Muôn kiểu chống nhớ nhà của du học sinh
“Mấy đứa bạn học cùng mình nếu nhớ nhà thì gọi viber hoặc nhắn tin về cho gia đình mỗi ngày. Còn mình chắc ‘máu lạnh’ quá (cười) nên thỉnh thoảng mới gọi về thôi!”.
Viber cùng bố mẹ
Đã đi du học được 04 năm, nhưng Hồng Nhung (du học sinh Canada) vẫn không tránh khỏi những lúc nhớ nhà. Cô bạn chia sẻ: “Tết đến là lúc cảm thấy nhớ nhà nhất. Nhưng may mắn là tớ có mẹ rất tâm lý, nên hai mẹ con hay nói chuyện với nhau. Mẹ thường động viên tớ kịp thời nên tớ cũng nguôi ngoai nhanh lắm.”
Nhung cho biết mình và gia đình thường trò chuyện qua điện thoại: “Được nghe giọng nói của người thân nên mình vẫn cảm giác như được ở bên gia đình ở Việt Nam.” Cô bạn còn hóm hỉnh bật mí rằng, shopping “đốt tiền” cũng là liều thuốc vượt qua nỗi nhớ nhà nhanh nhất!
Một mình “gặm nhấm” nỗi nhớ nhà
Khác với Nhung, Thủy Tiên (du học sinh Nhật Bản) lại có cách làm “vơi sầu” khá cá tính. Thời gian đầu khi mới sang nước bạn, đôi lúc nhớ nhà, Tiên tìm đến bia và phim để giải trí: “Mấy đứa bạn học cùng mình nếu nhớ nhà thì gọi viber hoặc nhắn tin về cho gia đình mỗi ngày. Còn mình chắc “máu lạnh” quá (cười) nên thỉnh thoảng mới gọi về thôi!”
Thay vì viber về than thở ỉ ôi với bố mẹ như bạn bè, Tiên hay thâu đêm uống bia và xem phim một mình. Tất nhiên, cô bạn cũng chỉ dám lựa chọn những ngày cuối tuần, không phải lên lớp để xả stress: “Không phải là mình không nhớ nhà, chỉ là không muốn bố mẹ lo lắng, nên chỉ khi nào thèm giọng bố mẹ quá mới dám gọi, còn không toàn cố gắng chịu đựng một mình” – Tiên tâm sự.
Tham gia hội nhóm và quậy tưng bừng
Vinh (du học sinh Singapore) thì lại tỏ ra lém lỉnh khi bày trò “trấn lột” mắm ruốc, dưa muối, mắm tép của bạn mỗi khi nhớ nhà. Cậu bạn chia sẻ: “Nhớ nhà là nhớ luôn cả những món mẹ nấu. Thế nên, mỗi lần thấy bạn bè được tiếp tế mấy loại gia vị đó là thể nào mình cũng phải xin một ít. Không thì cũng phải điện về nằng nặc nhờ người nhà gửi qua!”
Vinh cho biết, cộng đồng du học sinh Việt Nam tại Singapore khá đông đúc nên các bạn thường tổ chức thành CLB như âm nhạc (chơi nhạc Việt Nam), bóng đá,… để sinh hoạt. Thỉnh thoảng, du học sinh còn tổ chức nấu món ăn Việt Nam, tụ tập ăn uống và mời cả các bạn nước ngoài đến ăn chung.
“Sinh hoạt chung với các bạn Việt Nam mà vẫn chưa hết nhớ nhà thì về lại tự kỉ mở Facebook “đào mộ” các post status, ảnh, note đọc lại!” – Vinh hài hước chia sẻ.
Nấu ăn
May mắn hơn nhiều bạn du học sinh, Hải Anh (du học sinh Italia) lại có khả năng nấu nướng tốt. Vậy nên khi mới xách vali qua Ý, chuyện ăn uống với cô bạn khá dễ dàng. Nấu món Việt Nam là một cách giúp Hải Anh vượt qua nỗi nhớ nhà.
Hải Anh chia sẻ: “Việc điên nhất tớ làm là tặng bạn người Ý một hộp mì trộn và nem rán. Nhưng có một sự cố xảy ra, tớ lỡ tay cho nhiều muối lúc trộn mì, thế nên món ăn bị mặn. Bạn này là người tình cờ mượn mất cuốn sách mà tớ tăm tia suốt mấy tuần. Thế mà lúc tặng hắn ta, không biết là ngon thật hay giả vờ mà hắn ăn ngon lành!”
Những tưởng sau khi nhận món quà này, cậu bạn kia sẽ cảm động mà nhường cho Hải Anh cuốn sách thì mấy hôm sau, cô bạn nhận lại hộp cơm và đôi đũa đã được rửa sạch sẽ gọn gàng. Trong hộp có rất nhiều kẹo socola cùng một tờ note với lời nhắn: Thank U.
“Sau vụ ấy, mình nhận ra người Ý rất sòng phẳng và lịch sự. Tuy rằng không được đọc cuốn sách mình thích nhưng ai mà từ chối được điều ngọt ngào ấy chứ!”
Lᴜộc ɢà ᵭổ łɦẳпɢ пước lã ʋào là ɗại: Dùпɢ loại пước пày łɦịł пɢọł lừ, ɗɑ ɢiòп sầп sậł, ƙɦôпɢ sợ пứł
Kɦi lᴜộc ɢà, ɱộł số ɱẹo пɦỏ ɗưới ᵭây có łɦể ɢiúρ ɱóп ăп củɑ ɓạп łɾọп ʋẹп ɦơп, ɢà ƙɦôпɢ пứł ɗɑ, łɦịł пɢọł ʋà ɾắп.