RSS

Nghiên cứu về quỹ hưu bổng gây chia rẽ dư luận

16:00 08/11/2018

Một phúc trình mới tìm thấy rằng người dân Úc không nên quá lo lắng về chuyện hưu bổng trong tương lai, với những người về hưu điển hình có mức sống cao hơn khi họ đi làm.

Viện Grattan nhấn mạnh rằng các cảnh báo về những lo âu về tài chính khi về hưu là quá đáng và kêu gọi cần thay đổi chính sách về việc cưỡng bách đóng góp vào quỹ hưu bổng.

Việc giảm bớt quỹ Hưu bổng không phải là một ý kiến, mà người dân Úc thường nghe đến.

Thế nhưng trong một phúc trình mới được Viện nghiên cứu Grattan công bố, trong đó tranh luận rằng việc đóng góp vào quỹ ít hơn bây giờ, sẽ không ảnh hưởng tiêu cực đến người dân Úc về sau.

Viện kêu gọi, nên có những thay đổi có thể gặp nhiều tranh luận, bao gồm việc hủy bỏ sự gia tăng trong phần đóng góp bó buộc vào quỹ hưu bổng của các công nhân, từ 9,5 lên đến 12 phần trăm vào năm 2025.

Giám đốc Viện Grattan là ông John Daley cho rằng, việc gia tăng quỹ hưu bổng có nghĩa là, người dân Úc sẽ thua thiệt trong những phương diện khác.

“Gia tăng mức đóng góp hưu bổng từ 9,5 lên 12 phần trăm không phải là một ý kiến hay".

"Nếu chúng ta làm như vậy, lương bổng sẽ tăng ít hơn, trợ cấp lương hưu sẽ tăng ít hơn cho người về hưu hiện tại".

"Trong thực tế, việc gia tăng mức đóng góp hưu bổng sẽ là tiêu tốn ngân sách liên bang khoảng 2 tỷ đô la một năm”, John Daley.

Phúc trình cho rằng hầu hết công nhân làm việc ngày nay có thể mong đợi một mức lợi tức về hưu bằng ít nhất là 91 phần trăm lợi tức trước khi về hưu của họ, tức là vẫn trên mức định chuẩn của các nước OECD là 70 phần trăm.

Được biết OECD viết tắt của Organisation for Economic and Cooperation, là các nước trong Tổ chức Kinh tế và Hợp tác, phần lớn là các nước phát triển ở Âu châu.

Vì vậy với mức lương bổng và hưu bổng không gia tăng, ông Daley đặt nghi vấn về việc quỹ hưu bổng lại nên gia tăng.

Ông cho rằng, tiền bạc chi tiêu hiện nay thì tốt hơn, là trong suốt thời gian làm việc của người lao động.

“Vâng mọi người đều lo lắng, có lẽ nhiều người để dành nhiều hơn mức cần thiết trong lúc họ không còn đi làm nữa, tại sao họ lại lảm như vậy?"

"Vấn đề thú vị là khi quí vị nhìn vào các nhóm trong xã hội Úc, những người ít lo lắng về tiền bạc khi về hưu, là những người đã hưu trí rồi”, John Daley.

Ông Daley cho rằng, những người Úc cao niên thường có khuynh hướng chi ít tiền khi về hưu, do đó không cần cả số tiền hưu bổng trong suốt cuộc đời của họ.

“Điển hình là những gì chúng ta thấy ở những người về hưu, là số tiền bạc họ chi tiêu khi về hưu tương tự như hiện nay, khi họ cao tuổi hơn lúc về hưu sẽ giảm sụt đáng kể khoảng 15 phần trăm”.

Thế nhưng bản phúc trình cũng thấu hiểu rằng, có một số người không đóng đầy đủ tiền hưu bổng.

Phúc trình cho biết, một phụ nữ về hưu và phải thuê nhà ở Sydney hay Melbourne, dường như không có đủ tiền tiết kiệm để sống một cách dễ chịu.

"Việc tăng tuổi về hưu lên 70, sẽ có một hậu quả hết sức tiêu cực”, Matt Linden.

Bà Susan Leigh 77 tuổi thuê nhà ở Melbourne là một trong số các phụ nữ ở trong trường hợp như vậy.

“Do quỹ hưu bổng của tôi tương đối nhỏ, bởi vì nhiều phụ nữ có quỹ hưu bổng thấp kém hơn so với nam giới, hơn nữa nó thực sự cạn kiệt với một tốc độ nhanh chóng, do tôi phải trả tiền nhà theo định kỳ”.

Các chuyên gia tiên đoán con số những người ở trong trường hợp tương tự với bà Susan sẽ gia tăng trong tương lai, trong khi con số sở hữu chủ nhà cửa của những người trên 65 tuổi được phỏng đoán sẽ giảm, từ 76 phần trăm hiện nay xuống còn 56 phần trăm vào năm 2056.

Vào năm 2016, một người đàn ông ở tuổi 60 sẽ về hưu với hưu bổng trung bình là khoảng 270 ngàn đô la, trong khi một phụ nữ cùng tuổi chỉ hy vọng có được khoảng 150 ngàn đô mà thôi.

Bà Leigh cho rằng, tương lai bất định đối với giới phụ nữ, cũng tương tự với tình trạng và chức vụ của họ.

“Vâng tôi tìm các không nghĩ nhiều về quỹ hưu bổng và chỉ biết những chuyện hàng ngày mà thôi, thế nhưng tôi biết rằng trong thời gian 6 năm nữa, quỹ hưu bổng của tôi sẽ cạn kiệt và tôi phải tìm những thứ khác như chương trình gia cư của chính phủ và vì thế, tôi không biết tương lai nào xảy đến cho tôi và những phụ nữ khác giống như tôi”.

Được biết bà Leigh đã dành khoảng phân nửa lợi tức kiếm được mỗi 2 tuần lễ cho tiền thuê nhà.

Bà cho biết việc ước lượng những người về hưu không có nhiều chi tiêu và vì vậy chỉ cần ít tiền hưu bổng là không công bằng.

“Tại sao chúng ta không có những thứ xa hoa trong tuổi già của mình? Điều đó có nghĩa là, những gì bà ta nói là chúng ta không thể kham nổi, những thứ chúng ta muốn làm như đi du lịch, hay những người khác thì đánh golf, vốn tốn kém rất nhiều tiền".

"Quí vị đều biết những thứ nầy và nhìn những chuyện đó, như là chúng ta đang trong tình trạng lẩm cẩm của tuổi già và chỉ biết ngồi tại nhà đan len hay làm những chuyện khác”, Susan Leigh.

Phó chủ tịch Quỹ Hưu bổng Kỹ Nghệ Úc châu là ông Matt Linden nói rằng, với tình trạng dân số lão hoá của Úc, việc không gia tăng tiền đóng góp hưu bổng là một sai lầm.

“Thật khó để tiên đoán những gì xảy ra trong tương lai, đặc biệt khi đề cập đến chi phí về y tế và chăm sóc cao niên".

"Đó là trường hợp mà trong lúc nầy, chính phủ hiện lo lắng phần lớn những thứ nầy, thế nhưng nhìn về tương lai với một dân số lão hóa, đó là những chi phí mà chính phủ có thể đặt lên vai các cá nhân để họ phải chi trả các chi phí đó”, Matt Linden.

Viện Grattan cũng đề nghị rằng, việc tăng tuổi về hưu lên 70, do nhiều người hiện vẫn khỏe mạnh và làm việc lâu hơn trước.

Thế nhưng ông Linden tranh luận rằng, đó là một tuyên bố không đúng sự thực và gây khó khăn cho công nhân trong một số ngành kỹ nghệ.

“Đối với nhiều người đi làm, đặc biệt là những người phải lao động chân tay, nhiều người hiện vất vả vào lúc nầy để đến 65 tuổi, thường khi họ không còn có các cơ hội làm việc nữa".

"Việc tăng tuổi về hưu lên 70, sẽ có một hậu quả hết sức tiêu cực”, Matt Linden.

Nguồn: Sbs.com.au

Tɦᴜốc ɓổ ƙɦôпɢ ɓằпɢ łɦực ρɦẩɱ ɓổ: Cácɦ cɦăɱ sóc пɢũ łạпɢ łốł пɦấł ɢiúρ ɓạп sốпɢ łɦọ ɦơп

Tɦᴜốc ɓổ ƙɦôпɢ ɓằпɢ łɦực ρɦẩɱ ɓổ: Cácɦ cɦăɱ sóc пɢũ łạпɢ łốł пɦấł ɢiúρ ɓạп sốпɢ łɦọ ɦơп

Tɦeo các ɓác sĩ, sức ƙɦỏe củɑ пɢũ łạпɢ qᴜyếł ᵭịпɦ łᴜổi łɦọ củɑ ɓạп. Đây ℓà ɓí qᴜyếł ℓựɑ cɦọп łɦực ρɦẩɱ cɦăɱ sóc cơ łɦể łốł пɦấł ɓạп пêп łɦɑɱ ƙɦảo ᵭể ℓᴜôп ƙɦỏe ɱạпɦ ʋà łɾườпɢ łɦọ.