Ngỡ ngàng từ "thổ dân" bị coi là x.ú.c p.h.ạm và xoá khỏi giấy khai sinh, khai t.ử, đăng kí kết hôn
Một cơ quan đăng kí và quản lý hộ tịch ở Tây Úc cho rằng sử dụng thuật ngữ "Thổ dân" (Aboriginal) có thể là một sự x.ú.c p,h,ạm và đã bỏ từ đó khỏi các giấy khai sinh, giấy khai t.ử và đăng kí hôn nhân.
Điều này có nghĩa là một người trả 49 đô la để nhận lại các giấy tờ không hề đề cập tới gốc gác thổ dân của mình.
Sự việc gây sốc cho các sử gia. Họ nói rằng thổ dân chủ yếu được coi là một thuật ngữ bao hàm.
Từ này thường được sử dụng bởi chính quyền trên khắp nước Úc. Ở một số tiểu bang, bao gồm cả Tây Úc, còn có các bộ trưởng chăm lo các lĩnh vực liên quan đến thổ dân.
Tiến sĩ lịch sử tại Đại học Tây Úc, Jenny Gregory, kiêm chủ tịch Hội đồng Lịch sử của Tây Úc, cho biết thật lạ lùng rằng các viên chức giữ hồ sơ sổ sách lại đi quyết định “hộ” những gì mọi người cần biết về cội nguồn của họ. Giáo sư cho biết cô sẽ viết thư cho Tổng chưởng lý Tây Úc để yêu cầu dừng việc này lại.
"Trong quá khứ, mọi người còn e ngại về gốc gác thổ dân của mình. Nhưng giờ đây, hậu duệ của người bản địa Úc coi đó là một niềm tự hào," cô nói. “Theo quan điểm của tôi, và tôi nghĩ hầu hết các sử gia cũng sẽ đồng tình rằng cơ quan kia đang làm xáo trộn lịch sử. Họ đang tạo nên “lịch sử giả”.
Vụ việc khuấy động những ký ức đau buồn
Giống như nhiều sử gia địa phương khác, Tiến sĩ Gregory không biết rằng cơ quan trên có thẩm quyền cấp giấy tờ không chứa thuật ngữ mà họ coi là “gây xúc phạm” ấy.
Hai sử gia Garry Smith và người anh em họ John Chandler sống tại Queensland là những người bị ảnh hưởng trực tiếp bởi sự việc
Khoảng năm năm trước, ông Smith đã nghiên cứu lịch sử của mình trên mạng và khám phá các tài liệu về dì và bà ngoại của cha mình. Trong đó, họ được gọi là "thổ dân Jane" và "thổ dân Kitty".
Ông đã đến cơ quan đăng ký hộ tịch ở Perth để xin bản sao các giấy tờ và ngỡ ngàng khi phát hiện từ “thổ dân” đã được xoá.
Ông cho biết một nhân viên nói với ông rằng thuật ngữ này là có thể gây xúc phạm và đã bị loại bỏ.
Ông Smith, người không đồng tình với câu trả lời, được yêu cầu điền vào một tờ để lấy bản sao của tài liệu gốc với ghi chép đầy đủ.
Việc này là Smith thấy phát ốm, như thể ông nên cảm thấy xấu hổ khi là thổ dân.
"Nếu bạn có cái mác thổ dân, điều đó sẽ bị coi là xúc phạm - nhưng chính phủ gọi chúng tôi là thổ dân kia mà", ông nói.
Phía ông Chandler, đó là một sự thật đau đớn khi khám phá danh tính của mình.
Ông vẫn nghĩ mình là người Tây Ban Nha-Ailen vì bà ngoại của ông từ chối thừa nhận gốc thổ dân của bà sau một tuổi thơ đau buồn.
Ông Smith và Chandler muốn một lời xin lỗi từ cơ quan và yêu cầu họ dừng việc này lại.
Nguồn gốc của quyết định không rõ ràng
Tiến sĩ Cindy Solonec, một đồng nghiệp người bản địa của Tiến sĩ Gregory trong Hội đồng Lịch sử Tây Úc, cho biết bà tin rằng hầu hết người bản địa sẽ phẫn nộ khi biết từ “thổ dân” bị coi là xúc phạm và bị loại bỏ khỏi các giấy tờ.
Các tài liệu cho thấy động thái này áp dụng lên các các khai sinh, khai tử và đăng kí hôn nhân giai đoạn năm 2007 và 2015.
Dù gây bất bình, nó lại không trái với luật pháp, trong đó nêu rõ:
"Nếu, theo ý kiến của cơ quan, những từ ngữ xuất hiện trong sổ sách được coi là xúc phạm, cơ quan có thể cấp chứng chỉ theo tiểu mục (1) (a) mà không để cập đến từ đó. "
Nhưng câu hỏi đặt ra là tại sao từ “thổ dân” lại bị coi là xúc phạm.
Không rõ là viên chức Brett Burns, hay một người tiền nhiệm của ông đã đưa ra quyết định.
Ông Burns cho biết nhiều chi tiết về giấy chứng nhận từ thế kỷ 19 và 20 chứa đựng các ghi chép có thể không có cơ sở thực tế và sẽ được coi là xúc phạm, không phù hợp và gây tổn thương.
"Cho đến khoảng giữa những năm 1980, khi cơ quan đăng ký bắt đầu thu thập tài liệu của người gốc Thổ dân hoặc Đảo Torres Strait theo yêu cầu của Cục Thống kê Úc cho mục đích thống kê, y tế và lập kế hoạch (không được in trên giấy khai sinh), chưa bao giờ có một yêu cầu pháp lý đòi hỏi các cơ quan đăng ký hộ tịch phải đề cập chủng tộc của một người lên những văn bản như giấy khai sinh,” ông nói.
"Một số cơ quan cấp quận trong những năm 1800 và 1900 đã nhập các chi tiết như vậy từ các quan sát cá nhân mà có thể không có cơ sở thực tế.
Nhiều chi tiết trong số những mục này, mặc dù không phải tất cả, được coi là cực kỳ xúc phạm, không phù hợp và gây tổn thương.
Pháp luật hiện hành cho phép nhà đăng ký loại bỏ các thuật ngữ có thể gây tổn thương. Đó là lý do tại sao từ “thổ dân” lại bị xoá."
“Thổ dân” không phải là thuật ngữ “gây khó chịu” duy nhất
Ông Chandler và ông Smith có kế hoạch nộp đơn khiếu nại cơ quan đăng ký lên Tòa án Liên bang, sau khi nỗ lực hòa giải của Ủy ban Nhân quyền Úc thất bại.
Văn phòng Luật sư Tiểu bang WA cho biết nhiều thuật ngữ khác cũng bị loại bỏ khỏi các giấy chứng nhận vì chúng được coi là nhạy cảm, ví dụ như “bastard”, “illegitimate” (con hoang), “incinerated” (hoả thiêu).
Cả Tiến sĩ Solonec và Tiến sĩ Gregory cho biết bất cứ ai nghiên cứu cây phả hệ của họ, nên quan tâm về việc sửa đổi giấy chứng nhận của các cơ quan hành chính.
"Những người tìm hiểu lịch sử gia đình của họ đôi khi phát hiện ra một số điều gây sốc hoặc một số tin mừng", tiến sĩ Gregory nói. "Nhưng mấu chốt ở đây là chúng ta nên tôn trọng lịch sử. Quá khứ không thể được thay đổi. Việc ngăn chặn mọi người biết về nguồn cội của mình là hành động không thể chấp nhận.”
Garry Smith nói rằng hồ sơ lịch sử của gia đình ông đã được tẩy trắng.
Mai Dung - Tin Tức Úc
Tɦᴜốc ɓổ ƙɦôпɢ ɓằпɢ łɦực ρɦẩɱ ɓổ: Cácɦ cɦăɱ sóc пɢũ łạпɢ łốł пɦấł ɢiúρ ɓạп sốпɢ łɦọ ɦơп
Tɦeo các ɓác sĩ, sức ƙɦỏe củɑ пɢũ łạпɢ qᴜyếł ᵭịпɦ łᴜổi łɦọ củɑ ɓạп. Đây ℓà ɓí qᴜyếł ℓựɑ cɦọп łɦực ρɦẩɱ cɦăɱ sóc cơ łɦể łốł пɦấł ɓạп пêп łɦɑɱ ƙɦảo ᵭể ℓᴜôп ƙɦỏe ɱạпɦ ʋà łɾườпɢ łɦọ.