Úc: Người mua hàng chọn cà rốt để thanh toán cho các món hàng đắt tiền
Một cuộc khảo sát của công ty nghiên cứu Canstar Blue với 2200 người mua hàng đã tiết lộ rằng 7% người thừa nhận từng ăn cắp một mặt hàng (mua mà không quét mã vạch để tính tiền), trong khi 9% thừa nhận không trả giá món hàng đầy đủ bằng cách quét một mặt hàng khác rẻ tiền hơn, khi mua sắm tại siêu thị.
Các nhân viên chống trộm mặc thường phục tại Coles bắt quả tang hàng trăm kẻ trộm tại quầy tự thanh toán mỗi tuần, thế nhưng số lượng người Úc ăn cắp mà không bị phát hiện tại các cửa hàng tạp hóa và siêu thị nhiều hơn con số này rất nhiều.
Một cuộc khảo sát của công ty nghiên cứu Canstar Blue với 2200 người mua hàng đã tiết lộ rằng 7% người thừa nhận từng ăn cắp một mặt hàng (mua mà không quét món hàng để tính tiền), trong khi 9% thừa nhận không trả giá món haàng đầy đủ bằng cách scan một mặt hàng khác rẻ tiền hơn.
Các con số hầu như không thay đổi so với nghiên cứu hai năm trước, cho thấy những nỗ lực lớn của Coles và Woolworths đã thất bại trong việc phát hiện những kẻ cắp “chuyên quét mọi mặt hàng là cà rốt”.
Ông Simon Downes, nhà nghiên cứu thuộc tổ chức Canstar Blue cho biết điều khiến ông hoàn toàn choáng váng là số người đánh cắp mà không bị phát hiện.
Các mặt hàng dễ bị đánh cắp nhất là trái cây và rau quả (24%), tiếp theo là thực phẩm đóng gói (16%), đồ ăn nhẹ và đồ uống (12%), sản phẩm trẻ em (12%) và thịt tươi đóng gói (10%).
Trong số những người tham gia khảo sát thừa nhận đã cố tình ăn cắp một món đồ, chỉ 5% cho biết họ đã bị bắt. Trong số những người cố gắng giảm số tiền phải trả bằng cách quét không chính xác mặt hàng, chỉ 10% cho biết họ đã bị bắt.
Những người mua sắm ở độ tuổi 18-29 là những người thường xuyên ăn cắp nhất, trong đó 12% thừa nhận đã cố tình ăn cắp và 14% người quét một mặt hàng rẻ hơn. Nhìn chung, theo nghiên cứu này những người càng lớn tuổi, càng ít ăn cắp.
Ông Downes cho biết việc những quầy tự thanh toán, tự phục vụ (self checkout) tại các siêu thị, cửa hàng đã đánh vào lòng tham của nhiều người Úc, thậm chí với những người trước đây thậm chí chưa bao giờ nghĩ đến chuyện này. Thế nhưng sau đó họ đã ăn cắp chỉ vì việc này quá sức dễ dàng và khó bị bắt quả tang.
Ông Simon Downes, nhà nghiên cứu thuộc tổ chức Canstar Blue cho biết con số thật có thể cao hơn rất nhiều: “Cần ghi nhớ rằng cuộc khảo sát này chỉ cho thấy số người thừa nhận ăn cắp, con số thật có thể cao hơn”.
Ông Downes cho biết việc những quầy tự thanh toán, tự phục vụ (self checkout) tại các siêu thị, cửa hàng đã đánh vào lòng tham của nhiều người Úc, thậm chí với những người trước đây thậm chí chưa bao giờ nghĩ đến chuyện này. Thế nhưng sau đó họ đã ăn cắp chỉ vì việc này quá sức dễ dàng và khó bị bắt quả tang.
Ông cho biết một trong những vấn đề nan giải lớn đối với các siêu thị là làm thế nào để có thể giải quyết vấn đề hết sức nhạy cảm này khi khách hàng nói rằng họ vô tình “quên tính tiền, máy móc bị hư hoặc họ nhấn nhầm sản phẩm muốn mua” khi bị bắt quả tang. Rất khó để kết tội một kẻ cắp và một người thiếu hiểu biết trong trường hợp này.
Ông Downes nói rằng các siêu thị đã áp dụng của công nghệ camera theo dõi và nhiều chiến thuật khác để bắt quả tang những kẻ phạm tội.
Khi được hỏi về sở thích của những người mua sắm khi sử dụng dịch vụ thanh toán tự động, 50% cho biết thích sử dụng và 50% ủng hộ việc để nhân viên tính tiền theo cách truyền thống.
Lý do các quầy tự tính tiền được ưa chuộng là tốc độ và sự tiện lợi. Một số người chỉ đơn giản là không muốn phải trò chuyện với bất cứ ai và chỉ cần trả tiền cho các mặt hàng của họ một cách nhanh chóng rồi mang đi.
Coles và Woolworth cho biết họ không muốn kiểm tra túi mua hàng của khách một cách quá gắt gao, bởi vì việc này có thể không công bằng với những khách hàng trung thực. Ngoài ra, có thể khiến khách hàng cảm thấy bất tiện và quay về với hình thức tính tiền truyền thống tại quầy thanh toán có nhân viên.
Assistant at Coles self checkout
“Khi khách hàng chỉ mua một vài mặt hàng, chúng tôi phát hiện ra việc tự thanh toán thực sự nhanh gấp đôi so với thanh toán truyền thống. Chúng tôi thấy có hơn năm triệu giao dịch tự thanh toán mỗi tuần, điều này cho thấy khách hàng của chúng tôi rõ ràng đang tận hưởng sự tiện lợi, phát ngôn nhân của hệ thống siêu thị Coles cho biết.
Một phát ngôn nhân của Woolworths cho biết, hình thức tự phục vụ là một lựa chọn cực kỳ phổ biến mang lại tiện lợi cho khách hàng trong thời gian ngắn và đại đa số người mua hàng đều làm đúng khi sử dụng chúng.
Cả Coles và Woolworths đều không cung cấp số liệu cho hành vi trộm cắp bằng cách sử dụng hệ thống tự phục vụ, nhưng quy tắc của ngành bán lẻ là tổn thất của hành vi trộm cắp thường chiếm khoảng 3% doanh thu.
Ông Downes cho biết một trong những vấn đề nan giải lớn đối với các siêu thị là làm thế nào để có thể giải quyết vấn đề hết sức nhạy cảm này khi khách hàng nói rằng họ vô tình “quên tính tiền, máy móc bị hư hoặc họ nhấn nhầm sản phẩm muốn mua” khi bị bắt quả tang.
Đầu năm nay, một người đàn ông Đức đã bị phạt 100 đô la sau khi nhận tội tại Tòa án sơ thẩm Bundaberg với tội danh ăn cắp thịt xông khói, thịt băm và phô mai từ Woolworths cho một người bạn làm BBQ. Người đàn ông viện lý do anh ta không thể mua được thức ăn từ các cửa hàng tạp hóa vì ông chỉ là một khách du lịch nghèo, kiếm được 50 đô la một ngày.
Năm ngoái, một bà mẹ ở Queensland đã nhận án tù treo 9 tháng vì đã cố ý ăn cắp trong khi mua sắm tại các cửa hàng tạp hóa đơn trị giá 4500 đô la từ Coles và Woolworths. Người phụ nữ này đã lợi dụng hệ thống tự tính tiền, sao chép mã vạch từ các gói mì rồi dán chúng vào các vật phẩm trong cửa hàng mà bà muốn mua.
Hình phạt này là quá nhẹ nhàng so với khoản tiền phạt $326,000 mà một doanh nhân người Đức bị kết án trộm cắp tại tòa án Munich sau khi cố tình đổi món hàng gan bê trị giá $73,50 với một loại trái cây rẻ tiền hơn. Hình phạt là quá cao dựa trên thu nhập hàng tháng của người đàn ông là $37,500.
Công ty Tiliter Technology của Úc đang thử nghiệm một loạt hệ thống camera sử dụng trí tuệ nhân tạo cho phép hệ thống máy tính tự động nhận dạng các sản phẩm, khiến việc đánh cắp không thể thực hiện được nữa và loại bỏ dần mã vạch sản phẩm.
Tɦᴜốc ɓổ ƙɦôпɢ ɓằпɢ łɦực ρɦẩɱ ɓổ: Cácɦ cɦăɱ sóc пɢũ łạпɢ łốł пɦấł ɢiúρ ɓạп sốпɢ łɦọ ɦơп
Tɦeo các ɓác sĩ, sức ƙɦỏe củɑ пɢũ łạпɢ qᴜyếł ᵭịпɦ łᴜổi łɦọ củɑ ɓạп. Đây ℓà ɓí qᴜyếł ℓựɑ cɦọп łɦực ρɦẩɱ cɦăɱ sóc cơ łɦể łốł пɦấł ɓạп пêп łɦɑɱ ƙɦảo ᵭể ℓᴜôп ƙɦỏe ɱạпɦ ʋà łɾườпɢ łɦọ.