RSS

Người mẹ 36 năm nuôi con thành 'thủ lĩnh'

00:10 15/02/2020

36 năm, bà Nguyễn Thị Kim Sơn là người bạn, là đôi tay, đôi chân, đồng hành cùng con trai bị ảnh hưởng chất độc da cam trở thành "thủ lĩnh tình nguyện".

Trong căn phòng nhỏ gần bếp, anh Đỗ Hà Cừ, phường Trần Lãm, TP Thái Bình nằm dưới sàn, dùng ngón trỏ duy nhất còn cử động được để điều khiển bàn phím ảo. Mẹ anh, bà Nguyễn Thị Kim Sơn, 67 tuổi, đang rán đậu. Chốc chốc, bà đảo mắt xem con có bị lệch khỏi chiếu không.

"Rán lướt thôi ăn cho mềm mẹ ạ", Cừ oằn mình, cất giọng. "Vâng, tôi biết rồi", bà Sơn đáp vui. 

Từ khi sinh con, bà Sơn chưa một lần được đi du lịch cùng đồng nghiệp. Mọi sinh hoạt của con trai, đều một tay bà lo. Niềm vui của bà Sơn, là nhìn thấy nụ cười của con. Ảnh: Phạm Nga.

Từ khi sinh con, bà Sơn chưa một lần được đi du lịch cùng đồng nghiệp. Mọi sinh hoạt của con trai, đều một tay bà lo. Niềm vui của bà Sơn, là nhìn thấy nụ cười của con. Ảnh: Phạm Nga.

Bà Sơn kể, khi mới sinh Cừ bình thường như những đứa trẻ khác. Nhưng hơn 4 tháng tuổi, cậu con trai vẫn không thể nhấc đầu, chân tay yếu, bà dự cảm có điều không lành. Bà đóng một cái nôi gỗ cho Cừ nằm, đặt lên xe đạp, đi khắp các tỉnh Thái Bình, Hải Phòng, Hà Nội... chữa trị. "Những ngày điều trị ở bệnh viện Nhi Hà Nội, mỗi bữa, hai mẹ con chỉ có quả trứng luộc. Con ăn lòng đỏ, mẹ ăn lòng trắng", bà Sơn nhớ lại. 

Khoảng 5 tuổi, hy vọng chữa khỏi bệnh cho Cừ bị dập tắt. Anh được kết luận bị di chứng chất độc da cam từ bố. Cả cơ thể anh co quắp, chỉ duy nhất một ngón tay và trí não làm việc. "Đêm nào tôi cũng nằm ngắm con. Thấy nó trắng trẻo, bụ bẫm, lòng tôi càng thấy đau, thấy tiếc", bà Sơn kể. Xác định đau khổ vô ích, trong bóng đêm, bà tự nhắc mình phải chiến đấu cùng con.

Chồng sức khỏe yếu, lại phải chăm sóc con trai thứ hai, nên hầu như một mình bà lo cho Cừ. Mỗi sáng, trước khi đi làm, bà lo cơm nước, vệ sinh cho Cừ. Buổi trưa, bà đạp xe hơn 3km về nhà, rồi lại đi làm ca chiều.

Thương mẹ, Cừ đòi ăn bánh mì, ăn rau giảm cân, để bà không phải vất vả bế bồng. Thấy con gầy tọp đi, bà Sơn mắng "mày nhẹ đi, nhưng mẹ nặng lòng lắm". "Mẹ không quen nói những lời tình cảm. Bà hay quát, mắng khi tôi sai lầm. Mẹ chỉ quen thể hiện yêu thương bằng hành động", anh Cừ nói. 

Con không thể cầm bút, nhưng bà Sơn vẫn muốn Cừ biết chữ. Bà in bảng chữ cái thật to, dán ở chân ghế, đặt trước mặt Cừ, mỗi ngày dạy một chữ. Để luyện kỹ năng ngôn ngữ, bà cùng con đọc thuộc thơ Tố Hữu. "Nó tỷ phú thời gian, lại giỏi học lỏm nên cũng nhanh biết lắm", bà kể giọng hài hước.

Năm 15 tuổi, Cừ lên cơn co giật, bỏ ăn, "nhảy tanh tách" như tôm. Bà Sơn nghỉ làm không lương 7 tháng. Đêm đêm, bà thức trắng, gồng mình ôm chặt con, để kiềm cơn co giật. Con khỏe, bà lại cùng chồng làm việc gấp đôi, để bù đắp kinh tế gia đình suốt hơn nửa năm nghỉ việc.

"Mẹ ơi, con nằm nhà, nhìn các bạn đi học thấy buồn quá", có lần, Cừ ỉu xìu bảo mẹ. Từ đấy, ngày nghỉ, bà đặt con lên xe lăn, đẩy đi dạo. "Đây là bảo tàng. Đây là thư viện. Sân vận động tỉnh mình ở đây...", bà chỉ cho con thấy.

Thấy con thích xem bóng đá, bà Sơn từng hàng chục lần bắt xe khách, đưa Cừ đến các sân vận động Lạch Tray, sân Mỹ Đình, Hàng Đẫy... Mùa World Cup, con trai thức đến gần sáng xem, khi hết trận, quay lại, vẫn thấy mẹ đang nhìn mình. Cừ giật mình hỏi sao mẹ chưa ngủ, bà bảo: "Mẹ sợ mày đánh rơi điều khiển, không nhặt được".

Mọi chuyện buồn vui, Cừ đều chia sẻ cùng mẹ. Nó hay làm thơ tình, mấy bé tình nguyện viên của không gian đọc Hy vọng còn tưởng Cừ tỏ tình, sợ mất dép, có đến nữa đâu. Ngoài mẹ ra, chả có cô nào để ý đâu con ạ, bà Sơn đùa, làm Cừ cười thích thú. Ảnh: Phạm Nga.

Mọi chuyện buồn vui, Cừ đều chia sẻ cùng mẹ. "Nó hay làm thơ tình, mấy bé tình nguyện viên của không gian đọc Hy vọng còn tưởng Cừ tỏ tình, sợ 'mất dép', có đến nữa đâu. Ngoài mẹ ra, chả có cô nào để ý đâu con ạ", bà Sơn đùa, làm Cừ cười thích thú. Ảnh: Phạm Nga.

Được mẹ dạy chữ nên Cừ rất thích đọc sách. Đọc hết tủ sách của nhà, bà Sơn sang hàng xóm, đến thư viện tỉnh, mượn sách cho con. Hết sách mượn, không có tiền mua, hai mẹ con mày mò lên mạng xin, mượn sách của các nhà xuất bản.

Được một người quen qua mạng xã hội gợi ý mở thư viện miễn phí truyền cảm hứng đọc sách cho mọi người, sẽ được hỗ trợ nguồn sách, Cừ hào hứng. Anh bàn với mẹ và bà Sơn thức cả đêm lau mồ hôi cho con để Cừ lập kế hoạch xây dựng dự án thư viện tại nhà.

Anh kêu gọi được các nguồn tài trợ. Hàng chục thùng sách đưa về, một tay mẹ mang vác, sắp xếp. "Đã nuôi một thằng liệt, còn định phục vụ báo cô thiên hạ", "mở thư viện miễn phí cho rác nhà ra à" - nhiều hàng xóm nói trước mặt hai mẹ con. Thấy Cừ buồn, bà vỗ vai con "thì mẹ với mày phải cho họ thấy mình không vô dụng chứ".

Năm 2015, thư viện mở cửa với hơn 800 đầu sách và lần lượt đón những vị khách đầu tiên. Ngoài nhiệm vụ săn sóc con hàng ngày, bà Sơn kiêm chức thủ thư, giới thiệu sách hay cho các cháu học sinh và cùng con kêu gọi các nhà tài trợ. Đến nay, thư viện của Đỗ Hà Cừ đã có hơn 4.000 đầu sách, với đủ các thể loại.

Đỗ Hà Cừ và mẹ, chụp ảnh cùng những người bạn trong chuyến tham dự giải thưởng tình nguyện quốc gia tại Bảo Lạc, Cao Bằng năm 2019. Ảnh: Nhân vật cung cấp.

Đỗ Hà Cừ và mẹ, chụp ảnh cùng những người bạn trong chuyến tham dự giải thưởng tình nguyện quốc gia tại Bảo Lạc, Cao Bằng năm 2019. Phía sau chiếc xe lăn của Cừ, luôn có mẹ. Ảnh: Nhân vật cung cấp.

Năm năm qua, thư viện Đỗ Hà Cừ đã truyền cảm hứng cho những người bạn khác mở 15 thư viện miễn phí ở Thái Bình, Hải Dương, Hà Tĩnh, Ninh Bình, Đắc Nông.

Chị Vũ Hương, ở Cẩm Giàng, Hải Dương, có con trai khuyết tật bẩm sinh, biết nghị lực của Đỗ Hà Cừ nên đã kết nối với anh. Đầu năm 2020, một thư viện nhỏ mang tên con trai chị đã đi vào hoạt động, nhờ sự giúp đỡ của Cừ. Đứa trẻ vui vẻ, hoạt bát hơn khi có nhiều bạn bè đến thăm.

"Con trai tôi được truyền động lực từ câu chuyện của anh, còn tôi học được nghị lực phi thường của mẹ Cừ. Con tôi chỉ khuyết tật đôi chân, còn anh Cừ thì co quắp, chăm sóc rất vất vả. Bác Sơn có tuổi rồi, nhưng tình yêu của người mẹ dành cho con trong bác luôn đầy ắp", chị Hương nói. 

Ngoài mở thư viện, Cừ cũng kết nối với các nhà xuất bản, mở hội nghị, tặng sách cho hơn 20 trường học ở Thái Bình. Mọi khâu sắp xếp, tổ chức, đều do anh lên ý tưởng và mẹ, cùng các tình nguyện viên triển khai. "Mọi dấu ấn trong cuộc đời tôi, đều có mồ hôi của mẹ", anh nói.

Năm 2018, Đỗ Hà Cừ là một trong 20 thủ lĩnh có thành tích xuất sắc trong hoạt động tình nguyện được nhận bằng khen của Trung ương Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam.

Đầu tháng 1 vừa qua, bà Sơn đưa con từ Thái Bình về Hà Nội, rồi ngược 300km lên Bảo Lạc, Cao Bằng nhận giải thưởng tình nguyện quốc gia. Cùng con và 9 người khác đứng trên bục nhận giải thưởng, khi được hỏi: "Kỷ niệm nào là khó quên nhất của hai mẹ con?", bà đáp "Đây là chuyến đi khó quên nhất của mẹ con tôi, vì quá vất vả. Nhưng để con vui, chuyến đi nào, tôi cũng sẵn sàng lên đường".

Câu trả lời của bà Sơn khiến con trai và những người phía dưới rơi nước mắt.

Phạm Nga

Link nguồn: https://vnexpress.net/doi-song/nguoi-me-36-nam-nuoi-con-thanh-thu-linh-4052900.html

Tiп ɱới пɦấł ʋụ 18 łɾẻ 2 – 6 łɦáпɢ łᴜổi ɓị łiêɱ пɦầɱ ʋắc xiп ρɦòпɢ Coʋiɗ-19

Tiп ɱới пɦấł ʋụ 18 łɾẻ 2 – 6 łɦáпɢ łᴜổi ɓị łiêɱ пɦầɱ ʋắc xiп ρɦòпɢ Coʋiɗ-19

Tɦôпɢ łiп łừ Sở Y łế Hà Nội ᵭêɱ 4/11 cɦo ɓiếł 18 łɾẻ ᵭộ łᴜổi łừ 2 – 6 łɦáпɢ ở ɦᴜyệп Qᴜốc Oɑi ᵭếп łɾạɱ y łế xã łiêɱ ʋắc xiп пɦưпɢ ɓị łiêɱ пɦầɱ ʋắc xiп ρɦòпɢ Coʋiɗ-19 Pfizeɾ.