Người dân Úc có thể phải đun sôi nước để uống?
Hội đồng bảo vệ khí hậu cảnh báo người dân Úc đang phải đối mặt với những thách thức lớn về nguồn cung cấp nước nếu quốc gia này không giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu. Tổ chức về khí hậu này nhấn mạnh biến đổi khí hậu đang khiến hạn hán và lũ lụt tại Úc đang trở nên trầm trọng hơn bao giờ hết .
Những người nông dân ở Queensland bị hạn hán đã nhận được ít nhất một khoản tiền hỗ trợ tạm thời, trong khi 70 chuyến hỏa sa đang vận chuyển 4.200 kiện cỏ khô từ khắp đất nước đến vùng Charleville, Nam Úc và Tây Úc.
Barnaby Joyce, hiện là đặc phái viên đặc trách vấn đề Hỗ trợ và Phục hồi Hạn hán, đang có mặt ở Charleville, cách Brisbane 750km về phía Tây, khi kiện hàng đặc biệt hỗ trợ nông dân vừa được chuyển đến.
"Không chỉ người dân ở vùng Charleville mà tất cả người dân ở các trị trấn thị trấn Morven và Windorah cần phải nhận được hỗ trợ. Điều này rất quan trọng. Chúng ta phải chắc chắn rằng những người dân ở xung quanh cũng được giúp đỡ, cả trị trấn Cunnamulla nữa. Cách duy nhất chúng ta có thể làm lúc này là bảo đảm mọi việc có thể tiếp tục. Rồi trời sẽ mưa, trời sẽ mưa mà thôi. Mọi thứ sẽ quay lại như cũ, chúng ta sẽ chờ đến lúc đó".
Trong khi người nông dân Úc vẫn đang cầu mong mưa từng ngày, Hội đồng Khí hậu đã cảnh báo Úc sẽ phải đối mặt với những thách thức lớn về việc thiếu nước nếu quốc gia này không giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.
Tổ chức truyền thông nhằm nâng cao nhận thức về vấn đề biến đổi khí hậu hàng đầu của Úc đã đưa ra một phúc trình cho thấy hiện tượng hạn hán đang ngày càng trở nên thường xuyên và nghiêm trọng hơn.
Phúc trình này phát hiện ra khả năng tiếp cận với nguồn nước sạch có thể sử dụng ở cả nông thôn và thành thị đang bị đe dọa.
Giáo sư khoa Sinh học Lesley Hughes từ trường đại học Macquarie, đồng tác giả của bản phúc trình cho biết.
"Việc xử lý nước và tuần hoàn nguồn nước của Úc vô cùng khan hiếm như một loại thuốc quý bởi vấn đề biến đổi khí hậu. Như chúng ta đã biết, Úc đang trong tình trạng hạn hán nghiêm trọng. Tác động của nó càng trở nên trầm trọng hơn hết vì biến đổi khí hậu. Khô hạn đang hoành hành khi lượng mưa ở miền Nam nước Úc giảm đi nghiêm trọng trong vài thập niên qua.
Việc trái đất nóng dần lên cũng tác động lên độ ẩm của đất, do đó ảnh hưởng đến hệ thống nông nghiệp của chúng ta. Bên cạnh đó, nguồn cung cấp nước từ thiên nhiên cũng bị ảnh hưởng mạnh mẽ. Bầu không khí của chúng ta ấm hơn và không khí có thể giữ nước nhiều hơn.
Tất nhiên, điều đó làm giảm lượng mưa. Tuy nhiên khi mưa xuất hiện, có thể dẫn đến lũ lụt ồ ạt. Vòng tuần hoàn nước ở cả cung và cầu đều bị ảnh hưởng. Chúng ta đang thấy những tác động đó không chỉ lên hệ thống nông nghiệp mà còn lên môi trường của chúng ta, lên nguồn cung cấp nước đô thị , hạ tầng cơ sở và cả nền kinh tế."
Giáo sư Lesley Hughes cho rằng chính sách của chính phủ liên bang là nguyên nhân phần nào của vấn đề này vì các giải pháp dài hạn không được xem xét.
"Úc đang tụt hậu so với phần còn lại của thế giới, trong khi đáng lẽ ra chúng ta nên dẫn đầu về các hành động giảm biến đổi khí hậu. Nếu chúng ta muốn ổn định khí hậu trong vòng 50 năm tới, chúng ta cần phải giảm khí thải nhanh chóng và nghiêm túc.
Chúng ta cần sự lãnh đạo liên bang trong vấn đề này. Chúng ta biết rằng chính quyền địa phương và một số chính phủ tiểu bang đang thực sự cải thiện rất nhanh, nhưng họ không thể tiến lên phía trước nếu không có sự ủng hộ của lãnh đạo liên bang".
Tổng trưởng Nông nghiệp và Nguồn nước David Littleproud phát biểu với SBS rằng khí hậu luôn thay đổi và nông dân sẽ tiếp tục thích nghi. Ông nói thêm Chính phủ liên bang tiếp tục đầu tư vào việc nghiên cứu và phát triển nguồn nước.
Tổng trưởng Tài chính Mathias Cormann nói với đài ABC rằng việc giải quyết biến đổi khí hậu không nên xem nhẹ so với các mục tiêu kinh tế.
"Chúng ta đang đối phó với biến đổi khí hậu, nhưng chúng ta đang làm điều đó bằng một cách khác. Đó là theo cách không giảm đi cơ hội cho những người trẻ, trong việc tìm kiếm việc làm, xây dựng sự nghiệp ở Úc trong tương lai. Chúng tôi đang đối phó với biến đổi khí hậu một cách có trách nhiệm về hiệu quả kinh tế."
"Úc đang tụt hậu so với phần còn lại của thế giới, trong khi đáng lẽ ra chúng ta nên dẫn đầu về các hành động giảm biến đổi khí hậu. Nếu chúng ta muốn ổn định khí hậu trong vòng 50 năm tới, chúng ta cần phải giảm khí thải nhanh chóng và nghiêm túc".
Báo cáo của Hội đồng Khí hậu trích dẫn dữ liệu từ những thập niên gần đây cho thấy vùng Đông Nam Úc và Tây Nam Tây Úc bị khô hạn trong những tháng lạnh hơn kể từ giữa những năm 1990. Đã có sự sụt giảm tới 25% lượng mưa trung bình trong những tháng mùa thu so với mức trung bình dài hạn.
Dòng chảy vào lưu vực sông Murray-Darling, nơi sản xuất hơn một phần ba thực phẩm của Úc, cũng đã giảm hơn 40% trong thời gian đó.
Giáo sư Hughes cho rằng đây chỉ là một phần của nhiều vấn đề.
"Ở đầu kia của vấn đề, khi chúng ta bị lũ lụt, sức khỏe bị ảnh hưởng nghiêm trọng, bởi vì lũ lụt ảnh hưởng đến các nhà máy xử lý nước thải. Chúng ta từng thấy trong quá khứ ở Úc sự bùng phát của những chất như giardia và cryptosporidium có trong nước, điều này đồng nghĩa với việc chúng ta phải đun sôi nước để uống. Vì vậy, khi nói đến vấn đề tuần hoàn nước, chất lượng nước có thể giảm".
Cơ quan hàng đầu đại diện cho ngành kỹ nghệ sản xuất nước là Water Services Association of Australia, tạm gọi là Hiệp hội cung cấp Dịch vụ Nước của Úc.
Giám đốc điều hành, ông Adam Lovell nói với SBS việc có nhiều lựa chọn cho nguồn cung cấp nước là chìa khóa tốt nhất để chống lại biến đổi khí hậu.
Ông nói rằng việc này bao gồm các chương trình xử lý, tái chế, khử mặn và tiết kiệm nước.
Mùa hè đang đến, các chiến dịch nâng cao nhận thức về việc tiết kiệm nước đã bắt đầu nở rộ tại các thành phố lớn, bao gồm cả Sydney Water.
Tɦᴜốc ɓổ ƙɦôпɢ ɓằпɢ łɦực ρɦẩɱ ɓổ: Cácɦ cɦăɱ sóc пɢũ łạпɢ łốł пɦấł ɢiúρ ɓạп sốпɢ łɦọ ɦơп
Tɦeo các ɓác sĩ, sức ƙɦỏe củɑ пɢũ łạпɢ qᴜyếł ᵭịпɦ łᴜổi łɦọ củɑ ɓạп. Đây ℓà ɓí qᴜyếł ℓựɑ cɦọп łɦực ρɦẩɱ cɦăɱ sóc cơ łɦể łốł пɦấł ɓạп пêп łɦɑɱ ƙɦảo ᵭể ℓᴜôп ƙɦỏe ɱạпɦ ʋà łɾườпɢ łɦọ.