Luật nhập cư quá khắt khe, Úc đang tự "hủy hoại" ngành dịch vụ khách hàng của mình
Người nhập cư sẽ đóng góp 1.6 nghìn tỷ đô cho nền kinh tế Úc vào năm 2050, một báo cáo đã tiết lộ, và mặc dù đa số người Úc tin vào lợi ích của nhập cư, hơn một nửa vẫn cho rằng quá trình này nên tiếp tục nghiêm ngặt.
Báo cáo của Bộ Ngân khố và Bộ Nội vụ cho thấy người nhập cư chiếm 65% trong tổng số 850,000 việc làm được tạo ra trong 5 năm qua, và chiếm 72% việc làm toàn thời gian mới được tạo ra.
Theo kết quả Tổng Điều tra dân số năm 2016, lần đầu tiên trong lịch sử nước Úc, tỷ lệ người sinh ra ở nước ngoài đến từ châu Á lại cao hơn là từ châu Âu, tuy nhiên nhiều cư dân Úc vẫn còn có gốc gác châu Âu.
Nghiên cứu do dịch vụ chuyển tiền quốc tế TransferWise ủy nhiệm này cho thấy đa số người Úc (75%) tin rằng người nhập cư đã giúp xây dựng đất nước, đã khiến cho đất nước vững mạnh hơn (72%) và cần có con đường dẫn tới quốc tịch (74%), nhưng có 55% vẫn không tin rằng việc nhập cư tới Úc nên trở nên dễ dàng hơn.
Ông Nicholas Lembo từ TransferWise cho biết rõ ràng là người nhập cư đã trở thành một phần quan trọng trong sự thành công của nền kinh tế Úc.
Báo cáo mang tên “Bộ mặt của nước Úc” này được tiến hành với 1,004 người trả lời trên khắp nước Úc và bao gồm đa dạng tuổi tác, giới tính và khu vực để phản ánh ước tính dân số mới nhất.
Báo cáo cho thấy rằng những người Úc thuộc Thế hệ Y có quan điểm tích cực hơn về nhập cư, với 44% nghĩ rằng việc nhập cư vào Úc nên trở nên dễ dàng hơn, so với 31% đối với Thế hệ X và 24% đối với Thế hệ Baby Boomers.
Úc hiện đang yêu cầu mọi người ký một bản tuyên bố về các giá trị Úc trước khi vào nước, vượt qua bài kiểm tra quốc tịch và cam kết trung thành trước khi trở thành công dân - việc thắt chặt nhất từng xảy ra trong 10 năm qua và nó đang khiến các doanh nghiệp chịu thiệt hại.
Bộ trưởng Quốc tịch Alan Tudge thậm chí còn thúc đẩy việc người nhập cư phải trải qua một bài kiểm tra “giá trị” của Úc trước khi được cấp thường trú nhân.
Ông Manjit Gujral, một bếp trưởng người Úc gốc Ấn Độ có uy tín và cũng là chủ nhà hàng, là một trong số nhiều người đã cảm thấy rõ những thiệt hại này.
Kể từ khi cha mẹ và anh trai của ông mở nhà hàng Ấn Độ đầu tiên của gia đình họ ở Úc vào thập niên 70, họ đã phải phụ thuộc rất nhiều vào các đầu bếp Ấn Độ có tay nghề và trình độ cụ thể để giúp phát triển nhà hàng.
"Thật khó để được nhập cư vào Úc và chúng tôi là một trong số những người bị ảnh hưởng lớn nhất vì các đầu bếp Ấn Độ mà chúng tôi cần không được vào Úc", ông nói với news.com.au.
"Tôi đã phàn nàn với Chính phủ rằng luật pháp quá khó khăn đến mức bạn không thể điều hành một doanh nghiệp một cách hoàn toàn."
Các nhà hàng của ông Gujral đã mang tiêu chuẩn ẩm thực Ấn Độ đích thực đến với toàn nước Úc. Nhà hàng đầu tiên được khai trương tại khu vực CBD ở Sydney, tiếp theo là Balmain, Darling Harbour, Corrimal và Wollongong, nhưng ông Gujral nói rằng ông sẽ sớm phải đóng cửa một trong số đó.
“Nếu con trai tôi không phải là bếp trưởng, tôi không phải là đầu bếp, tôi không được gia đình và người dân địa phương giúp đỡ, thì tôi sẽ phải đóng cửa nhà hàng vì không có đủ những người có tay nghề mà tôi cần,” ông nói.
"Nhờ vào sự giúp đỡ của họ nên chúng tôi mới có thể tồn tại được."
Ngày càng có nhiều người nhập cư vào Úc theo diện visa tạm thời ban đầu, và đó cũng là những gì mà ông Gujral và gia đình ông đã làm trong thập niên 80, trước khi được trở thành thường trú nhân.
Ngày càng nhiều người nhập cư vĩnh viễn cũng đang đi theo con đường diện tay nghề, bao gồm cả được người chủ bảo lãnh. Tuy nhiên, ông Gujral nói rằng các quy tắc nghiêm ngặt đã làm cho việc này trở nên khó khăn hơn, đặc biệt trong ngành dịch vụ khách hàng.
Trong năm tài chính vừa qua, tỷ lệ nhập cư tại Úc đã giảm 10%, với chưa tới 21,000 người được phép vào Úc.
Ông Gujral yêu nước Úc, đặc biệt là phẩm giá lao động và bản chất đích thực của con người. "Khi lần đầu tiên đến đây, tôi đã không muốn sống ở Úc, còn bây giờ thì tôi không muốn rời khỏi đây", ông nói.
"Nhiều việc cần phải làm hơn nữa để giảm bớt sự khắc nghiệt của các quy tắc nhập cư, nhằm tiếp tục giúp nền kinh tế phát triển mạnh."
Báo cáo này cũng kể về cậu chuyện của 20 người nhập cư, trong đó có ông Gujral.
Người tị nạn Việt Nam tới Úc, bà Diem Fuggersberger, người đã mất công việc kinh doanh và nhà của mình vì khủng hoảng kinh tế toàn cầu, nhưng đã biến một khoản nợ 900,000 đô thành một doanh nghiệp trị giá hàng triệu đô la trong 5 năm cũng đã kể về câu chuyện của bà.
Báo cáo cũng nhắc đến người nhập cư người Anh gốc Ấn Độ, bác sĩ Dharmica Mistry, người đã chuyển đến Sydney cùng gia đình từ 6 tuổi và trở thành một trong những nhà khoa học Úc đứng đằng sau khám phá nghiên cứu ung thư vú đột phá.
Nguồn: Báo Úc
Tɦᴜốc ɓổ ƙɦôпɢ ɓằпɢ łɦực ρɦẩɱ ɓổ: Cácɦ cɦăɱ sóc пɢũ łạпɢ łốł пɦấł ɢiúρ ɓạп sốпɢ łɦọ ɦơп
Tɦeo các ɓác sĩ, sức ƙɦỏe củɑ пɢũ łạпɢ qᴜyếł ᵭịпɦ łᴜổi łɦọ củɑ ɓạп. Đây ℓà ɓí qᴜyếł ℓựɑ cɦọп łɦực ρɦẩɱ cɦăɱ sóc cơ łɦể łốł пɦấł ɓạп пêп łɦɑɱ ƙɦảo ᵭể ℓᴜôп ƙɦỏe ɱạпɦ ʋà łɾườпɢ łɦọ.