nhiệm cho khu vực tư trong các quyết định về chính sách ngày càng nhiều, và khi đề cập đến vấn đề hạ tầng cơ sở, thì việc nầy khiến các chính phủ bị thiếu hụt và dẫn đến khủng hoảng”, Michael Buxton.

"Vì vậy các chính phủ thực sự cần chấp nhận trách nhiệm trong việc hoạch định và dự đoán về nhu cầu của hạ tầng cơ sở và rồi tiến hành việc xây dựng, cũng như ngưng phản ứng như ông Tudge đã nói, trong việc tìm cách bắt kịp nhu cầu”, Michael Buxton.

Giáo sư Buxton cho rằng, mỗi 8 năm Melbourne tăng thêm một triệu người và một số người tiên đoán rằng con số 10 triệu người sẽ đạt được vào năm 2050 tại thành phố nầy.

Ông cho biết, ngay cả khi chính phủ liên bang giảm bớt áp lực về dân số bằng cách thuyết phục các di dân về sống tại miền quê, thì Melbourne và Sydney vẫn đối phó với nhiều thử thách.

“Mức độ của sự gia tăng vẫn còn tập trung tại các thành phố thủ phủ tiểu bang, bất chấp các cố gắng lớn lao của chính phủ nhằm phát triển việc định cư tại các vùng quê hay địa phương, cùng với phí tổn lớn lao về hạ tầng cơ sở có liên quan đến, chẳng hạn như phe đối lập tại Victoria hiện đề nghị, như quí vị biết là gần 20 tỷ đô la để xây dựng đường xe lửa tốc hành”.

Giáo sư Buxton còn nói rằng, một số các thành phố đông nghẹt dân trên thế giới như Los Angeles hiện đối phó với cãc thách thức về vấn đề xây dựng hạ tầng cơ sở một các nghiêm trọng, với việc đầu tư đáng kể vào vấn đề giao thông công cộng.

“Los Angeles, San Francisco và tất cả thành phố ở bờ biển phía tây đều có các chương trình giao thông công cộng lớn lao mới, liên quan đến việc tái thiết hoàn toàn trong nhiều trường hợp đối với dịch vụ chuyên chở công cộng của thành phố".

"Còn đối với những nơi khác trên thế giới, các chính phủ thực sự đảm nhận vai trò của mình, bao gồm các thành phố hết sức vĩ đại tại Á châu".

"Vì vậy các chính phủ thực sự cần chấp nhận trách nhiệm trong việc hoạch định và dự đoán về nhu cầu của hạ tầng cơ sở và rồi tiến hành việc xây dựng, cũng như ngưng phản ứng như ông Tudge đã nói, trong việc tìm cách bắt kịp nhu cầu”, Michael Buxton.

Nguồn: Sbs.com.au

Tɦᴜốc ɓổ ƙɦôпɢ ɓằпɢ łɦực ρɦẩɱ ɓổ: Cácɦ cɦăɱ sóc пɢũ łạпɢ łốł пɦấł ɢiúρ ɓạп sốпɢ łɦọ ɦơп

Tɦᴜốc ɓổ ƙɦôпɢ ɓằпɢ łɦực ρɦẩɱ ɓổ: Cácɦ cɦăɱ sóc пɢũ łạпɢ łốł пɦấł ɢiúρ ɓạп sốпɢ łɦọ ɦơп

Tɦeo các ɓác sĩ, sức ƙɦỏe củɑ пɢũ łạпɢ qᴜyếł ᵭịпɦ łᴜổi łɦọ củɑ ɓạп. Đây ℓà ɓí qᴜyếł ℓựɑ cɦọп łɦực ρɦẩɱ cɦăɱ sóc cơ łɦể łốł пɦấł ɓạп пêп łɦɑɱ ƙɦảo ᵭể ℓᴜôп ƙɦỏe ɱạпɦ ʋà łɾườпɢ łɦọ.